Phương pháp

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của hai dòng quýt đường không hột qua ba thế hệ tháp ở giai đoạn cây bốn năm tuổi (Trang 25)

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thứcthừa số hai nhân tố khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhân tố thứ nhất hai dòng quýt Đường không hột (nhân tố A).

Nhân tố thứ hai là ba thế hệ tháp(nhân tố B). Hai nhân tố này tổ hợp thành 6 nghiệm thức, với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây.

Bảng 2.1: Các nghiệm thức thí nghiệm (Khu II, trường Đại học Cần Thơ)

Nhân tố Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số 2

Thế hệ I Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 4

Thế hệ II Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 5

14

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.2.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng được lấy 3 tháng/lần.

-Đường kính gốc tháp (mm): Đo ở vịtrí cốđịnh phía dưới mắt tháp 10 cm.

-Đường kính thân tháp (mm): Đo ở vịtrí cốđịnh phía trên mắt tháp 10 cm.

-Tỷ sốđường kính thân tháp/gốc tháp.

-Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh chồi cao nhất của cây.

-Chiều rộng tán cây (cm): Đo từhai chóp lá rộng nhất của cây.

2.2.2.2 Phát triển trái

Tiến hành khảo sát sự phát triển trái: từ khi đậu trái (khoảng 7 ngày sau khi hoa nở) cho đến khi trái chín (theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011), giai

đoạn thuần thục và chín của trái quýt Đường 28-40 tuần sau khi đậu trái). Chọn ngẫu nhiên 10 trái/cây để đo sự phát triển kích thước trái hằng tuần.

Các chỉ tiêuchỉ tiêu khảo sát:

-Đường kính trái(mm): Đo ở vịtrí to nhất của trái

-Chiều cao trái (mm) : đo từđáy trái đến đỉnh trái

-Tỷ số chiều cao/đường kính trái.

2.2.2.3 Năng suất Tỷ lệđậu trái

- Chọn ngẫu nhiên 50 chồi hoa/cây loại chồi hoa có lá và chỉ có 1 hoa/chồi ghi

nhận hàng tuần,đếm số trái đậu.

- Cách tính: Tỷ lệđậu trái % = (sốtrái đậu/tổng)x100

Tổng sốtrái trên cây và năng suất kg/cây

- Đếm tổng sốtrái trên cây.

- Năng suất (kg/cây) = tổng sốtrái/cây x trọng lượng trái

2.2.2.4 Chất lượng trái

Chọn ngẫu nhiên 10 trái/cây để khảo sát chất lượng trái với các chỉ tiêu

-Chiều cao trái và đường kính trái (mm):đo chiều cao và đường kính ở vịtrí

lớn nhất của trái.

-Độdày vỏ(mm): Trung bình độdày 3 vịtrí đại diện ngẫu nhiên.

-Sốtúi dầu/cm2 vỏ: Trung bình sốtúi dầu 3 vịtrí đại diện ngẫu nhiên.

-Sốmúi: Đếm tổng sốmúi của trái.

-Đường kính lõi (mm): Đo đường kính đại diện của lõi.

-Sốlượng hột/trái: Đếm tất cả số hột chắc vàlép trên trái.

-Số lượng mài: dấu vết của tiểu noãn không phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và

ctv., 2007).

15

-Trọng lượng trái, vỏ, hột (Wtrái, Wvỏ, Whột) g

-Trọng lượng vách múi và vỏ con tép Wvách múi và vỏcon tép g: Trọng lượng phần

còn lại của thịt trái khi lấy hết dịch trái.

-Trọng lượng phần ăn được Wăn được(g) = Wtrái (Wvỏ+ Whột). - Tỷ lệ (%) vỏ/trái = (trọng lượng vỏ/trọng lượng trái tươi) x 100.

- Tỷ lệ (%) trọng lượng vách múi và vỏ con tép/trái = (Wvách múi và con tép/Wtrái) x 100.

- Tỷ lệ (%) ăn được/trái = (trọng lượng ăn được/trọng lượng trái tươi) x 100.

-Tỷ lệ (%) trọng lượng dịch trái/trái = (Wdịch trái/Wtrái) x 100.

-Thểtích dịch trái Vdịch trái (ml) =Wdịch trái/d. (d: Tỷ trọng dịch trái g/l).

- Độ pH: Dịch trái sau khi ép được đo bằng máy đo pH hiệu ORION (USA).

- Độ Brix (%):Đo bằng khúc xạ kế hiệu ATAGO (Nhật sản xuất).

