Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa và chất lượng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp ) trồng trong chậu (Trang 33)

L ời cam đ oan

3.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa và chất lượng

CHẤT LƯỢNG HOA CỦA CÂY HOA CÚC TIGER

3.3.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa của cây hoa cúc Tiger

Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn

đến thời gian ra hoa sau khi trồng được ghi nhận ở 3 thời điểm thời gian xuất hiện nụ, thời gian hoa hé nở và thời gian hoa nở hoàn toàn.

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến thời gian ra hoa sau khi trồng cây hoa

cúc Tiger Nghiệm

thức

Thời gian ra hoa sau khi trồng (ngày)

Thời gian xuất hiện nụ Thời gian hoa hé nở Thời gian hoa nở hoàn toàn

2 cành 68 cd 86 b 103 b

4 cành 69 bc 86 b 100 c

6 cành 67 d 87 b 102 bc

8 cành 70 b 88 b 100 c

10 cành 67 d 80 c 101 bc

Khi nhú nụ 73a 94a 111a

CV (%) 6,5 7,6 6,2

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Tại thời điểm thời gian xuất hiện nụ ở nghiệm thức khi nhú nụ cho thời gian xuất hiện nụ trễ nhất có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa nghiệm thức 8 cành và 4 cành không có sự khác biệt về thống kê. Giữa các nghiệm thức 10 cành, 6 cành , 2 cành cũng không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 10 cành và 6 cành cho thời gian xuất hiện nụ sớm nhất (Bảng 3.5).

Đến thời điểm thời gian hoa nở hoàn toàn ở nghiệm thức khi nhú nụ vẫn cho thời gian hé nở trễ nhất có khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa các nghiệm thức 8 cành, 6 cành, 4

22

cành, 2 cành không có sự khác biệt về thông kê. Nghiệm thức 10 cành vẫn cho thời gian hé nở sớm nhất (Bảng 3.5).

Ở thời điểm thời gian hoa nở hoàn toàn ở nghiệm thức khi nhú nụ tiếp tục cho thời gian hoa nở hoàn toàn trễ nhất có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 4 cành và 8 cành cho thời gian hoa nở hoàn toàn sớm nhất (Bảng 3.5).

3.3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chất lượng hoa của cây hoa cúc Tiger

Hình 3.2 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến tổng số hoa. Trong đó, nghiệm thức khi nhú nụ có tổng số hoa cao nhất, kế tiếp là nghiệm thức 10 cành, nghiệm thức 8 cành, nghiệm thức 6 cành, nghiệm thức 4 cành, nghiệm thức 2 cành. 2,0f 4,0e 6,0d 8,0c 10,0b 23,0a 0 5 10 15 20 25 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ T ổ n g s ố h o a 1

Hình 3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến tổng số hoa của cây hoa cúc Tiger

Đường kính hoa trên cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong

đánh giá hiệu quả kỹ thuật bấm ngọn, kết quả Hình 3.3 cho thấy nghiệm thức 4 cành cho đường kính hoa cao nhất có sự khác biệt về thống kê so với nghiệm thức 6 cành và khi nhú nụ. Giữa các nghiệm thức 2 cành, 4 cành, 8 cành, 10 cành không có sự khác biệt về thống kê. Nghiệm thức khi nhú nụ cho đường kính hoa thấp nhất.

23 7,8d 8,0ad 8,3bc 8,6ab 8,9a 8,8a 5 6 7 8 9 10 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ Đ ườ n g k ín h h o a ( c m ) 1

Hình 3.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến đường kính hoa của cây hoa cúc

Tiger

Hình 3.4 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số cánh hoa. Trong đó, nghiệm thức 8 cành cho số cánh hoa cao nhất, kế tiếp là nghiệm thức 10 cành, 6 cành, 2 cành và 4 cành không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức này với nhau nhưng có sự khác biệt với nghiệm thức khi nhú nụ có số cánh hoa thấp nhất qua phân tích thống kê.

