Bảng 3.3: Tình hình bán hàng theo địa bàn kinh doanh của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
Biểu đồ tình hình bán hàng và dịch vụ theo địa bàn kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 (đơn vị tính: Đồng)
3.1.3.1. Nhận xét
Doanh thu của công ty chủ yếu tập trung ở các thị trường phía Nam như TPHCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trong khi đó công ty cũng từng bước phân phối tới các thị trường miền Bắc và miền Trung.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Thiên Nam là thị trường thành phố Hồ Chí Minh với tỷ trọng hàng năm trên 97%. Các mặt hàng chủ lực ở thị trường này là sắt thép và sản phẩm công nghệ. Năm 2010, doanh thu của Thiên Nam đạt được tại thị trường Hồ Chí Minh là 733,564,263,993 đồng tương ứng với 97.17% tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu từ thị trường này tăng 38.78% ứng với 284,512,226,661 đồng so với 2010, đạt giá trị 1,018,076,490,654 đồng chiếm 97.72% tổng doanh thu. Năm 2012, doanh thu từ thị trường này tiếp tục tăng 13.65% tương ứng với 138,953,062,550 đồng so với năm 2011, đạt giá trị 1,157,029,553,204 đồng chiếm 98.04% tỷ trọng doanh thu.
Hiện tại Thiên Nam đang tiến hành mở rộng kinh doanh ra các thị trường khác trong cả nước, trước hết là Tây Nam Bộ rồi tới Đông Nam Bộ, Miền Trung và Miền Bắc. Vì vậy, doanh thu từ thị trường Tây Nam Bộ của công ty đang dần được nâng cao. Năm 2010, doanh thu từ thị trường này chiếm 1.20% tỷ trọng với giá trị 9,059,309,058 đồng. Năm 2011, doanh thu từ thị trường này tăng thêm 1,879,908,248 đồng tương ứng với 20.75% so với năm 2010, đạt giá trị 10,939,217,306 đồng, chiếm 1.05% tỷ trọng. Năm 2012, doanh thu thị trường này tiếp tục tăng thêm 4.52% ứng với 494,780,799 đồng so với năm 2011, đạt giá trị 11,433,998,105 đồng chiếm 0.97% tỷ
trọng.
Thị trường Đông Nam Bộ vẫn mang lại doanh thu tương đối ổn định cho công ty. Năm 2010, doanh thu từ thị trường này đạt, 5,306,580,874 đồng chiếm 0.70% tỷ trọng. Năm 2011, doanh thu từ thị trường này tăng 24,198,009 đồng ứng với 0.46% so với 2010, đạt giá trị 5,330,778,883 đồng chiếm 0.51% tỷ trọng. Năm 2012, doanh thu từ thị trường này tiếp tục tăng 4.52% ứng với 241,111,129 đồng so với 2011, đạt giá trị 5,571,890,012 đồng chiếm 0.47% tỷ trọng.
Thị trường Miền Trung, năm 2010, thị trường này mang về cho Thiên Nam 4,738,018,637 đồng chiếm 0.63% tỷ trọng. Năm 2011, doanh thu từ thị trường này tăng 188,776,092 đồng ứng với 3.98% so với năm 2010, đạt giá trị 4,926,794,729 đồng chiếm 0.47% tỷ trọng. Tuy nhiên, năm 2012, doanh thu từ thị trường này đã sụt giảm 30.38% ứng với 1,496,545,814 đồng so với năm 2011, chỉ đạt 3,430,248,915 đồng chiếm 0.29% tỷ trọng.
Thị trường Miền Bắc, đây là thị trường mới của Thiên Nam, hiện nay Thiên Nam đang dần chú trọng tới việc phát triển thị trường này. Tuy là thị trường non trẻ nhưng qua 3 năm, thị trường này cũng đóng góp một mức doanh thu khá ổn định cho công ty. Năm 2010, doanh thu từ thị trường này đạt 2,274,248,946 đồng chiếm 0.30% tỷ trọng. Năm 2011, doanh thu từ thị trường này tăng 12.43% ứng với 282,689,144 đồng so với năm 2010, đạt giá trị 2,556,938,090 đồng chiếm 0.25% tỷ trọng. Năm 2012, doanh thu từ thị trường này tiếp tục tăng thêm 5.4% ứng với 138,074,657 đồng so với năm 2011, đạt giá trị 2,695,012,747 đồng chiếm 0.23% tỷ trọng
3.1.3.2. Nhân tố tác động
Bên cạnh các nhân tố đã phân tích trên, thì còn có thể đề cập đến một số nhân tố sau: Nhân tố khách quan:
Cơ sở hạ tầng ở một số nơi đã hoàn thiện đầy đủ dẫn đến cầu về sản phẩm sắt thép cũng giảm đi qua từng năm, nên mức tăng trưởng cũng giảm qua từng năm.
Ở thị trường miền Bắc, có nhiều công ty lớn mạnh về lãnh vực sắt thép, do đó cạnh tranh ở thị trường này là điều không đơn giản với công ty, nên doanh thu hiện tại ở thị trường này chưa cao.
khó khăn, nên mức tiêu thụ ở thị trường này có xu hướng giảm.
Trong khi đó ở khu vực phía Nam, thì nhu cầu về thép cuộn có tăng, cũng như thị hiếu sính hàng ngoại như rượu ngoại, bánh kẹo ngoại. Nên đây là các thị trường chính và tiềm năng của công ty.
Nhân tố chủ quan:
Trụ sở chính của công ty ở TPHCM, và các cơ sở khác cũng hầu như chỉ ở các tỉnh lân cận TPHCM. Do đó việc kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu ở đây.
Quy mô hoạt động của công ty chưa đủ lớn để phát triển thêm ra các thị trường mới.
3.1.3.3. Giải pháp
Công ty nên tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng, đại lý. Về mặt hàng công nghệ phẩm thì có thể đầu tư của hàng trưng bày, cũng như giới thiệu sản phẩm mới của công ty qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thành lập thêm các công ty con phụ trách từng vùng khác nhau.
Tìm kiếm những thị trường kinh doanh mới ngoài nước như các nước trong khu vực, Trung Quốc....