Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng của cây

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp ) trồng trong chậu (Trang 27)

L ời cam đ oan

3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng của cây

TRƯỞNG CỦA CÂY HOA CÚC TIGER

3.2.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao cây, đường kính gốc thân và đường kính tán cây của cây hoa cúc Tiger

Kết quả ghi nhận Bảng 3.1 cho thấy kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng đến chiều cao cây nhưng không ảnh hưởng đến đường kính gốc thân ở 3 giai đoạn khi nhú nụ, 20 ngày sau khi nhú nụ và khi hoa nở hoàn toàn.

16

Ở giai đoạn khi nhú nụ chiều cao cây cao nhất ở nghiệm thức 10 cành, kế

tiếp là nghiệm thức khi nhú nụ không có sự khác biệt 2 nghiệm thức này với nhau nhưng có sự khác biệt so với các nhiệm thức 6 cành, 8 cành, 4 cành và 2 cành qua phân tích thống kê. Giữa nghiệm thức 4 cành với các nghiệm thức 6 cành, 8 cành, 2 cành không có sự khác biệt về thống kê. Nghiệm thức 2 cành có chiều cao cây thấp nhất (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao cây và đường kính gốc thân

của cây hoa cúc Tiger

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm) ĐK gốc thân (cm)

Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT

2 cành 29,5 c 39,3 d 45,8 c 0,70 0,75 0,76 4 cành 32,0 bc 40,6 cd 47,0 bc 0,69 0,76 0,78 6 cành 34,7 b 43,9 bc 49,0abc 0,73 0,76 0,76 8 cành 34,3 b 46,0ab 52,3ab 0,69 0,74 0,78 10 cành 40,3a 46,1ab 49,8abc 0,69 0,78 0,80 Khi nhú nụ 38,5a 48,5a 54,0a 0,69 0,79 0,80

Trung bình - - - 0,70 0,76 0,78

CV (%) 6,7 5,9 7,5 4,5 5,9 7,0

ĐK: đường kính

NSKHN: ngày sau khi nhú nụ HNHT: hoa nở hoàn toàn

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Đến giai đoạn 20 ngày sau khi nhú nụ chiều cao cây cao nhất không còn thuộc về nghiệm thức 10 cành nhưở giai đoạn khi nhú nụ mà là nghiệm thức khi nhú nụ, kế tiếp là nghiệm thức 10 cành, 8 cành không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức này với nhau nhưng có sự khác biệt so với các nghiệm thức 6 cành, 4 cành, 2 cành qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 2 cành có chiều cao thấp nhất (Bảng 3.1).

Ở giai đoạn khi hoa nở hoàn toàn có chiều cao cây cao nhất vẫn ở nghiêm thức khi nhú nhụ có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 4 cành và 2 cành. Giữa các nghiệm thức khi nhú nụ, 8 cành, 10 cành, 6 cành không có sự

khác biệt về thống kê. Nghiệm thức 2 cành có chiều cao cây thấp nhất (Bảng 3.1).

17

Kết quả ghi nhận Bảng 3.1 cũng cho thấy sự gia tăng đường kính gốc thân từ giai đoạn khi nhú nụđến khi hoa nở hoàn toàn. Trong đó, nghiệm thức khi nhú nụ và 10 cành cho đường kính gốc thân cao nhất, nghiệm thức 2 cành và 6 cành cho đường kính gốc thân thấp nhất.

Kết quả ghi nhận Bảng 3.2 cho ta thấy kỹ thuật bấm ngọn không ảnh hưởng đến đường kính tán cây ở 3 giai đoạn khi nhú nụ, 20 ngày sau khi nhú nụ

và khi hoa nở hoàn toàn.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến đường kính tán cây của cây hoa cúc

Tiger

Nghiệm thức Đường kính tán (cm)

Khi nhú nụ 20 ngày sau khi nhú nụ Khi hoa nở hoàn toàn

2 cành 12,3 15,6 26,5 4 cành 12,5 16,1 23,4 6 cành 12,8 19,6 26,9 8 cành 13,8 19,5 30,5 10 cành 13,8 20,9 31,3 Khi nhú nụ 14,3 21,1 30,8 Trung bình 13,2 18,8 28,2 CV (%) 5,9 11,3 9,9

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Kết quả ghi nhận Bảng 3.2 cũng cho thấy, nghiệm thức khi nhú nụ cho

đường kính tán cây gia tăng vượt trội so với các nghiệm thức còn lại trong suốt giai đoạn từ khi nhú nụ đến khi hoa nở hoàn toàn. Trong khi đó, nghiệm thức 2 cành cho đường kính tán cây thấp nhất ở 2 giai đoạn khi nhú nụ và 20 ngày sau khi nhú nụ nhưng đến khi hoa nở hoàn toàn sau đó nghiệm thức 4 cành cho

đường kính tán cây thấp nhất.

