Nhiễu loạn điện ly

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trời lên trạng thái của lớp f2 tầng điện ly xích đạo từ (Trang 63)

Nhiễu loạn điện ly được hiểu là sự lệch khỏi trạng thái bình thường của nĩ. Trong luận án này chúng ta quan tâm đến những nhiễu loạn do MT gây ra. Đĩ là những nhiễu loạn thường gắn liền với các dạng HĐMT gây biến động bất thường, đột ngột như BNMT và CME, gọi chung là bão MT. Cĩ thể phân loại nhưsau:

1. Nhiễu loạn điện ly đột ngột 2. Bão điện ly

3. Các hiện tượng hấp thụ mũ cực

Ở vùng XĐT khơng cĩ hiện tượng hấp thụ mũ cực, ta khơng xét đến.

Nhiễu loạn điện ly đột ngột

Được định nghĩa là sự tăng đột ngột nồng độ e- vào ban ngày do bức xạ MT tăng cường trong bão MT (đối với vùng XĐT và vùng vĩ độ thấp là bức xạđiện từ). Vì bức xạ điện từcủa MT đến TĐ trong vịng khoảng 8 phút nên nhiễu loạn này xảy ra gần như ngay khi cĩ BNMT. Trong đĩ, do các bức xạ tăng cường cĩ khả năng đâm xuyên cao (bức xạ tử ngoại và tia X) nên lớp D bị ảnh hưởng nhiều, với nhiễu loạn đột ngột trong lớp D gọi là SID (Sudden Ionospheric Disturbance). Nồng độ lớp F2 cũng tăng cao trong thời gian đĩ.

Bão điện ly

Hình thái nhiễu loạn thường gặp trong lớp F2 là bão điện ly. Do nằm sát từ quyển, bão điện ly được coi là chẳng những cĩ liên quan đến HĐMT, mà cịn với cả những nhiễu loạn trong trường địa từ là bão từ. Người ta nhận thấy bão điện ly thường xảy ra khi VĐMT đi vào kinh tuyến trung tâm. Tuy nhiên, cũng cĩ khi nĩ xảy ra mà trên MT khơng cĩ vết đen nào! Bão điện ly cũng thường xảy khi cĩ bão từ, nhưng cũng cĩ khi cĩ bão từ mà khơng cĩ bão điện ly. Điều này gây khĩ khăn cho việc dự báo điện ly và vì thế ta cần phải nghiên cứu phản ứng của điện ly trước bão MT, bão từ cụ thểđể ghi nhận qui luật của nĩ, lý giải cơ chế, tiến tới dự báo, dự phịng.

- Sporadic E (ES), làm chắn sĩng phản xạ từ các lớp điện ly bên trên, ảnh hưởng đến việc thăm dị điện ly F2.

- Spread F (FS), gây tán xạ sĩng vơ tuyến. - sự mất tín hiệu.

Ngày nay, nhiễu loạn điện ly gây ra bởi HĐMT là một trong những vấn đề của vật lý về mối quan hệ MT - TĐ. Theo quan điểm hiện đại, các bức xạ phĩng ra từ bão MT khi đi qua mơi trường liên hành tinh sẽ làm thay đổi tính chất của nĩ. Từ quyển là bức tường đầu tiên mà các bức xạ đĩ đụng phải. Khi đĩ chúng sẽ gây ra những tác động nén, kéo đường sức từ, làm từ trường thay đổi đột ngột, gọi là bão

từ, quan sát được trên TĐ. Khi từ trường TĐ thay đổi, tầngđiện ly chắc chắn bị ảnh hưởng. Vậy các tác động lên tầng điện ly cĩ thể là cả một chuỗi liên hồn , từ bão MT đến bão từ và cả hai cùng tác động lên tầng điện ly. Ta sẽ xem xét lần lượt các mắt xích của quá trình này.

a. Bão t

Bão từ nĩi chung cĩ 3 pha sau:

- Pha đầu (Initial phase): là sự tăng từ trường (thể hiện rõ nhất là thành phần H), cĩ thể tăng từ từ hoặc tăng bất ngờ (ký hiệu SC: Sudden Commencement) trên

các ký đồ từ. Pha này liên quan đến sự nén ép của giĩ MT lên từ quyển.

