HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ THEO GIAI ĐOẠN TRƯỞNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân đạm lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt sừng vàng (Trang 38)

42.

3.5HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ THEO GIAI ĐOẠN TRƯỞNG

THÀNH CỦA TRÁI

Ớt theo giai đoạn sinh trưởng của trái có 3 cấp độ màu sắc như sau: màu xanh, màu cam và màu đỏ (hình 3.5).

Hình 3.5: Cấp độ màu sắc của ớt Sừng Vàng

Bảng 3.5: Hàm lượng đường tổng số theo giai đoạn phát triển của trái.

Nghiệm thức

Nồng độ đường (mg/g trọng lượng khô)

Độ lệch chuẩn Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Trung bình Màu đỏ Màu xanh Màu cam 4,03 4,85 2,89 5,09 6,27 3,04 5,50 4,79 4,58 5,80 4,35 5,00 7,40 6,22 5,34 5,49 5,30 4,17 ±1,09 ±0,89 ±1,13 F CV(%) ns 20,9

Ghi chú: ns không khác biệt ở mức ý nghĩa thông kê 5%.

Hàm lượng đường trung bình ở giai đoạn của ớt được thể hiện ở bảng 3.5. Hàm lượng đường trung bình của ớt ở giai đoạn màu đỏ là 5,49±1,09 mg/g trọng lượng khô, ở giai đoạn ớt có màu xanh là 5,30±0,89 mg/g và ở ớt có màu cam là 4,17±1,13 mg/g tuy nhiên hàm lượng đường tổng số ở ba cấp độ màu sắc không có khác biệt thống kê. Như vậy sự tích lũy đường trong trái ở các giai đoạn có giá trị như nhau.

27

3.6 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN HÀM LƯỢNG CAPSAICIN TRONG ỚT LƯỢNG CAPSAICIN TRONG ỚT

Dựa vào hình 3.6 thì dung dịch ớt ở 3 chế độ phân theo khuyến cáo, gấp đôi lượng đạm và gấp đôi lượng hữu cơ có màu đậm hơn so với ớt dung dịch ớt ở hai nghiệm thức 0N và 0HC. Giả thuyết ban đầu cho thấy nghiệm thức ĐC, 2N và 2HC sẽ có độ cay cao hơn các nghiệm thức còn lại. Trong cùng một nghiệm thức thì màu của dung dịch nhìn chung không có sự khác biệt, màu sắc tương đối giống nhau.

Hình 3.6: Dịch chiết của ớt Sừng Vàng với acetone.

Hình 3.7: Cuvette đo độ hấp thu capsaicin trong ớt.

Dung dịch ớt khi phân tích capsaicin cho phức màu xanh lơ (hình 3.7). Khi đo độ hấp thu ở bước sóng 650 nm sẽ tính ra được nồng độ của capsaicin trong ớt. Cường độ màu sắc tỷ lệ thuận với nồng độ capsaicin.

Một nghiên cứu của nước Nigeria về ớt năm 2010 được mang tên: “Determination of Capsaicin Content and Pungency Level of Five Different Peppers Grown in Nigeria”, ở nghiên cứu này đã đưa ra được nồng độ cao nhất của capsaicin là 9,18±0,27mg/g và nồng độ thấp nhất là 1,19±0,07 mg/g. Trừ giá trị capsaicin của nghiệm thức 2HC thì giá trị capsaicin của tất cả nghiệm thức còn lại đều nằm trong khoảng 1,19-9,18 mg/g qua đó cho thấy số liệu thực nghiệm có độ tin cậy cao.

28 Hình 3.8: Ảnh hưởng của các công thức phân khác nhau lên hàm capsaicin trong trái của ớt Sừng Vàng (mg/g trọng lượng khô) .

Hàm lượng capsaicin trong ớt cao nhất ở nghiệm thức 2HC, có sự khác biệt có ý nghĩa qua phép thử Duncan, hàm lượng capsaicin lên đến 9,87mg/g trọng lượng khô trong khi đối chứng chỉ có 8,14 mg/g. Với liều lượng gấp đôi lượng đạm thì hàm lượng capsaicin trong thịt quả giảm xuống còn 6.11 mg/g trọng lượng khô, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và 2HC. Hàm lượng capsaicin thấp nhất thuộc về 2 nghiệm thức 0N (3,61 mg/g) và 0HC (4,42 mg/g). Như vậy kết quả đúng theo quan niệm truyền tai của nông dân, khi bón nhiều phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng capsaicin lên mức đáng kể. Với kết quả ở hình 3.8 có thể với điều kiện bất lợi sự tích lũy hàm lượng capsaicin sẽ giảm đáng kể, phù hợp với nhận định của Zewide and Bosland (2000). Điều kiện môi trường và thời tiết trong thời gian đậu quả cũng như chế độ phân bón cũng có tác động đáng kể đến sự tổng hợp capsaicinoids trong ớt.

29

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân đạm lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt sừng vàng (Trang 38)