Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất hoa lily tại lạng sơn (Trang 56)

1. Cơ sở khoa học của đề tài

3.3.2.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống Robina thí nghiệm giống Robina thí nghiệm

Mỗi một thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của cây là khác nhau. Xác định được các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây giúp chúng ta đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời, hợp lý. Giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa được đảm bảo. Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng của giống Robina ở các mật độ khác nhau, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.21.

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn phát triển của giống Lily Robina

Đơn vị: ngày

Thời gian từ trồng đến ngày……

Ra nụ Nụ thứ nhất chuyển màu Hoa thứ nhất nở hoàn toàn Chỉ tiêu Mật độ trồng 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% 44 củ/m2 38 41 45 84 87 91 94 98 102 33 củ/m2 37 40 44 88 91 93 96 100 103 25 củ/m2 (đ/c) 39 44 46 86 89 92 97 100 103 20 củ/m2 40 43 47 87 90 93 96 99 103

Qua bảng số liệu 3.21 cho thấy:

- Thời gian từ trồng đến khi các công thức có 10% số cây ra nụ ở các mật độ trồng khác nhau biến động từ 37 – 40 ngày. Trong đó mật độ trồng 33 và 44 củ/m2 có thời gian từ trồng đến ra nụ ngắn hơn công thức đối chứng từ 1- 2 ngày. Ở mật độ 20 củ/m2 có thời gian trồng đến ra nụ dài hơn công thức đối chứng 1 ngày.

- Thời gian từ trồng đến 10% số cây của các công thức có nụ thứ nhất chuyển màu ở các mật độ trồng biến động từ 84 – 88 ngày. Trong đó ở mật độ 33 và 20 củ/m2 có thời gian từ trồng đến nụ thứ nhất chuyển màu lần lượt là 88 và 87 ngày, lớn hơn công thức đối chứng 1 ngày. Công thức còn lại có thời gian từ trồng đến nụ thứ nhất chuyển màu ngắn hơn công thức đối chứng 2 ngày.

- Thời gian từ trồng đến 50% hoa thứ nhất nở hoàn toàn của giống Robina ở các mật độ trồng khác nhau không có sự biến động chênh lệch lớn biến động từ 98 - 100 ngày.

Như vậy mật độ không có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng và phát triển của của các giống Lily thí nghiệm.

3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng hoa của giống Robina thí nghiệm

Bảng 3.22: Một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hoa của giốngLily Robina ở các mật độ trồng khác nhau

Chỉ tiêu Mật độ trồng Số nụ (nụ) Đường kính nụ (cm) Chiều dài nụ (cm) Số hoa /cây (hoa) Số cành thu hoạch/ô (cành) Tỷ lệ cành hoa hữu hiệu (%) ĐK thân cách gốc 10 cm (cm) 44 củ/m2 5,2 3,6 12,6 5,0 213 97 1,1 33 củ/m2 5,1 3,5 12,5 4,9 161 98 1,1 25 củ/m2 (đ/c) 5,1 3,6 12,5 4,9 125 100 1,1 20 củ/m2 4,9 3,5 12,4 4,7 100 100 1,1 LSD05 0,23 0,13 0,33 0,38 0,69 CV% 2,3 1,9 1,3 3,9 3,2

Qua bảng số liệu 3.22 cho thấy tất cả các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của mật độ trồng tới chất lượng của giống Robina đều không có sự thay đổi và chênh lệch quá lớn. Điều này cho thấy đặc điểm của giống chi phối rất lớn tới chất lượng của hoa.

- Số nụ/ cây của Robina khi được trồng ở các mật độ khác nhau biến động từ 4,9 – 5,2 nụ/cây. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, giống Robina khi được trồng ở mật độ trồng khác nhau thì số nụ/cây không có sự sai khác. Chứng tỏ chỉ tiêu này bị chi phối chặt bởi yếu tố giống.

- Kết quả xử lí thống kê cho thấy đường kính nụ, chiều dài nụ và số hoa/cây của giống Robina khi được trồng ở các mật độ khác nhau không có sự chênh lệch đáng kể và không có sự sai khác nhau. Đường kính nụ dao động từ 3,5-3,6 cm. Chiều dài nụ hoa dao động từ 12,4-12,6 cm. Số hoa trên cây cũng không có sự sai khác, dao động từ 4,7-5,0 hoa/cây.