- Pha chính (Main phase): là sự giảm mạnh của thành phần từ trường H, tạo thành cực tiểu, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Pha này cĩ liên quan đến các vịng điện cĩ trong vành đai phĩng xạ Van Allen của từ quyển.

- Pha phục hồi (Recovery phase): là sự trở lại chậm chạp của từ trường, kéo dài cỡ vài ngày. Pha này cĩ liên quan đến sự khuyếch tán của các hạt tích điện cấu tạo nên vịng điện nĩi trên.

Bão từ xảy ra hầu như đồng thời khắp nơi trên TĐ, nhưng mức độ cĩ thể khác nhau. Để ghi nhận đặc trưng cho mức độ nhiễu loạn từ các nhà khoa học đã sử dụng các chỉ số như : Dst, Kp, Ap.

Chỉ số nhiễu loạn Dst (Disturbance Storm Time Index): là chỉ số biểu diễn sự biến đổi của thành phần nằm ngang H của từ trường TĐ, được đo chủ yếu từ các

trạm địa từ gần xích đạo từ, do Sugiura đề xuất năm 1964. Về ý nghĩa vật lý nĩ cho thơng tin về các vịng điện được tạo ra bởi proton và electron trong từ quyển. Vịng điện này tạo ra từ trường ngược với từ trường TĐ. Khi vịng điện này được tăng cường từ trường TĐ yếu đi. Giá trị Dst âm biểu hiện điều đĩ.

Chỉ số hành tinh Kp (Planetary Index): chỉ số này biểu diễn mối liên hệ giữa giĩ MT và mức nhiễu loạn của trường địa từ, cĩ liên quan từ dịng electrojet cực

quang (Auroral Electrojet). Chỉ số Kp lấy trung bình từ một chuỗi các trạm địa từ trên TG. Chỉ số Kp được biểu diễn bằng ball (thang giả logarith), mỗi ball ứng với biên độ dao động từ trong 3 giờ và được chia làm 5 ball. Chỉ số Kp liên hệ với vận tốc giĩ MT như sau: v(km/s) = (8,44 ± 0,74)ΣKp + (330 ± 17). Với ΣKp lấy trung bình của 8 giá trị Kp theo giờ quốc tế. Chỉ số này do Bartel đưa ra năm 1930.

Chỉ số Ap (A Index): khi cần phải đánh giá biến thiên địa từ của một ngày thì việc lấy trung bình chỉ số K khơng cĩ ý nghĩa, vì sự biến thiên từđánh giá bằng K khơng phải là tuyến tính. Cho nên phải xây dựng một thang tuyến tính, đĩ là thang A (hay a). Mối liên hệ giữa Kp và Ap được trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa Kp và Ap [47]. K Giá trị biến thiên (nT hay γ) A 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 – 4 5 – 9 10 – 19 20 – 39 40 – 69 70 – 119 120 – 199 200 – 329 330 – 499 500 đến > 500 0 3 7 15 27 48 80 140 240 400

Bão từ được đánh giá qua chỉ số Ap như sau: 50 > Ap > 30: Bão từ yếu (Minor storm)

100 > Ap > 50: Bão từ mạnh (Major storm)

Ap > 100: Bão từ rất mạnh (Severe storm).

Ngồi ra, nếu xét bão từ trên tồn cầu, cần chú ý chỉ số AE (Auroral

Electrojet Index), là chỉ số biểu diễn biến động từ (thành phần H) trong vùng cực quang.

Trong thời gian cĩ bão từ, lớp điện ly F2 thường trở nên bất ổn, gián đoạn, cĩ thể biến mất và đặc biệt cĩ thể xảy ra bão điện ly. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Bão đin ly

Bão điện ly trong lớp F xảy ra tương tự như bão từ, nhưng khơng hồn tồn giống hệt. Nĩ thường xảy ra sau bão từ vài ngày. Bắt đầu thường là đột ngột – SC

(Sudden Commencement) – hoặc từ từ. Pha bắt đầu hay pha dương (Positive

Phase) thường kéo dài vài giờ, khi đĩ nồng độ điện ly Ne và tổng hàm lượng

electron (TEC-Total Electron Content) tăng mạnh. Pha chính hay pha âm (Negative

Phase) các thơng số lại giảm xuống dưới lúc bình thường. Sau đĩ điện ly từ từ trở lại trạng thái bình thường trong pha hồi phục (Recovery Phase). Bão điện ly thường xảy ra khi (nhưng khơng phải luơn luơn) cĩ bão từ đột ngột gây ra bởi bão MT. Vì vậy nghiên cứu bão điện ly thường đi cùng với khảo sát bão từ và sử dụng các chỉ sốđịa từ Dst, Kp, Ap.