3.2.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao chồi, đường kính gốc chồi và số lóng, chiều dài lóng của cây hoa cúc Tiger gốc chồi và số lóng, chiều dài lóng của cây hoa cúc Tiger

Bảng 3.3 ghi nhận chiều cao chồi và đường kính gốc chồi ở 3 giai đoạn khi nhú nụ, 20 ngày sau khi nhú nụ và khi hoa nở hoàn toàn cho thấy kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng đến chiều cao chồi nhưng không ảnh hưởng đến đường

18

kính gốc chồi. Trong đó, kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng đến chiều cao chồi ở

giai đoạn khi hoa nở hoàn toàn nhưng không ảnh hưởng đến 2 giai đoạn khi nhú nụ và 20 ngày sau khi nhú nụ.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao chồi và đường kính gốc chồi

của cây hoa cúc Tiger

Nghiệm thức

Chiều cao chồi (cm) ĐK gốc chồi (cm)

Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT

2 cành 22,9 33,7 36,5a 0,40 0,40 0,40 4 cành 23,2 32,4 36,5a 0,43 0,43 0,43 6 cành 24,7 32,0 35,6a 0,40 0,40 0,44 8 cành 22,8 32,8 34,5a 0,43 0,43 0,44 10 cành 21,5 31,3 35,8a 0,40 0,40 0,41 Khi nhú nụ 21,9 28,2 29,8 b 0,43 0,43 0,45 Trung bình 22,8 31,7 - 0,41 0,41 0,43 CV (%) 9,3 7,8 8,1 7,7 10,9 7,4 ĐK: đường kính

NSKHN: ngày sau khi nhú nụ HNHT: hoa nở hoàn toàn

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Ở giai đoạn từ khi nhú nụ đến 20 ngày sau khi nhú nụ có sự khác nhau về

sự gia tăng chiều cao chồi giữa các nghiệm thức nhưng không có sự khác biệt về

thống kê. Trong đó, nghiệm thức 4 cành cho chiều cao chồi cao nhất ở giai đoạn khi nhú nụ đến giai đoạn 20 ngày sau nhú nụ thì nghiệm thức 2 cành cho chiều cao chồi cao nhất. Nghiệm thức 10 cành ở giai đoạn khi nhú nụ cho chiều cao chồi thấp nhất nhưng có sự thay đổi khi đến giai đoạn 20 ngày sau khi nhú nụ thì nghiệm thức khi nhú nụ cho chiều cao chồi thấp nhất (Bảng 3.3).

Đến giai đoạn hoa nở hoàn toàn, nghiệm thức khi nhú nụ vẫn cho chiều cao chồi thấp nhất nhưng có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 8 cành, 6 cành, 10 cành, 4 cành và 2 cành. Giữa các nghiệm thức 8 cành, 6 cành, 10 cành, 4 cành và 2 cành không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 4 cành và 2 cành cho chiều cao chồi cao nhất (Bảng 3.3).

Kết quả ghi nhận Bảng 3.3 cũng cho thấy sự gia tăng đường kính gốc thân từ giai đoạn khi nhú nụđến khi hoa nở hoàn toàn. Trong đó, nghiệm thức khi nhú

19

nụ cho đường kính gốc chồi cao nhất và nghiệm thức 2 cành cho đường kính gốc thân thấp nhất.

Bảng 3.4 ghi nhận số lóng và chiều dài lóng ở 3 giai đoạn khi nhú nụ, 20 ngày sau khi nhú nụ và khi hoa nở hoàn toàn cho thấy kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng đến số lóng và chiều dài lóng. Trong đó, kỹ thuật bấm ngọn ảnh hưởng

đến chiều dài lóng ở giai đoạn khi nhú nụ nhưng không ảnh hưởng đến 2 giai

đoạn 20 ngày sau khi nhú nụ va khi hoa nở hoàn toàn.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số lóng và chiều dài lóng của chồi của

cây hoa cúc Tiger Nghiệm

thức

Số lóng Chiều dài lóng (cm)

Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT Khi nhú nụ 20 NSKNN Khi HNHT

