Phòng bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 trên đàn vịt tại huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 29)

Theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT đối với vùng chƣa có dịch Về chăn nuôi:

Nên tự túc con giống trong từng gia đình, trong thôn xã. Nếu khi cần phải mua con giống từ nơi khác, phải có xác nhận của cơ quan Thú y bảo đảm rằng gia cầm này xuất phát từ cơ sở hoặc vùng an toàn với dịch cúm gia cầm.

17

Nuôi thủy cầm nhƣ vịt, vịt xiêm nên nuôi nhốt trong hồ, ao, đầm, tránh thả tự do ngoài cánh đồng, sông rạch và tìm mọi cánh xua đuổi chim hoang dã không cho chúng tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi.

Nên tự túc thức ăn cho gà, vịt. Nếu phải mua thức ăn công nghịêp, phải chắc chắn là thức ăn này không xuất phát từ vùng có dịch cúm gia cầm.

Cho gia cầm ăn uống đầy đủ, nuôi hợp vệ sinh, sạch sẽ thoáng mát tránh gió lùa hoặc quá nóng, quá lạnh, quá ẩm.

Không đến vùng có dịch cúm gia cầm. Nếu bắt buộc phải đến, cần rửa sạch tay chân, giầy dép, tắm xà phòng sạch sẽ và thay quần áo trƣớc khi trở về nhà. Không mua gia cầm hoặc tiêu thụ sản phẩm gia cầm (thịt, trứng) không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch Thú y.

Về thú y:

Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm nhằm bảo vệ đàn gia cầm không bị xâm nhập của mầm bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác. Thực tế chứng minh rằng những cơ sở chăn nuôi gia cầm đã áp dụng chặt chẽ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi thì dịch cúm gia cầm ít xảy ra và bảo vệ an toàn.

Phòng bằng vaccine:

- Một số loại vaccine đã đƣợc sử dụng tại Việt Nam sau khi xảy ra dịch cúm - Việt Nam sản xuất:

Vccine Cúm Gia Cầm Navet - Vifluvac do Navetco sản xuất. - Trung Quốc sản xuất:

Reassortant Avian Influenza (Subtype H5N1) Vaccine, Inactivated (Re-1). Reassortant Avian Influenza (Subtype H5N1) Vaccine, Inactivated (Re-5). Reassortant Avian Influenza (Subtype H5N1) Vaccine, Inactivated (Re-6).

Quy trình tiêm phòng vaccine phòng cúm gia cầm ở Việt Nam:

Trên vịt: sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N1 do Trung Quốc sản xuất tiêm phòng lần thứ nhất lúc 14 ngày tuổi và tiêm phòng nhắc lại mũi thứ hai 28 ngày sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất.

Trên gà: sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N1 do Trung Quốc sản xuất tiêm phòng một lần lúc 14 ngày tuổi. Nếu sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N2 do Trung Quốc sản xuất thì tiêm phòng lần thứ nhất lúc 14 ngày tuổi và tiêm phòng nhắc lại mũi thứ hai 28 ngày sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất.

18

Tiến hành tái chủng sau 4 tháng đối với vịt, chim, ngan và 6 tháng đối với gà.

Công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 tại huyện Châu Phú, An Giang:

- Mục đích: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho gia cầm.

Gây đƣợc miễn dịch cho đàn gia cầm, thủy cầm và duy trì mức kháng thể bảo hộ thƣờng xuyên trong quần thể gia cầm, thủy cầm để phòng bệnh cúm gia cầm.

Hạn chế sự lây nhiễm virus cúm H5N1 cho ngƣời và các loài khác, đảm bảo an toàn cho ngƣời tham gia tiêm phòng.

- Đối tƣợng tiêm phòng

Đối với gà: gà đẻ trứng giống và trứng thƣơng phẩm. Đàn gà thịt nuôi thả rong trong phạm vi khu dân cƣ, gà thịt nuôi nhốt.

Đối với thủy cầm: vịt các loại bao gồm: vịt đẻ trứng giống trứng thƣơng phẩm và nuôi thịt, ngan các loại.

-Loại vaccine sử dụng

Reassortant Avian Influenza (Subtype H5N1) Vaccine, Inactivated (Re-6): Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cúm gia cầm H5N1chủng Re-6. Sau khi tiêm 14 ngày, gia cầm đạt tỷ lệ bảo hộ cao. Thời gian bảo hộ đối với gà là 6 tháng; đối với ngan, vịt và chim cút là 4 tháng

19

Hình 2.8 Vaccine tái tổ hợp phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 (Nguồn: http://www.vinavetco.com/vac-xin-tai-to-hop-phong-benh-

cum-gia-cam-h5n1/)

-Cách dùng và liều lƣợng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêm cơ ức hoặc dƣới da cổ với lƣợng: +Gà: 2 - 5 tuần tuổi: 0,3ml/con.

+ Gà trên 5 tuần tuổi: 0,5ml/con.

+ Ngan và vịt 2 - 5 tuần tuổi: 0,5ml/con. + Vịt trên 5 tuần tuổi: 1ml/con.

+ Ngan trên 5 tuần tuổi: 1,5ml/con. + Chim cút: 0,2ml/con tùy trọng lƣợng.

Đối với ngan, vịt và chim cút nên tiêm nhắc lại 3 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên.

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 trên đàn vịt tại huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 29)