Bão điện ly khơng chỉ biến thiên theo thời gian mà cịn phụ thuộc vào thời điểm. Pha âm thường yếu vào lúc giữa trưa và chiều, nhưng lại mạnh vào lúc sáng và đêm. Pha dương thường giống nhau ở tất cả các trạm quan sát, thường bị bỏ qua vào ban đêm. Hiệu ứng mùa và hiệu ứng bán cầu cũng được ghi nhận. Pha âm thường mạnh và pha dương thường yếu ở bán cầu mùa đơng, ở cả hai bán cầu Bắc – Nam. Bão điện ly cĩ thể cĩ dạng những cơn bão chỉ là pha dương (nồng độ e- tăng so với ngày khơng biến động), hoặc là pha âm (nồng độ e- giảm) và được gọi là bão điện ly dương, hoặc bão điện ly âm (hay hiệu ứng dương, âm).

Bão điện ly xảy ra khơng phải lúc nào cũng giống nhau, chỗ nào cũng như nhau. Hiện nay cịn rất nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, cịn nhiều việc liên quan mà ta chưa nắm bắt được. Cĩ nhiều giả thiết đề ra để giải thích cơ chế bão, nhưng chưa cĩ một lý thuyết nào hồn tồn thuyết phục. Vậy, ở đây ta sẽ điểm qua một số vấn đề sau:

Nghiên cứu bão điện ly bắt đầu bằng khảo sát các điện ly đồ từ năm 1935 với thơng số foF2, hmF2. Với phương pháp thăm dị thẳng đứng, người ta nhận thấy đường cong h’(f) ở vùng vĩ độ trung bình cho thấy foF2 thường giảm, trong khi độ cao biểu kiến h’F2 tăng mạnh. Sự tăng này lúc đầu được cho là độ cao thực tăng, nhưng đúng ra là h’F2 tăng do sự trễ nhĩm của tín hiệu (sĩng vơ tuyến) mà thơi. Nĩ được coi như sự nhạy cảm của dụng cụ đo trước biến động trong lớp F. Bằng phương pháp trans – ionospheric radio propagation người ta thường đo hàm lượng

electron (electron content). Tỷ số hàm lượng electron I và nồng độ điện ly cực đại Nmax cho biết độ dày τ (Slab Thickness) của lớp điện ly:

τ = I / Nmax (3.23) Ngày nay, các khảo sát bão điện ly thường sử dụng các thơng số I và τ. Sự giải thích bão điện ly dựa trên cơ sở phương trình liên tục, cần chú ý đến sự tạo thành (sinh) plasma dưới tác dụng của bức xạđiện từ tăng cường và bức xạ hạt; sự thay đổi trong vận tốc tái hợp dưới tác dụng của thành phần hĩa học và nhiệt độ, sự chuyển dịch của plasma giữa quyển ion và quyển proton, tác động của giĩ trung hịa và của điện, từ trường. Đồng thời cần phải xét một cách tổng thể bởi các quá trình xảy ra trong điện ly cĩ thể liên quan đến nhau, giữa vùng vĩđộ cao và vĩđộ thấp, giữa tầng điện ly và các tầng khí quyển khác (nhiệt quyển, proton quyển, từ quyển). Nhiều ý kiến cho rằng các cơ chế tạo nên dị thường của lớp F2 được tăng cường trong thời gian bão chính là các nguyên nhân tạo nên các pha bão khác nhau. Hiệu ứng dương của bão từđược cho là liên quan trực tiếp với sự tăng cường luồng bức xạ điện từ (tử ngoại) và luồng bức xạ hạt năng lượng cao (ở vùng vĩ độ cao) làm tăng mức sinh plasma. Ở vùng vĩđộ cao cịn cĩ sự tăng cường plasma từ quyển proton, vì quyển proton thường bị “tĩp” lại trong thời gian bão từ, cĩ thể plasma đã

