Tình hình dịch cúm gia cầm

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 trên đàn vịt tại huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 32)

2.3.1. Trên thế giới

Peroncito đã mô tả dịch cúm gà (Avian influenza) lần đầu tiên ở Italy năm 1878, đến năm 1955 Achafer đã xác định đƣợc virus gây bệnh thuộc nhóm virus cúm type A với kháng nguyên bề mặt là H và N.

Vào năm 1914-1918, Tây Ban Nha xảy ra dịch cúm (Spunish Flu) ở ngƣời, đã lây ra nhiều nƣớc trên thế giới làm chết khoảng 40-50 triệu ngƣời.

Sau đó các trận đại dịch liên tiếp xảy ra

Năm 1957-1958: dịch cúm ở Châu Á do chủng H2N2 làm cho 1 triệu ngƣời bị chết.

Năm 1968: dịch cúm xảy ra ở Hong Kong do type A, H3N2 gây ra. Năm 1977: dịch cúm xảy ra ở Nga do chủng H1N1 gây ra.

20

Bảng 2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới (Tô Long Thành, 2004).

Năm xảy ra dịch Nƣớc Subtype gây bệnh

1985 1995 1995 1997 1997 1999 2001 2002 2003 Australia Mexico Pakistan Hong Kong Italia Italia Hong Kong Hong Kong Netherland H7N7 H5N2 H7N3 H5N1 H5N2 H7N1 H5N1 H5N1 H7N7

Năm 2007, nhiều quốc gia đã ghi nhận có các ổ dịch cúm gia cầm trên ngƣời và gia cầm nhƣ: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Nga, Ai Cập,...

Đến năm 2008 dịch cúm gia cầm đã lan tràn khắp 22 quốc gia Châu Á và cho đến nay vẫn xảy ra các đợt dịch cúm khắp các khu vực khắp các Châu lục với mức độ ngày càng nguy hiểm hơn đối với các loài gia cầm và sức khỏe của cộng đồng.

Năm 2009: dịch cúm gia cầm xảy ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đức, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo, Việt Nam.

Năm 2010: dịch cúm gia cầm xảy ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Hungari, Campuchia, Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Israel, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Rumani, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam.

21

Năm 2011: dịch cúm gia cầm xảy ra tại 14 quốc gia và vùng lahx thổ bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Israel, Nhật Bản, Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc, Hy Lạp, Đặc khu hành chính Hồng Kong (Trung Quốc) và Việt Nam.

Năm 2012: dịch cúm gia cầm xảy ra tại: Ai Cập, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Đặc khu hành chính Hồng Kong (Trung Quốc) và Việt Nam.

Năm 2013, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đã xảy ra tại các nƣớc: Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Căm-pu-chia, Triều Tiên, Việt Nam. Ngoài ra, dịch cúm tại các nƣớc khác nhƣ: Úc có cúm H7N7 và H7N2, Ý có H7N7, Mexico có H7N3 và Nam Phi có H5N2, Trung Quốc có H5N1 và H5N2. Đặc biệt virus cúm A/H5N2 chủng độc lực cao đã lây nhiễm cho đàn gia cầm tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Đây là trƣờng hợp đầu tiên trên thế giới phát hiện virus cúm H5N2 độc lực cao và chƣa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu cho gia cầm.

Từ đầu năm 2014 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số nƣớc trong khu vực nhƣ: Căm-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc,...

Tại Căm-pu-chia: Ổ dịch cúm A/H5N1 tại tỉnh Kongpong Cham phát sinh ngày 14/02/2014. Số gia cầm mắc bệnh, chết là 5.250 con. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2013 tại Căm-pu-chia đã có 26 ngƣời mắc bệnh trong đó có 14 ngƣời tử vong do cúm H5N1.

Tại Trung Quốc:

Ổ dịch cúm A/H5N1 tại tỉnh Qúy Châu ngày 02/01/2014 với số gia cầm mắc bệnh, chết là 31.564 con; ổ dịch ở tỉnh Hà Bắc ngày 07/01/2014 với số gia cầm mắc bệnh, chết là 50.000 con,...

Ổ dịch cúm A/H5N2 độc lực cao phát sinh ngày 20/01/2014 tại tỉnh Sơn Đông với số gia cầm mắc bệnh, chết là 18.857 con (đây là tỉnh thứ hai sau Hồ Bắc phát hiện ổ dịch cúm A/H5N2 vào ngày 21/12/2013 với 129.700 con mắc bệnh chết).

Ngoài ra từ cuối năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 03 trƣờng hợp mắc cúm A(H10N8) tại tỉnh Giang Tây và đã có 02 ca tử vong, cả hai ca đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.

Tại Hàn Quốc: Phát hiện 05 ổ dịch cúm A/H5N8 trong tháng 01/2014 tại tỉnh Jeollabuk Do và tỉnh Jeollanam Do với 60.580 con gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy.