- Số cành hoa thu hoạch: Với các mật độ trồng khác nhau ở các công thức thì số cành thực thu cũng rất khác nhau. Điều này cho thấy để mang lại hiệu quả trong sản xuất thì trồng với mật độ hợp lí là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế mà sản xuất mang lại.

- Tuy được trồng với các mật độ trồng khác nhau nhưng qua thí nghiệm chúng tôi thấy tỷ lệ hoa hữu hiệu thu được trên các ô thí nghiệm đạt khá cao, dao động từ 97-100%. Điều này cho thấy giống Robina có sự ổn định và thích nghi tốt.

Độ bền hoa là một yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm, xác định được độ bền hoa sẽ giúp người sản xuất trong việc thu hái đúng thời điểm, bên cạnh đó còn quyết định hướng sản xuất hoa chậu hay hoa cắt cành. Qua nghiên cứu theo dõi độ bền hoa của giống Robina, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.23.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ bền của hoa Lily Robina

Độ bền trong vườn (ngày) Độ bền hoa cắt (ngày)

Chỉ tiêu MĐT Thời gian từ nụ chuyển màu đến nở bông đầu tiên Thời gian từ nụ chuyển màu đến nở toàn bộ hoa Thời gian từ nụ chuyển màu đến hoa tàn cả cành Thời gian từ cắt đến nở bông đầu tiên Thời gian từ cắt đến nở toàn bộ hoa Thời gian từ cắt đến hoa tàn 44 củ/m2 10,6 18,3 24,6 4,7 8,5 17,2 33 củ/m2 10,4 18,4 24,4 4,7 8,5 17,8 25 củ/m2 (đ/c) 10,2 19,0 24,3 4,7 8,7 17,3 20 củ/m2 10,3 19,1 24,1 5,3 8,5 16,8

Qua bảng 3.23 cho thấy

- Độ bền hoa trong vườn của giống Robina ở các mật độ khác nhau chênh lệch nhau không nhiều. Trong đó thời gian từ lúc nụ chuyển màu đến nở bông đầu tiên dao động từ 10,2 – 10,6 ngày. Trong khi đó thời gian từ nụ chuyển màu đến khi tàn cả cành là 24,1- 24,6 ngày.

- Độ bền hoa cắt ở các mật độ trồng khác nhau cũng không có sự chênh lệch và hầu như không chịu sự chi phối của yếu tố mật độ. Thời gian từ khi cắt tới khi có bông nở đầu tiên dao động từ 4,7 - 5,3 ngày.

3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tình hình sâu bệnh hại trên giống Robina thí nghiệm Robina thí nghiệm

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên giống Robina, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.24.

Bảng 3.24: Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính

Bệnh khô đầu lá Bệnh cháy lá Bệnh thui nụ

Mật độ trồng Rệp Tỷ lệ cây bị bệnh (%) Mức độ hại Tỷ lệ cây bị bệnh (%) Mức độ hại Tỷ lệ cây bị bệnh (%) Mức độ hại 44 (củ/m2) * 3,27 + 3,20 + 1,24 + 33 củ/m2 * 4, 35 + 4,50 + 1,44 + 25 củ/m2 (đ/c) * 3,46 + 3,33 + 1,13 + 20 củ/m2 * 4,17 + 4,40 + 0,88 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:

* Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) ** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá) *** Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)

**** Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân)

Đối với bệnh: đánh giá theo 4 mức độ: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%)

++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%) +++ Mức độ nặng (tỷ lệ bệnh 26-50%) ++++ Mức độ rất nặng (tỷ lệ bệnh trên 50%)

Qua bảng số liệu 3.24 chúng ta thấy, dù trồng ở các mật độ khác nhau nhưng hầu hết đều bị rệp phá hại. Tuy nhiên, việc gây hại của rệp là không đáng kể bởi công tác theo dõi, phòng trừ trong thí nghiệm được tiến hành rất thường xuyên.