- Vitamin C (acid ascorbic) dịch trái: Định lượng vitamin C theo phương pháp

Muri (1990) chuẩn độ với 2,6 dichlorophenol indophenol (Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005), cụ thể như sau:

+ Bước 1: Cân 5 ml dịch trái. + Bước 2:

Chuẩn bị mẫu thật: Cho 10 ml HCl 1% và dùng acid oxalic 1% lên thể tích bằng 50 ml. Lọc lấy dịch trong.

Chuẩn bị mẫu blank: Thực hiện tương tự mẫu thật nhưng thay thế 5 ml dịch trái bằng 5 ml nước cất.

+ Bước 3:

Dùng pipet lấy 10 ml dịch lọc cho vào beaker 50 ml. Cho 2,6

dichlorophenol indophenol sodium salt dehydrate 0,001 N vào buret để chuẩn độ dịch lọc. Ngưng chuẩn độ khi thấy dịch lọc chuyển sang màu hồng nhạt bền sau 30 giây. Ghi nhận thể tích 2,6 dichlorophenol indophenol sodium salt dehydrate 0,001 N đã sử dụng ở Buret.

Số mg vitamin C trong 100 g mẫu vật được tính như sau:

ሺ‰ ͳͲͲ‰Τ ሻൌ ሺƒെ„ሻšͲǡͲͺͺ ͳ

ʹš šͳͲͲ

Trong đó:

a: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu thật. b: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu blank. V1: Thể tích dung dịch chiết ban đầu (50 ml).

V2: Thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml). m: Trọng lượng 5 ml dịch trái (g).

16

0,088: Số mg acid ascorbic tương đương với 1 ml dung dịch chuẩn 2,6

dichlorophenol indophenol sodium salt dehydrate 0,001 N.

2.2.3 Xử lý số liệu, thống kê

Sử dụng Microsoft Excel để xử lý số liệu. Phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.

17

Chương 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HAI DÒNG QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT QUA BA THẾ HỆ THÁP HỘT QUA BA THẾ HỆ THÁP

Sự sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô, toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh khối của chúng (Phạm Văn Côn, 2003). Vì vậy, sự sinh trưởng của hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp được đánh giá qua đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ số đường kính thân tháp/đường kínhgốc tháp, chiều cao cây và chiều rộng tán.

3.1.1 Đường kính gốc tháp

Kết quả khảo sát về đường kính gốc tháp của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ thápđược thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy đường kính gốc tháp của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ tháp tăng dần qua từng thời gian khảo sát(từ tháng 33 đến tháng 42 sau khi trồng). Trung bình đường kính gốc tháp của hai dòng quýt Đường không hột (tháng thứ 33 lần lượtquýt Đường dòng số 1 là 66,7 mm, quýt Đường không hột dòng số 2 là 72,7 mm và ở tháng thứ 42 đường kính trung bình của hai dòng quýt Đường không hột là

72,8 mm và 77,9 mm) ở tất cả thời điểm khác biệt không ý nghĩa qua thống kê. Đồng thời, trung bình đường kính gốc tháp của ba thế hệ tháp tại những thời điểm khảo sát cũng khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống. Đường kính gốc thápở cáctháng thứ 33, 36, 39 và 42 lần lượt dao động từ 66,6-72,5 mm, 68,7-73,9 mm, 70,7-75,5 mm và 72,7-77,3 mm. Ngoài ra, không có sự tương tác giữa nhân tố dòng quýt Đường không hột và thế hệ tháp.

Kết quả này cũng được tìm thấy bởi La Hoàng Châu (2011), thực hiện cùng trên nền thí nghiệm nhưng ở giai đoạn cây hai năm tuổi và (Nguyễn Thị Phương Nga, 2012) ở giai đoạn cây ba năm tuổi trên cùng nền thí nghiệm, đã ghi nhận đường kính gốc tháp không khác biệt giữa hai dòng quýt Đường

18

Bảng 3.1: Đường kính gốc tháp (mm) theo thời giancủa hai dòng quýt Đường không

hột qua ba thế hệ tháp (khu II, trường Đại học Cần Thơ, 2013)

Nghiệm thức Thời điểmsau khi trồng (tháng)

Dòng (A) Thế hệ (B) 33 36 39 42 1 1 66,7 68,3 70,1 71,9 2 69,4 71,0 72,3 73,8 3 66,4 69,0 71,0 72,8 2 1 72,9 74,7 76,6 77,7 2 75,5 76,9 78,7 80,7 3 66,9 68,3 70,4 72,7 TB dòng 1 TB dòng 2 67,7 69,3 71,1 72,8 72,7 74,3 76,2 77,9 TB thế hệ I TB thế hệ II TB thế hệ III 69,6 71,3 73,2 74,6 72,5 73,8 75,5 77,3 66,6 68,5 70,7 72,7 TB thế hệ 69,6 71,2 73,1 74,9 F (A) ns ns ns ns F (B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns ns ns CV (%) 15,1 17,1 16,3 16,2

ns:khác biệt không ý nghĩa

Qua các kết quả trên cho thấy sự sinh trưởng gốctháp của hai dòng quýt Đường không hột tương đương nhau. Đồng thời, sự sinh trưởng gốctháp cũng không khác biệt giữa ba thế hệ tháp. Do đó, sự sinh trưởng gốctháp như nhau ở hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp.