22

2.3.2. Tại Việt Nam

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nƣớc chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay dịch cúm gia cầm đã liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn nhƣ sau:

- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 và 30/03/2004, dịch cúm xảy ra ở các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng đã xuất hiện ở 57/64 thành trong cả nƣớc. Tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh, chết và thiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17% tổng đàn gia cầm. Trong đó, gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút và các loại khác bị chết hoặc thiêu huỷ. Đặc biệt, có 3 ngƣời đƣợc xác định nhiễm virus cúm A/H5N1 và cả 3 đã tử vong trong đợt dịch này.

- Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy đƣợc thống kê trong vụ dịch này là 84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt; và 19.950 con chim cút. Và đã có tới 27 ngƣời mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong.

- Đợt 3 từ tháng 12/2004 cho đến tháng 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36 tỉnh thành trong cả nƣớc. Số gia cầm bị tiêu hủy đƣợc Cục Thú y thống kê là 1,846 triệu con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm và 551.000 chim cút). Vào những tháng cuối năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan nhanh trong gần 40 tỉnh thành và giảm dần trong tháng 12/2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau một năm (2006), do áp dụng chƣơng trình tiêm chủng rộng rãi cho các đàn gia cầm trong cả nƣớc, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, dịch cúm A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến 06/12/2006 dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan sang các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.

23

- Trong năm 2007, dịch bệnh tái phát tại Hải Dƣơng vào ngày 17/02/2007 và đƣợc khống chế sau 1 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 01/05/2007 dịch bệnh tiếp tục tái phát tại Nghệ An, sau đó lan sang nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Theo Báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hƣng Yên, Thái Bình và Phú Thọ), và chỉ đƣợc khống chế hoàn toàn vào 8/2007.

-Năm 2008: dịch cúm xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 quận, huyện, thị xã của 37 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106,528 con (gồm 40,525 gà, 61,072 vịt và 4,506 ngan). Dịch cúm gia cầm chỉ xuất hiện ở các đàn có qui mô từ 100 đến 2,000 con, không đƣợc tiêm phòng vaccine (44,59%), hoặc đàn thủy cầm mới chỉ đƣợc tiêm phòng một mũi (16,21%), các ổ dịch xảy ra trên thủy cầm chiếm 52,70%. Các ổ dịch xuất hiện thƣờng đƣợc các địa phƣơng bao vây, xử lí ngay nên hầu nhƣ không có hiện tƣợng lây lan (Cục Thú Y, 2009).

-Năm 2009: dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 31 xã thuộc 16 huyện của 9 tỉnh: Thanh Hóa, Cà Mau, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Nghệ An, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh long và Quảng Ninh. Tổng số gia cầm bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy là 32.815 con (Cục Thú Y, 2009).

-Năm 2010: dịch cúm gia cầm xảy ra ở 68 xã phƣờng thuộc 31 quận huyện của 23 tỉnh, thành phố: Bắc Cạn, Bến Tre, Cà Mau, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Sóc Trăng,...Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 87.590 con.

- Năm 2011: dịch cúm gia cầm xảy ra ở 82 xã, phƣờng của 43 huyện, quận thuộc 22 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 151.356 con.

- Năm 2012: dịch cúm gia cầm xảy ra ở 36 xã, phƣờng của 29 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố là: Hải Phòng, Hải Dƣơng, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tỉnh và Quảng Nam. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 51.983 con, trong đó gà là 5.058 con (chiếm 9.7%), vịt là 46.399 con (chiếm 89.3%), ngan là 526 con (chiếm 1%).

- Năm 2013, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra tại 50 xã, phƣờng của 23 huyện, quận thuộc 7 tỉnh gồm Điện Biên, Hòa Bình, Kiêng Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh (gà chiếm 16,25%, vịt là 83,43%, ngan 0,32%); tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là 79.522 con (trong đó gà chiếm 18,12%, vịt 81,64%, ngan là 0,26%).

24

Ngoài ra, một số địa phƣơng khác có xuất hiện điểm dịch trên đàn gia cầm dƣới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhƣng đã đƣợc chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn tổ chức tiêu hủy ngay và xử lý kịp thời không để dịch lây lan. Đặc biệt, năm 2013 cũng đã phát hiện dịch cúm gia cầm xảy ra trên đàn chim Trĩ và chim Cút (Tiền Giang) và một ổ dịch trên chim Yến (Ninh Thuận).

Trong những tháng đầu năm 2014 đã có 24 ổ dịch tại 11 tỉnh: Nam Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Long An, Tây Ninh, Đăk Lăk, Cà Mau, Khánh Hòa, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 23.819 con ( bình quân mỗi tỉnh có hơn 2.000 con mắc bệnh), nhƣ vậy tỉ lệ gia cầm mắc rất nhỏ so với tổng đàn gia cầm cả nƣớc ( khoảng 330 triệu con), cụ thể có 70 con mắc bệnh/ 1 triệu con gia cầm, số gia cầm tiêu hủy là 30.777 con ( gà chiếm 25%, vịt chiếm 75%).

Trong số 11 tỉnh có dịch cúm gia cầm, có 5/11 tỉnh công bố dịch (trong đó có một số tỉnh có 1 - 2 hộ chăn nuôi, với vài trăm con gia cầm mắc bệnh); theo quy định tại điều 17 của Pháp lệnh Thú y về điều kiện công bố dịch bệnh động vật, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch phải có đủ ba điều kiện sau đây: (1) Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra trong tỉnh có khả năng lây lan rộng; (2) Có báo cáo bằng văn bảng của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh; (3) Có kết luận chuẩn đoán xác định là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của đọng vật thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch và có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y cấp tỉnh.