Qua thời gian tiến hành thí nghiệm giống Robina được trồng ở các mật độ khác nhau đều bị nhiễm bệnh khô đầu, bệnh cháy lá và thui nụ nhưng đều ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa Robina

3.3.5. Hiệu quả kinh tế với các mật độ trồng khác nhau

Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng của giống lily Robina tại Lạng Sơn (Diện tích: 360m2) Chỉ tiêu Mật độ Tỷ lệ cây thu hoạch (%) Số cành hoa thu hoạch (cành hoa) Đơn giá (1.000 đồng) Tổng thu (1.000 đồng) Tổng chi (1.000 đồng) Lãi thuần (1.000 đồng) 44 củ/m2 97 15.364 17 261.188 205.022 56.166 33 củ/m2 98 11.642 20 232.840 164.882 67.958 25 củ/m2 đ/c) 100 9.000 25 225.000 135.018 89.982 20 củ/m2 100 7.200 25 180.000 115.218 64.782

(Giá bán tính theo giá bán buôn tại thị trường tỉnh Lạng Sơn)

Qua bảng số liệu trên .

Các công thức có giá bán dao động từ 17.000 – 25.000 đồng/cành. Trong đó trồng ở mật độ 25 củ/m2 và 20 củ/m2 có giá bán cao nhất đạt 25.000 đồng/cành. Công thức trồng ở mật độ 44 củ/m2 cho chất lượng hoa thấp nhất nên giá bán đạt thấp nhất là 20.000 đồng/cành.

Qua kết quả hạch toán kinh tế cho thấy công thức 3 trồng ở mật độ 25 cây/m2 cho lãi thuần cao nhất đạt 89.982.000đồng/sào. Công thức 1 trồng ở mật độ 44 cây/m2 cho lãi thuần thấp nhất đạt 56.166.000 đồng/sào.

Chương IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

- Các giống Lily Sorbonne, Benlarona, Robina đều có khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn, trong đó giống Robina có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có mầu sắc đẹp được người tiêu dùng Lạng Sơn rất ưa chuộng.

+ Giống Robina có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 98 ngày, có 54,4 lá và chiều cao cây cao nhất đạt 93,3 cm.

+ Số nụ/cây giống Robina đạt đạt 5,8 nụ/cây, chiều dài nụ đạt 12,7 cm, số hoa đạt 5,7 hoa, độ bền hoa cắt cành 22,3 ngày và tự nhiên là 25,4 ngày, tỉ lệ hoa hữu hiệu đạt 97,8% và có hiệu quả kinh tế cao nhất trong 3 giống thí nghiệm (124,025 triệu đồng/360m2)

- Thời vụ trồng ngày 25 tháng 10 năm 2013 của giống Robina có thời gian từ trồng tới hoa thứ nhất nở là 96 ngày, nở hoa vào đúng dịp Tết nguyên đán, do vậy hiệu quả kinh tế cũng đạt cao nhất đạt 129.582.000 đồng/sào.

- Mật độ trồng ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng phát triển của giống Robina như thời gian sinh trưởng, và các chỉ tiêu chất lượng như số nụ/cây, chiều cao thân cành, kích thước hoa…của giống Robina. Nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao tại thị trường Lạng Sơn thì nên áp dụng trồng với mật độ 25 củ/m2 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.2. Đề nghị

- Đưa giống hoa Lily Robina vào sản xuất tại tỉnh Lạng Sơn, để đạt hiệu quả cao nhất nên trồng ở mật độ 25 củ/m2 (khoảng cách 20cm x 20cm) và trồng thời vụ từ 15 – 25 tháng 10 để hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán.

- Để có kết luận chính xác hơn cần tiếp tục nghiên cứu ở các năm tiếp theo để hoàn chỉnh quy trình sản xuất hoa Lily tại Lạng Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Thị Lý Anh, 2005. Sự tạo củ Lily in vitro và sự sinh trưởng của cây Lily trồng từ củ in vitro. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tập III số 5. Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội. tr: 349-353.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007. Quyết định số : 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007. Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại học thực vật-thực vật bậc cao. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr: 446-448.

4. Phạm Tiến Dũng, 2002. Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng IRRISTAT 4.0 trên Windows. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 58-64. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Lê Thanh Dũng, 2004. Tin học văn phòng Microsoft excell 2000. Nxb Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr: 15-142.

6. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004. Công nghệ trồng hoa mới cho thu nhập cao-Cây hoa Lily, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, tr: 9-31; 58-76. 7. Nguyễn Thái Hà và CS, 2003. Nghiên cứu sự phát sinh của In vitro các

giống hoa lilium spp. Báo cáo hội nghị sinh học toàn quốc. Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr : 875-879.