2 cành 8,9a 11,5a 12,3a 2,52 b 3,73 4,03

4 cành 7,5ab 11,3a 11,8ab 3,35a 3,50 3,89

6 cành 7,5ab 10,8a 10,9abc 3,48a 3,88 4,14

8 cành 8,8a 11,8a 12,3a 3,35a 3,83 4,19

10 cành 7,3ab 10,1a 8,6 c 3,48a 3,80 4,20 Khi nhú nụ 6,4b 8,1 b 9,8bc 3,38a 3,83 4,56

Trung bình - - - - 3,76 4,17

CV (%) 13,5 11,5 13,4 9,5 9,6 9,9

NSKHN: ngày sau khi nhú nụ HNHT: hoa nở hoàn toàn

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Ở giai đoạn khi nhú nụ cho số lóng thấp nhất ở nghiệm thức khi nhú nụ có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành không có sự

khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 2 cành cho số lóng cao nhất (Bảng 3.4).

Tiếp đến giai đoạn 20 ngày sau khi nhú nụ cho số lóng thấp nhất vẫn ở

nghiệm thức khi nhú nụ có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành không có sự khác biệt về thống kê. Nghiệm thức 8 cành cho số lóng cao nhất (Bảng 3.4).

20

Đến giai đoạn khi hoa nở hoàn toàn cho số lóng thấp nhất không còn ở

nghiệm thức khi nhú nụ mà là nghiệm thức 10 cành, kế tiếp là nghiệm thức khi nhú nụ không có sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức này với nhau nhưng có sự khác biệt so với các nghiệm thức 6 cành, 4 cành, 10 cành, 2 cành qua phân tích thống kê. Giữa các nghiệm thức 6 cành, 4 cành, 10 cành, 2 cành không có sự khác biệt về thống kê. Nghiệm thức 8 cành và 2 cành cho số lóng cao nhất (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 cũng cho thấy ở giai đoạn khi nhú nụ cho chiều cao lóng thấp nhất ở nghiệm thức 2 cành có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 4 cành, 6 cành, 8 cành, 10 cành. Giữa các nghiệm thức 4 cành, 6 cành, 8 cành, 10 cành không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 6 cành và 10 cành cho chiều cao lóng cao nhất. Trong khi đó, từ giai đoạn 20 ngày sau khi nhú nụ đến khi hoa nở hoàn toàn chiều dài lóng tiếp tục gia tăng cao nhất ở nghiệm thức khi nhú nụ và thấp nhất ở nghiệm thức 4 cành.

Nhận xét chung: Dựa vào kết quả số liệu thống kê trên, nhận thấy kỹ thuật bấm ngọn có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cúc Tiger. Nghiệm thức bấm ngọn ngay khi nhú nụ cho chiều cao cây vượt trội, đường kính tán rộng nhưng cho chiều cao chồi thấp nhất. Nghiệm thức bấm ngọn để lại 10 cành và 8 cành cho chiều cao cây, chiều cao chồi và đường kính tán tương đối cao so với 3 nghiệm thức bấm ngọn để lại 6 cành, 4 cành, 2 cành. Các nghiệm thức 6 cành, 4 cành, 2 cành cho chiều cao cây và đường kính tán thấp nhất nhưng cho chiều cao chồi cao tương đối cao. Arora và Khanna (1986), đã báo cáo rằng đối với vạn thọ, bấm ngọn 20 ngày sau khi trồng có chiều cao và chồi bên thấp hơn so với bấm ngọn sau khi trồng 40 ngày (62,5 cm và 10,8 chồi so với 80,8 cm và 16,7 chồi). Theo Yassin và Pappaih (1990), bấm ngọn hoa cúc ở thời điểm 30 ngày sau khi trồng làm giảm đáng kể về chiều cao của cây (39,6 cm) nhưng tạo ra nhiều chồi bên (19,8) hơn so với đối chứng (46,0 cm và 14,8 chồi bên). Jhon và Paul (1995), khảo sát với hoa cúc (chrysanthemum cv. Flirt) đã nhận thấy rằng có sự khác biệt về chiều cao, đường kính tán, và số chồi bên giữa các lần bấm ngọn: bấm 1 lần có chiều cao (60,4 cm), đường kính tán (29,1 cm), số chồi bên (6,4 chồi); bấm 2 lần có chiều cao (57,9 cm), đường kính tán (25,3 cm), số chồi bên

21

(5,61 chồi); bấm 3 lần có chiều cao (52,6 cm), đường kính tán (24,6 cm), số chồi bên (5,8 chồi).