319,6b 368,7a 373,3a 362,0a 358,8a 359,6a 300 320 340 360 380 400 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ S ố c á n h h o a 1

Hình 3.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số cánh hoa của cây hoa cúc Tiger

Nhận xét chung: Kết quả cho thấy kỹ thuật bấm ngọn bấm ngọn có ảnh hưởng đến sự ra hoa và chất lượng hoa của cây hoa cúc Tiger. Nghiệm thức bấm ngọn ngay khi nhú cho thời gian hoa nở hoàn toàn trễ nhất, đường kính hoa và số

cánh hoa thấp nhất nhưng cho tổng số hoa cao nhất. Nghiệm thức bấm ngọn để

lại 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành cho thời gian hoa nở hoàn toàn tương

24

số hoa từ nghiệm thức bấm ngọn để lại 2 cành đến 4 cành, 6 cành, 8 cành, 10 cành. Theo Yassin và Pappaiah (1990), đối với hoa cúc bấm ngọn 60 ngày sau khi trồng sẽ cho năng suất hoa cao nhất là 80,4g, năng suất này cao hơn so với không bấm ngọn là 75,13 g hoa/cây. Jhon and Paul (1995), sau khi bấm ngọn lần 1 thì số lượng hoa hoa cúc (Chrysanthemum cv. Flirt) cao hơn so với không bấm (39,3 so với 32,6 hoa). Rakesh và ctv. (2003), cho biết rằng bấm ngọn 35 ngày sau khi trồng đối với hoa cúc cho số lượng hoa (104,38 g/cây) so với đối đối chứng (98,88 g/cây). Chauhan và ctv. (2005), cho rằng bấm ngọn 30 ngày sau khi trồng đối với vạn thọ cho sản lượng hoa (1700,78 g/m2 ) và sản lượng hoa nhiều hơn (19,76/cây) so với đối chứng (1120,53 g/m2) và 17,60/cây). Grawal và ctv. (2004), báo cáo rằng đối với hoa cúc các cây được bấm ngọn mất nhiều ngày hơn (138,35 ngày) nụ mới hé nở và sản lượng hoa nhiều hơn (10,53/cây) cây không

25 CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger. Nghiệm thức 6 cho chiều cao vượt trội, đường kính tán rộng và cho tổng số hoa cao, có nhiều tầng hoa nhưng cho chiều cao chồi thấp nhất thích cho việc trồng chậu. Nghiệm thức 5 và nghiệm thức 4 cho chiều cao và chiều cao chồi tương đối cao, đường kính hoa to, hoa nởđồng đều và tạo cho cây hoa cúc hình cầu hoặc mâm xôi từ một thân ban đầu vừa thích hợp cho việc trồng chậu vừa thích hợp cho cắt cành. Nghiệm thức 3, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 1 cho chiều cao cây thấp, đường kính tán nhỏ nhưng cho đường kính hoa to nhưng có ít tầng hoa không mang lại hiệu quả.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Có thể áp dụng kỹ thuật bấm ngọn để lại 10 cành và 8 cành khi trồng cây hoa cúc Tiger để có chậu hoa đẹp và hoa có chất lượng tốt.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần tiếng Việt

ĐẶNG VĂN ĐÔNG VÀ ĐINH THẾ LỘC. 2003. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao. Quyển 1: Cây hoa Cúc. Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội Hà Nội. 84 trang.

RAUHOAQUAVIETNAM.VN. 2009. Năm 2009 xuất khẩu hoa có thể đạt 14,2 triệu USD. http://www.rauhoaquavietnam.vn. 11/09/2009

ĐẶNG VĂN ĐÔNG. 2005. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ởĐồng bằng Bắc Bộ. Luận án Tiến sỹ Nông Nghiệp. Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

NGUYỄN XUÂN LINH và NGUYỄN THỊ KIM LÝ. 2005. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa. Nhà xuất bản Lao động. 198 trang.

