Bảng 3.4: Tình hình bán hàng theo phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
Biểu đồ tình hình bán hàng và dịch vụ theo phương thức tiêu thụ của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 (đơn vị tính: Đồng)
3.1.4.1. Nhận xét
Hàng hóa và dịch vụ của công ty tiêu thụ thông qua 4 phương thức: trong đó chủ yếu là bán hàng qua kho với mặt hàng sắt thép, kế đến là bán qua hệ thống siêu thị với các mặt hàng công nghệ phẩm, bán hàng qua cửa hàng đại lý tại các tỉnh và cuối cùng là tiêu thụ nội bộ.
Tình hình bán hàng của công ty chủ yếu dựa vào phường thức tiêu thụ là bán buôn qua kho, với tỷ trọng hàng năm luôn chiếm rất cao trong tổng tỷ trọng, sở dĩ có điều này là do sản lượng sắt thép cung cấp cho các đơn vị khác ở các năm là rất lớn. Năm 2010, giá trị của chỉ tiêu này đạt 717,342,393,414 đồng tương ứng với 95.02% so với tổng tỷ trọng. Năm 2011, giá trị của chỉ tiêu này đạt 980,732,919,894 đồng, tăng 263,390,526,480 đồng so với năm 2010, đạt 94.14% về tỷ trọng. Năm 2012, tăng hơn 129,674,620,770 đồng so với năm 2011, đạt tỷ trọng 94.09% tương ứng với 1,110,407,540,664 đồng.
Phương thức tiêu thụ chủ yếu thứ hai của công ty là qua hệ thống siêu thị với tỷ trọng hàng năm từ 2.05 đến 2.53%. Phương thức tiêu thụ này áp dụng cho các sản phẩm Công nghệ phẩm. Năm 2010, giá trị doanh thu của phương thức tiêu thụ này đạt 19,096,570,529 đồng chiếm 2.53% tỷ trọng. Năm 2011, giá trị chỉ tiêu này tăng 2,264,074,465 đồng so với năm 2010, đạt 21,360,644,994 đồng chiếm 2.05% tổng tỷ trọng. Năm 2012, giá trị chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 8,348,248,479 đồng so với 2011, đạt giá trị 29,708,893,473 đồng chiếm 2.52% tổng tỷ trọng.
Ở vị trí thứ ba là bán hàng qua đại lý, cửa hàng chiếm tỷ trọng từ 1.4% đến 2.23%. Phương thức bán hàng qua đại lý, cửa hàng được công ty áp dụng cho cả sản phẩm Công nghệ phẩm và sắt thép. Năm 2010, tỷ trọng của chỉ tiêu này chiếm 1,4% tương ứng với 10,576,562,139 đồng . Tỷ trọng chỉ tiêu này tăng lên là 2.23% năm 2011 tương ứng với giá trị 23,275,737,304 đồng, tăng 12,699,175,164 đồng so với năm 2011. Đến năm 2012 tỷ trọng này lại giảm nhẹ chỉ còn 2.07% tương ứng với 24,466,147,566 đồng do giá trị doanh thu chỉ tăng 1,190,410,262 đồng so với 2011.
Cuối cùng là tiêu thụ trong nội bộ công ty với tỷ trọng chiếm 1.05% đến 1.58% qua các năm. Nếu năm 2010, tỷ trọng chỉ tiêu này là 1.05% trong tổng cơ cấu với giá trị doanh thu đạt 7,926,895,426 đồng, thì tới năm 2011 tỷ trọng này đã tăng lên chiếm 1.58% tỷ trọng tương ứng với 16,460,917,471 đồng, tăng 8,534,022,045 đồng so với 2010. Năm 2012, tỷ trọng này giảm xuống còn 1.32% do doanh thu giảm 882,796,191 đồng chỉ còn 15,578,121,279 đồng. Nội bộ công ty cũng tiêu thụ một lượng hàng đáng kể, do các công trình bất động sản mà công ty đầu tư. Năm 2010, lượng tiêu thụ nội bộ chỉ là 7,926,895,426 đồng ứng với 1.05% tổng doanh thu, qua năm 2011, lượng tiêu thụ này đã tăng thêm 8,534,022,045 đồng tương ứng 107,66%, đạt giá trị 16,460,917,471 đồng chiếm 1.58% tỷ trọng. Năm 2012, lượng tiêu thụ này giảm nhẹ 5.36% tương đương với 882,796,191 đồng so với năm 2011, đạt giá trị 15,578,121,279 đồng chiếm 1.32% tỷ trọng.
Nhìn chung bán hàng qua kho mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty, nguyên nhân cũng do đặc trưng của mặt hàng thép cồng kềnh, thường vận chuyển với số lượng nhiều. Phương thức này có thể giúp công ty hạ giá thành sản phẩm do không chịu phí vận chuyển. Bên cạnh đó công ty cũng nên mở rộng phân phối các mặt hàng công nghệ phẩm ở siêu thị, đại lý.
3.1.4.2. Nhân tố tác động
Nhân tố khách quan:
Do các khách hàng của công ty thường là các đơn vị thi công xây dựng, nên lượng hàng tiêu thụ của công ty chủ yếu là xuất hàng tại kho.
Đặc trưng của sản phẩm thép là cồng kềnh, và đối tác phân phối nhận hàng theo lô tại kho của công ty.
thương hiệu ở Việt Nam, nên công ty có lợi thế trong việc thương lượng với các nhà phân phối như siêu thị. Bên cạnh đó là người tiêu dùng thích mua những sản phẩm này ở siêu thị, cửa hàng trưng bày hơn. Nên doanh thu ở phương thụ tiêu thụ này tăng.
Nhân tố chủ quan:
Hệ thống đại lý cửa hàng của công ty còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phân phối nên giá trị doanh thu qua phương thức này còn thấp
Các sản phẩm công nghệ tuy tăng trường nhưng cũng gặp phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế khác trên thị trường cũng như trong việc xâm nhập vào các mạng lưới phân phối phổ thông như siêu thị.
Công ty có các dự án do công ty con đầu tư và sử dụng nguyên liệu do công ty con khác cung cấp, bên cạnh đó là việc thuê mặt bằng trong nội bộ đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ nội bộ.
3.1.4.3. Giải pháp
Xây dựng hệ thống đại lý cửa hàng tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Đưa ra các chương trình bán hàng đối với các sản phẩm Công nghệ để thúc đẩy việc mua hàng.
Thận trọng trong việc đầu tư các công trình bất động sản, ưu tiên hoàn thành các công trình còn đang dang dở