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN ĐẾN SỰ RA HOA VÀ

CHẤT LƯỢNG HOA CỦA CÂY HOA CÚC TIGER

3.3.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa của cây hoa cúc Tiger

Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn

đến thời gian ra hoa sau khi trồng được ghi nhận ở 3 thời điểm thời gian xuất hiện nụ, thời gian hoa hé nở và thời gian hoa nở hoàn toàn.

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến thời gian ra hoa sau khi trồng cây hoa

cúc Tiger Nghiệm

thức

Thời gian ra hoa sau khi trồng (ngày)

Thời gian xuất hiện nụ Thời gian hoa hé nở Thời gian hoa nở hoàn toàn

2 cành 68 cd 86 b 103 b

4 cành 69 bc 86 b 100 c

6 cành 67 d 87 b 102 bc

8 cành 70 b 88 b 100 c

10 cành 67 d 80 c 101 bc

Khi nhú nụ 73a 94a 111a

CV (%) 6,5 7,6 6,2

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử DUNCAN

Tại thời điểm thời gian xuất hiện nụ ở nghiệm thức khi nhú nụ cho thời gian xuất hiện nụ trễ nhất có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa nghiệm thức 8 cành và 4 cành không có sự khác biệt về thống kê. Giữa các nghiệm thức 10 cành, 6 cành , 2 cành cũng không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 10 cành và 6 cành cho thời gian xuất hiện nụ sớm nhất (Bảng 3.5).

Đến thời điểm thời gian hoa nở hoàn toàn ở nghiệm thức khi nhú nụ vẫn cho thời gian hé nở trễ nhất có khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa các nghiệm thức 8 cành, 6 cành, 4

22

cành, 2 cành không có sự khác biệt về thông kê. Nghiệm thức 10 cành vẫn cho thời gian hé nở sớm nhất (Bảng 3.5).

Ở thời điểm thời gian hoa nở hoàn toàn ở nghiệm thức khi nhú nụ tiếp tục cho thời gian hoa nở hoàn toàn trễ nhất có sự khác biệt về thống kê so với các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành. Giữa các nghiệm thức 10 cành, 8 cành, 6 cành, 4 cành, 2 cành không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức 4 cành và 8 cành cho thời gian hoa nở hoàn toàn sớm nhất (Bảng 3.5).

3.3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chất lượng hoa của cây hoa cúc Tiger

Hình 3.2 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến tổng số hoa. Trong đó, nghiệm thức khi nhú nụ có tổng số hoa cao nhất, kế tiếp là nghiệm thức 10 cành, nghiệm thức 8 cành, nghiệm thức 6 cành, nghiệm thức 4 cành, nghiệm thức 2 cành. 2,0f 4,0e 6,0d 8,0c 10,0b 23,0a 0 5 10 15 20 25 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ T ổ n g s ố h o a 1

Hình 3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến tổng số hoa của cây hoa cúc Tiger

Đường kính hoa trên cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong

đánh giá hiệu quả kỹ thuật bấm ngọn, kết quả Hình 3.3 cho thấy nghiệm thức 4 cành cho đường kính hoa cao nhất có sự khác biệt về thống kê so với nghiệm thức 6 cành và khi nhú nụ. Giữa các nghiệm thức 2 cành, 4 cành, 8 cành, 10 cành không có sự khác biệt về thống kê. Nghiệm thức khi nhú nụ cho đường kính hoa thấp nhất.

23 7,8d 8,0ad 8,3bc 8,6ab 8,9a 8,8a 5 6 7 8 9 10 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ Đ ườ n g k ín h h o a ( c m ) 1

Hình 3.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến đường kính hoa của cây hoa cúc

Tiger

Hình 3.4 cho thấy ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số cánh hoa. Trong đó, nghiệm thức 8 cành cho số cánh hoa cao nhất, kế tiếp là nghiệm thức 10 cành, 6 cành, 2 cành và 4 cành không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức này với nhau nhưng có sự khác biệt với nghiệm thức khi nhú nụ có số cánh hoa thấp nhất qua phân tích thống kê.

319,6b 368,7a 373,3a 362,0a 358,8a 359,6a 300 320 340 360 380 400 2 cành 4 cành 6 cành 8 cành 10 cành Khi nhú nụ S ố c á n h h

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp ) trồng trong chậu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)