8. Đỗ Tuấn Khiêm, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khả năng thích ứng và xây dựng mô hình sản xuất một số loài hoa giá trị cao tại Bắc Kạn. Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, tr: 4-45.

9. Nguyễn Xuân Linh, 1998. Hoa và kỹ thuật trồng hoa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10. Lê Quang Long, Hà Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006. Từ điển tranh về các loài hoa. Nxb Giáo dục, tr : 249.

11. Lê Quang Long, Nguyễn Thanh Huyền, Hà Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thanh Tùng, 2006. Từ điển tranh về các loài cây. Nxb Giáo dục, tr : 16.

12. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo, 2004. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr : 30-32.

13. Đoàn Thị Thành, 2005. Những thành tựu nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam (Nghiên cứu đa dạng sinh học của các Isolates nấm Fusarium spp ở Việt Nam và một số nước khác). Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 129-134. 14. Nguyễn Văn Tấp, 2008. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và

một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily tại Ba Bể-Bắc Kạn". Luận văn thạc sĩ nông nghiệp tr 55-63.

15. Hoàng Phú Thịnh, 2007. Báo cáo tổng kết dự án: "Trồng thử nghiệm một số cây trồng giá trị kinh tế cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. tr. 50-55.

16. Hà Thị Thuý, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý, 2005.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh In vitro các giống hoa lilium spp. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia.

17. Nguyễn Văn Tới, 2007. Ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt. Thông tin khoa học công nghệ số 3/2007. Sở khoa học công nghệ Lâm Đồng.

18. Nguyễn Khắc Trung, Phạm Minh Thu, 1997. Kỹ thuật về hoa cây cảnh. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 21-23.

19. Viện bảo vệ thực vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 46-57.

20. Trần Duy Quý và CS, 2004. Giới thiệu một số giống hoa Lily mới nhập nội vào Việt Nam và khả năng phát triển chúng. Bản tin Nông nghiệp giống công nghệ cao số 6, Hà Nội, tr. 10-12.

II. Tài liệu nước ngoài

21. Barba-Gonzalez.R, Lim.K-.B., Ramanna. M.S and Van Tuyl.J.M.2005.

Use of 2n games for inducing intergenomic recombination in Lily hybrids.Acta Hort. 673. p.161-166.

22. Beattie.D.J, White.J.W. 1993. Lilium hybrid and species. In : The physiology of flower bulds (De Hertogh. A, Le Nard. M, eds) Elsevier Amsterdam, p. 423-342.

23. Beers.C.M., Barba-Gonzalez.R., Van Shilfhout.A.A., Ramanna.M.S. and Van Tuyl.J.M., 2005. Acta Hortic.673, p.449-452.

24. Bonner.F.J.M., 1997. Long term storage of clonal material of Lily (lilium L.).PhD-thesis, Wageningen Univerrsity, p.111.

25. Buschman.J.C.M., Okubo.H., Miller.W.B., Chastagner.G.A.,2005.

Globalisation-flower-flower bulds-buld flowers. Acta Horticulture.673. p.27-33.

26. Chang. Y,C., Miller. W.B, 2003. Growth and calcium partitioning in Lilium 'Star Gazer' in Relation to leaf calcium deficiency. Hort.Science. 128(6).p.788-796.

27. Chi. H.S., Straathof.Th.P., Löffer.H.J.M and Van Tuyl.J.M., 1999. In vitro pollen sellection for heat-tolerance in lilies. In : Anther from biology to biotechology, chapter 16. Eds.C.Clement, E. Pacini, J.-C. Audran, Spring, Berling. p.175-182.

28. De Hertogh.A.A, Le Nard.M., 1993. World production and horticultural utilization of flower bulds. In : De Hertogh.A.A., Le Nard.M. The physiology of flower bulds. Amsterdam.Elsevier Science Publishers.cap.2.p.21-28.

29. De Jong P.C., 1974. Some notes on the evolution of lilies. North American Lily Yearbook. 27. p.23-28.

30. Grassotti.A, 1996. Economics and culture techniques of lilium production in Italy. Acta Horticulture.414.p.25-34. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất hoa lily tại lạng sơn (Trang 56)