Ngoài ra, một số địa phƣơng khác có xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dƣới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhƣng đã đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan.

Tính đến ngày 23/06/2014 cả nƣớc không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm chƣa qua 21 ngày.

2.4. Tình hình nghiên cứu công tác giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm ở Việt Nam phòng vaccine cúm gia cầm ở Việt Nam

Kết quả giám sát sau tiêm phòng năm 2007 tại tỉnh An Giang của Nguyễn Khắc Trung Thẩm (2008) cho thấy rằng trên gà và vịt đều đáp ứng tốt với vaccine H5N1 và H5N2, tỉ lệ bảo hộ đạt đƣợc ở gà là 78,53 % và ở vịt là 94,83%.

Và theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đăng và Tô Long Thành (2008) trên đàn gia cầm tỉnh Bắc Giang sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm

25

cho tỉ lệ không đáp ứng miễn dịch trên vịt là 14,8% và ở gà là 16.1%. Kết quả tiêm phòng vaccin năm 2008 tại tỉnh Bắc Giang cho thấy có sự cải thiện rõ rệt vaccine cúm gia cầm tạo đƣợc miễn dịch chống lại virus cúm gia cầm khi sử dụng đại tra.

Theo Tiền Ngọc Tiên (2009) nghiên cứu giám sát huyết thanh học trên đàn gia cầm sau tiêm phòng thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau cho thấy rằng. Tại Cần Thơ tỉ lệ bảo hộ trên gà và vịt lần lƣợc là 59,25% và 69,69%. Còn mẫu huyết thanh gà và vịt tại tỉnh Cà Mau đều cho tỉ lệ bảo hộ là 50%.

Qua kết quả phân tích tỉ lệ nhiễm virus ở các mô hình chăn nuôi khác nhau của Nguyễn Tiến Dũng và ctv (2004) cho thấy các hộ chăn nuôi vịt và vịt lẫn gà có nguy cơ nhiễm virus (69,5%) cao hơn gấp 8 lần so với các hộ chỉ nuôi gà (8,4%).

Theo Tiền Ngọc Tiên (2009) thì nguyên nhân dẫn đến mức độ đáp ứng miễn dịch thấp hơn trên gà so với vịt là do:

Do gặp khó khăn trong công tác tiêm phòng, gà chăn nuôi nhỏ lẻ nên ở gà tỉ lệ tiêm phòng không cao, do vậy khi lấy mẫu huyết thanh ngẫu nhiên giám sát sau tiêm phòng thì tỉ lệ bảo hộ trên đàn thấp.

Vịt nuôi chạy đồng thƣờng với quy mô vừa và lớn, dễ bắt giữ phục vụ cho công tác tiêm phòng vì vậy tỉ lệ vịt đƣợc tiêm phòng rất cao và do vậy việc giám sát sau tiêm phòng cho tỉ lệ khá cao.

Theo kết quả nghiên cứu đánh giá vaccine H5N1 của Cục Thú Y (2008) cho thấy khi tiêm phòng vaccine cho gia cầm đầy đủ số mũi đúng liều lƣợng và thời gian theo quy định thì khả năng bảo hộ đƣợc cho đàn gia cầm trƣớc sự tấn công của virus cúm H5N1 là 100%.

26

CHƢƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm từ năm 2011 đến năm 2013 trên địa bàn huyện Châu Phú, An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Điều tra công tác tiêm phòng, đánh giá hiệu giá kháng thể với vaccine cúm gia cầm H5N1 trên vịt tại địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang từ năm 2011 đến năm 2013.

3.2. Phƣơng tiện nghiên cứu

- Nguồn số liệu báo cáo tình hình chăn nuôi, tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1, tỉ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1. Số liệu này đƣợc cung cấp từ trạm Thú y huyện Châu Phú và Chi Cục Thú Y tỉnh An Giang và Cơ quan Thú Y vùng VII.

3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu

- Thời gian: đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 05/08/2014 đến 11/2014

- Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

- Đối tƣợng nghiên cứu: Gia cầm đã đƣợc tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 trong địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu này tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra hồi cứu, thống kê về tổng đàn gia cầm, số lƣợng tiêm phòng, đáp ứng miễn dịch trên đàn vịt đƣợc tiêm phòng.

Sử dụng số liệu của trạm thú y huyện Châu Phú. Tôi tiến hành thu thập và tổng hợp tổng đàn, tỉ lệ tiêm phòng, đánh giá hiệu quả tiêm phòng.

3.2.3. Xử lý số liệu

Số liệu thô đƣợc thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.

27

Số vịt đƣợc tiêm phòng

Tỉ lệ vịt đƣợc tiêm phòng (%) = --- x 100 Tổng số vịt của huyện

Số mẫu hiệu giá kháng thể ≥ 4log2

Tỉ lệ bảo hộ (%) = --- x 100

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 trên đàn vịt tại huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 32)