PHẠM ANH CƯỜNG và NGUYỄN MẠNH CHINH. 2008. Bác sĩ cây trồng. Quyển 40: Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây hoa cúc. Nhà

xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

PHẠM VĂN DUỆ. 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội. 152 trang.

ĐÀO THANH VÂN VÀ ĐẶNG THỊ TỐ NGA. 2007. Giáo trình cây hoa. Nhà

xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 110 trang.

NGUYỄN XUÂN LINH. 2000. Kỹ thuật trồng hoa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 139 trang.

TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 2013. Số liệu khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ từ tháng 10/2012 đến tháng 02/2013. Cần Thơ.

27 Phần tiếng Anh

JO WIJNANDS. 2005. “Sustainable International Networks in the flower

Industry Bridging Empirical Findings and Theoretical Approaches”,

ISHS. pp. 26-69.

SEN, S. K. AND NAIK, J., 1977, Growth and flowering response of pinched and

unpinched chrysanthemum to growth regulator treatment. Indian

Journal of Horticulture, 33: 86 – 90.

ARORA, J. S AND KHANNA, K., 1986, Effect of nitrogen and pinching on

growth and flower production of marigold (Tagetes erecta). Indian

Journal of Horticulture, 43: 291 – 293.

CHAUHAN, S., SINGH, C. N., AND SINGH, A. K., 2005, Effect of Vermicompost and pinching on growth and flowering in marigold cv.

Pusa narangi gainda. Progressive Horticulture, 37 (2): 419 – 422.

GRAWAL, H. S., RAMESH KUMAR AND HARMEET SINH, 2004, Effect of nitrogen, planting time and pinching on flower production in chrysanthemum (Dendrenthema grandiflora Ramat.) cv. Flirt. Journal of Ornamental Horticulture, 7 (2): 196 – 199.

KHANDELWAL, S. K., JAIN, N. K. AND SINGH, P., 2003, Effect of growth retardants and pinching on growth and yield of Agrican marigold

(Tagetes crecta L.). Journal of Ornamental Horticulture, 6 (3): 271 –

273.

YASSIN, G. Md. AND PANPPIAH, C. M., 1990, Effect of pinching and manuring on growth and flowering of chrysanthemum CV- MDU-1.

South Indian Horticulture, 38 (4): 232 – 233.

JHON, A. Q. AND PAUL, T. M., 1995, Influence of spacing and pinching treatments on growth and flower production in chrysanthemum

(Chrysanthemum morifolium cv. Flirt). Progressive Horticulture,

28

SINGH, M. K. AND BABOO, R., 2003, Response of nitrogen, potassium and

pinching levels on growth and flowering in chrysanthemum. Journal of

Ornamental Horticulture, 6 (4): 390 – 393.

TOMAR, B. S., BALRAJ SINGH, NEGI, H. C. S. AND SINGH, K. K., 2004, Effect of pinching on seed yield and quality traits in African marigold.

Journal of Ornamental Horticulture, 7 (1): 124 – 126.

SRIVASTAVA, S. K., SINGH, H. K. AND SRIVASTAVA, A. K., 2002, Effect of spacing and pinching on growth and flowering of ‘Pusa Narangi

Gainda’ marigold (Tagetes erecta L.). Indian Journal of Agricultural

Sciences, 72 (10): 611 – 612.

SEHRAWAT, S. K., DAHIYA, D. S., SUKHBIR SINGH AND RANA, G. S., 2003, Effect of nitrogen and pinching on growth, flowering and yeild of marigold (Tagetes erecta L.) cv. African gaint double orange.

Haryana journal of Horticultural Sciences, 32 (1-2): 59 – 61.

RAKESH, SINGHROT, R. S., AND BENIWAL, B. S., 2003, Effect of GA3 and

pinching on growth and yeild in chrysanthemum. Haryana Journal of

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp ) trồng trong chậu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)