42.
3.2.1 Chiều cao cây
Kết quả bảng 3.1 cho thấy chiều cao ở giai đoạn 30, 50 và 70 NSKC ở các nghiệm thức có sự khác biệt. Nghiệm thức 2HC luôn có chiều cao là cao nhất, 0HC là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Khi tăng liều lượng hữu cơ, chiều cao cây có sự vượt trội hơn. Điều đó nói lên rằng hữu cơ rất tốt cho cây, giúp cây hấp thu các loại phân khác tốt hơn. Không có hữu cơ cây sinh trưởng kém, còi cọc dù bón đầy đủ các phân hóa học khác theo nhu cầu. Ở giai đoạn 30 NSKC chiều cao cây của các nghiệm thức dao động từ 10,6-42,6 cm. Đến giai đoạn 70 NSKC dao động từ 27,9-54,7 cm (hình 3.1). Nghiệm thức ĐC và 2N có sự khác biệt thống kê về chiều cao ở giai đoạn 30 và 50 NSKC. Nghiệm thức ĐC có chiều cao trung bình lần lượt là: 17,4 cm; 34,4 cm còn 2N có chiều cao trung bình lần lượt là: 15,0 cm; 29,3 cm. Đến giai đoạn 70 NSKC thì không còn sự khác biệt
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của công thức phân bón lên chiều cao ớt Sừng Vàng (cm).
Nghiệm thức Ngày sau khi cấy
30 50 70 Đối chứng (ĐC) 2HC 2N 0N 0HC 17,4b 21,7a 15,0c 12,3d 5,1e 34,4b 42,6a 29,3c 19,8d 10,6e 44,8b 54,7a 53,5b 28,3c 27,9c F ** ** ** CV(%) 9,6 8,8 6,9
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có khác biệt qua phép thử Duncan. **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Nghiệm thức 0HC và 0N không có sự khác biệt ở 70 NSC nhưng có sự khác biệt rõ ràng ở 30 và 50 NSKC. Giai đoạn cây còn non nghiệm thức 0N sử dụng lượng phân hữu cơ trong đất để sinh trưởng còn 0HC thì kém hấp thu các loại phân khác nên sinh trưởng chậm hơn (nhưng ổn định) do đó có sự khác biệt. Tuy nhiên đến giai đoạn 70 NSKC chỉ tiêu thu được cho kết quả không còn khác biệt bởi nghiệm thức 0N cây bị thiếu nitơ quá mức, sự tăng chiều cao giảm đáng kể. Nghiệm thức 0HC dù cung cấp đấy đủ các phân hóa học khác theo nhu cầu nhưng chiều cao vẫn có tốc độ sinh trưởng
20 kém. Điều này một lần nữa khẳng định hữu cơ rất cần thiết cho sự sinh trưởng vả phát triển của cây.
Hình 3.1: Chiều cao cây ớt ở 70 NSKC.