Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất hoa lily tại lạng sơn (Trang 54)

1. Cơ sở khoa học của đề tài

3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng,

của giống Robina thí nghiệm

Mật độ trồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng, chi phối sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và hoa Lily nói riêng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Chính vì vậy việc xác định được mật độ trồng phù hợp sẽ góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của giống Robina và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất trên một đơn vị diện tích. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau trên giống Robina tại Lạng Sơn, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.19.

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái và động thái ra lá của giống Lily Robina

Thời gian sau trồng ... Chỉ tiêu Mật độ trồng 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày Tổng số lá Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) 44 củ/m2 33 37,56 40,7 43,2 45,7 48,2 49,9 13,2 3,4 33 củ/m2 32,6 37,36 40,2 42,7 45,1 47,4 49,0 13,3 3,2 25 củ/m2 (đ/c) 32,5 37,2 39,9 42,3 45,0 47,3 48,9 13,7 3,5 20 củ/m2 31,9 36,8 39,7 42,1 44,5 46,9 48,5 13,7 3,4 LSD05 1,9 CV% 2,0

Qua bảng số liệu 3.19 cho thấy:

- Động thái ra lá ở các mật độ trồng khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể và ở các mật độ khác nhau đều tăng nhanh ở giai đoạn 30 – 40 ngày

sau trồng, sau đó tốc độ giảm và chậm dần. Số lá đạt tối qua ở 80 ngày sau trồng, dao động từ 48,5 – 49,9 lá. Qua xử lí thống kê, kết quả cho thấy số lá ở các mật độ trồng khác nhau không có sự sai khác.

- Đặc điểm hình thái của cây trồng nói chung là do giống quy định. Kết quả theo dõi kích thước lá của giống Robina ở các mật độ trồng khác nhau có xu hướng ngắn và nhỏ khi trồng với mật độ dầy. Kích thước lá đạt cao nhất khi được trồng ở mật độ 25 củ/m2 và nhỏ dần khi mật độ tăng lên 33 hoặc 44 củ/m2.

Chiều cao cây một trong những yếu tố tạo lên tính thẩm mỹ của cành hoa. Qua theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Robina, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.20

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Lily Robina

Đơn vị: (cm)

Thời gian sau trồng ………… Chỉ tiêu

Mật độ trồng 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày

44 củ/m2 33,1 41,9 49,8 59,8 71,3 79,7 89,5 33 củ/m2 32,2 40,4 48,3 59,4 71,2 79,9 89,2 25 củ/m2 (đ/c) 32,4 40,5 48,7 59,4 71,6 80,2 90,0 20 củ/m2 32,4 40,5 48,9 59,6 71,1 80,2 89,7 LSD05 1,14 CV% 0,6

Qua bảng số liệu 3.20 chúng ta thấy:

- Sau trồng 30 ngày, chiều cao cây ở các mật độ trồng khác nhau không có sự khác biệt. Vì ở giai đoạn này cây còn nhỏ, không có sự cạnh tranh lớn

về dinh dưỡng và ánh sáng. Do vậy chiều cao cây không có sự sai khác, dao động từ 32,3 - 32,4cm.

- Sau trồng 40 ngày chiều cao cây các ở các mật độ trồng biến động từ 40,4 – 41,9cm. Trong đó chiều cao cây ở mật độ trồng 33 củ/m2 và 20 củ/m2 có chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng. Trong khi đó ở mật độ trồng 44 củ/m2 có chiều cao cây đạt 41,9 cm cao hơn giống đối chứng 1,4cm.

- Sau trồng 50 ngày chiều cao cây các ở các mật độ trồng biến động từ 48,3 – 49,8cm. Trong đó chiều cao cây ở mật độ trồng 20 củ/m2 và 44 củ/m2 có chiều cao cây lớn hơn công thức đối chứng lần lượt là 0,2 – 1,1cm. Trong khi đó ở mật độ trồng 33 củ/m2 có chiều cao cây đạt 48,3 cm thấp hơn giống đối chứng 0,4cm.

- Chiều cao cây cuối cùng của giống Robina ở các công thức mật độ ít có sự chênh lệch nhau, biến động từ 89,2- 90,0 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức mật độ không có sự sai khác nhau.

Như vậy là mật độ trồng không ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất hoa lily tại lạng sơn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)