3.1.2 Đường kính thân tháp

Tương tự nhưđường kính gốc tháp, trung bình đường kính thân tháp của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ tháp tăng dần theo thời gian khảo sát. Tháng thứ 33 sau khi trồng đường kính thân tháp của dòng quýt Đường không hột số 1 là 51,1 mm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 55,9 mm.

Tháng thứ 36 sau khi trồng đường kính thân tháp của dòng quýt Đường không hột số 1 là 52,7 mm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 57,5 mm. Tháng thứ

39 sau khi trồng đường kính thân tháp của dòng quýt Đường không hột số 1 là

54,7 mm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 59,8 mm và tháng thứ 42 sau

khi trồng đường kính thân tháp của dòng quýt Đường không hột số 1 là 56,7

mm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 61,7 mm. Đường kình thântháp của hai dòng và ba thế hệ quýt Đường không hột ở tất cả thời điểm khác biệt không ý nghĩa qua thống kê. Đồng thời, đường kính thân tháp của ba thế hệ tháp tại từng thời điểm cũng khác biệt không ý nghĩa qua thống kê. Ngoài ra,

hai nhân tố dòng quýt Đường không hột và thế hệ tháp không tương tác với

19

Bảng 3.2: Đường kính thân tháp (mm) theo thời giancủa hai dòng quýt Đường

không hột qua ba thế hệ tháp (khu II, trường Đại học Cần Thơ, 2013)

Nghiệm thức Thời điểmsau khi trồng (tháng)

Dòng (A) Thế hệ (B) 33 36 39 42 1 1 50,7 51,9 53,7 55,2 2 52,5 54,1 56,2 58,1 3 49,3 51,5 54,0 57,0 2 1 56,7 58,4 60,5 62,4 2 57,1 58,7 61,1 63,0 3 52,0 53,4 55,6 57,8 TB dòng 1 TB dòng 2 51,1 52,7 54,7 56,7 55,9 57,5 59,8 61,7 TB thế hệ I TB thế hệ II TB thế hệ III 53,5 55,0 56,9 58,6 54,8 56,4 58,7 60,6 50,5 52,4 54,7 57,4 TB thế hệ 53,0 54,6 56,8 58,8 F (A) ns ns ns ns F (B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns ns ns CV (%) 14,2 15,1 16,6 17,3

ns:khác biệt không ý nghĩa

Kết quả này cũng tìm thấy ở La Hoàng Châu (2011), thực hiện cùng thí nghiệm ở giai đoạn cây hai năm tuổi và (Nguyễn Thị Phương Nga, 2012), ở giai đoạn cây ba năm tuổi, đã ghi nhận đường kính gốc tháp không khác biệt giữa hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp.

Qua các kết quả trên cho thấy sự sinh trưởng thân tháp của hai dòng quýt Đường không hột tương đương nhau. Đồng thời, sự sinh trưởng thân tháp cũng không khác biệt giữa ba thế hệ tháp. Vậy sự sinh trưởng thân tháp như

20

3.1.3 Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp

Tỷ số đường kính thân tháp/gốc tháp của hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp tăng dần theo thời gian khảo sát và tiến dần về 1 Bảng

3.3. Tháng thứ 33 sau khi trồng dòng quýt Đường không hột số 1 (0,75), dòng quýt Đường không hột số 2 (0,77), tháng thứ 36 sau khi trồng dòng quýt Đường không hột số 1 (0,76), dòng quýt Đường không hột số 2 (0,78), tháng thứ 39 sau khi trồng dòng quýt Đường không hột số 1 (0,77), dòng quýt Đường không hột số 2 (0,79), và đến tháng thứ 42 sau khi trồng dòng quýt Đường không hột số 1 (0,78), dòng quýt Đường không hột số 2 (0,79). Theo

Phạm Văn Côn (2007), tỷ số đường kính gốc tháp/thân tháp bằng 1, cây phát triển bình thường do thế sinh trưởng thân tháp tương đương thế sinh trưởng gốc tháp. Đồng thời tỷ số đường kính thân tháp/gốc tháp cũng khác biệt không ý nghĩa qua thống kê giữa hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ ở tất cả thời điểm. Mặt khác, không có sự tương tác giữa nhân tố dòng quýt Đường

không hột và nhân tố thế hệ tháp.

Kết quả này được tìm thấy bởi La Hoàng Châu (2011), thực hiện cùng thí nghiệm nhưng giai đoạn cây hai năm tuổi và (Nguyễn Thị Phương Nga, 2012) giai đoạn cây ba năm tuổi trên cùng nền thí nghiệm, đã ghi nhận tỷ số đường kính gốc tháp/đường kính thân tháp không khác biệt giữa hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp.

Bảng 3.3: Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp theo thời giancủa hai

dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp (khu II, trường Đại học Cần Thơ, 2013)

Nghiệm thức Thời điểmsau khi trồng (tháng)

Dòng (A) Thế hệ (B) 33 36 39 42 1 1 0,76 0,76 0,77 0,77 2 0,76 0,76 0,78 0,78 3 0,74 0,75 0,76 0,78 2 1 0,78 0,79 0,79 0,81 2 0,76 0,77 0,78 0,78 3 0,78 0,78 0,79 0,80 TB dòng 1 TB dòng 2 0,75 0,76 0,77 0,78 0,77 0,78 0,79 0,79 TB thế hệ I TB thế hệ II TB thế hệ III 0,77 0,77 0,78 0,79 0,76 0,76 0,78 0,78 0,76 0,77 0,77 0,79 TB thế hệ 0,76 0,77 0,78 0,79 F (A) ns ns ns ns F (B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns ns ns CV (%) 5,68 4,12 5,72 6,92

21

Từ đó cho thấy mức tiếp hợp đối với gốc tháp cam Mật của quýt Đường không hột số 1 và 2 tương đương nhau. Như vậy tỷ số đường kính thân tháp/đường kính thân tháp của quýt Đường không hột số 1 và số 2 là tương đương nhau.

3.1.4 Chiều cao cây

Chiều cao cây của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ tháp được thể hiện qua kết quả Bảng3.4 cho thấy, chiều cao cây của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ tháp tăng dần qua thời điểm khảo sát. Ở tháng thứ 33 sau khi trồng chiều cao câycủa dòng quýt Đường không hột số 1 là 300 cm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 295 cm. Ở tháng thứ 36 sau khi trồng chiều cao cây của dòng quýt Đường không hột số 1 là 315 cm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 305 cm. Ở tháng thứ 39 sau khi trồng chiều cao cây của dòng quýt Đường không hột số 1 là 334 cm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 317 cm và ở tháng thứ 42 sau khi trồng chiều cao cây của dòng quýt Đường không hột số 1 là 348 cm, dòng quýt Đường không hột số 2 là 331 cm.

Chiều cao cây của hai dòng quýt Đường không hột ở từng thời điểm khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Bên cạnh đó, chiều cao cây của ba thế hệ tháp tại những thời điểm khảo sát cũng khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Ngoài ra, nhân tố dòng quýt Đường không hột không tương tác với nhân tố thế hệ tháp. Kết quả này cũng được tìm thấy của La Hoàng Châu (2011) và Nguyễn Thị Phương Nga (2012)trên cùng nền thí nghiệm.

22

Bảng 3.4: Chiều cao cây (cm) theo thời giancủa hai dòng quýt Đường không hột qua

ba thế hệ tháp (khu II, trường Đại học Cần Thơ, 2013)

Nghiệm thức Thời điểm sau khi trồng (tháng)

Dòng (A) Thế hệ (B) 33 36 39 42 1 1 290 309 327 342 2 312 327 343 353 3 298 308 331 352 2 1 289 301 321 338 2 306 313 321 336 3 284 298 304 311 TB dòng 1 TB dòng 2 300 315 334 348 295 305 317 331 TB thế hệ I TB thế hệ II TB thế hệ III 289 305 324 340 309 320 332 344 291 304 319 333 TB thế hệ 297 309 325 339 F (A) ns ns ns ns F (B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns ns ns CV (%) 12,5 13,1 11,7 16,5

ns:khác biệt không ý nghĩa

Tóm lại, sinh trưởng chiều cao cây của 2 dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp khác nhau không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Như vậy, chiều cao cây 2 dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp là tương đương nhau.

3.1.5 Chiều rộng tán

Qua kết quảkhảo sát về chiều rộng tán của hai dòng quýt Đường không hột và ba thế hệ tháp được thể hiện ở Bảng 3.5 cho thấy, chiều rộng tán của

hai dòng quýtĐường không hột và ba thế hệ tháp tăng dần theo thời gian khảo sát. Chiều rộngtán của hai dòng quýt Đường không hột ở từng thời điểm khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Bên cạnh đó, chiều rộngtán của ba

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của hai dòng quýt đường không hột qua ba thế hệ tháp ở giai đoạn cây bốn năm tuổi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)