khuếch tán xuống dưới lớp F2. Quá trình này cĩ thể di chuyển xuống vùng vĩ độ thấp, gây hiệu ứng điện ly dương vào buổi tối. Người ta cịn cho rằng hệ thống giĩ trong nhiệt quyển cĩ quá trình lưu chuyển tồn cầu. Bình thường nĩ hướng về cực vào ban ngày, hướng về xích đạo vào ban đêm. Trong thời gian bão từ, giĩ bị thay đổi bởi sựđốt nĩng gây ra bởi quá trình tỏa nhiệt Jun (Joule Heating) của các vịng điện cực quang (Auroral Electrojet) và sự xuyên thấu (Precipitation) của các hạt năng lượng cao. Giĩ sẽ cĩ hướng về xích đạo về ban ngày (với vận tốc 500m/s ởđộ cao 100 km). Theo cơ chế dynamo nĩ sẽ nâng lớp F2 lên, làm giảm mức mất điện ly do tái hợp, từđĩ làm nồng độ điện ly tăng. Quá trình này cĩ thể truyền xuống vùng vĩđộ thấp [48].

Pha âm cĩ thể coi cĩ nguyên nhân chính là sự thay đổi hợp phần hĩa học của khí trung hịa và sự phụ thuộc vào nhiệt độ của ion và electron. Các quan trắc bằng vệ tinh cho thấy trong thời gian bão nồng độ N2 (phân tử) tăng, nồng độ O (nguyên tử) giảm, tỷ lệ O/N2 cĩ thể là 10/20. Do tỷ lệ tốc độ sinh và tốc độ mất bởi tái hợp ( phụ thuộc vào các hệ số α, β, xem 3.3.2) quyết định bởi tỷ số này nên khi tỷ số O/N2 giảm, tốc độ sinh thấp hơn tốc độ mất, nồng độ điện ly sẽ giảm. Sự tỏa nhiệt trong nhiệt quyển ở vĩ độ cao (Effect of high - latitude heating on the circulation of Thermosphere) liên quan đến vấn đề này [47], [96].

Giả thiết về pha âm bão điện ly liên quan đến pha chính bão từ, cũng cĩ cơ sở. Vì trong pha chính của bão từ, từ quyển được tăng cường O+ từ vịng điện. O+ tăng cường sẽ làm tăng quá trình tái hợp, làm cho nồng độ điện ly giảm [47], [48], [96]. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là giả thiết, chưa sáng tỏ.

Với khu vực XĐT, cơ chế nổi bật nhất cĩ lẽ vẫn là sự cĩ mặt của dịng điện xích đạo và hướng nằm ngang của từ trường. Cơ chế phản ứng của điện ly trước bão MT và bão từ là vấn đề đang được qua tâm trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, cịn nhiều đặc điểm của phản ứng của điện ly XĐT đối với bão MT cần phải nghiên cứu chi tiết, dựa vào số liệu điện ly thu được từ các trạm từ vùng XĐT [11], [12], [18], [50], [55], [63], [74], [78], [79], [80]. Phản ứng của tầng điện ly ở miền Nam Việt nam đối với các trận bão từ đã được nghiên cứu ở các thời điểm năm 2003,

2004, 8/2005 [52], [79], [80]. Việc khảo sát được tiến hành với mục đích nghiên cứu phản ứng của tầng điện ly trước bão từ. Trong các năm đĩ bão MT rất mạnh đã gây ra những trận bão từ trên TĐ, nhưng khơng cĩ những trận bão xảy ra liên tiếp. Trong từng trận bão từ cụ thể đĩ phản ứng của tầng điện ly rất mau lẹ, diễn biến các trận bão điện ly thường đi song hành với bão từ, với các pha dương, pha âm, pha phục hồi nối tiếp. Trong pha dương foF2 tăng đột ngột, trong pha âm foF2 cĩ giảm chút ít. Độ cao h’F2 cĩ sự tăng vọt về đêm. Các nghiên cứu cịn khẳng định vai trị của sự nâng điện động E × B, đặc trưng cho vùng XĐT(hình 3.8 ; 3.9).

Trong luận văn này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu tác động của bão MT lên trạng thái LF2 TĐL XĐT quan trắc tại TP HCM.

Hình 3.9. Khảo sát phản ứng của lớp F2 tầng điện ly trước bão từ trong tháng 11 /2003 tại TP. HCM [52].

Phần viết về tầng điện ly trong chương 3 này được tham khảo chủ yếu từ các tài liệu sau: [47], [48], [72], [75], [76], [83], [89], [94], [96], [98], [99], [100].

Chương 4– KẾT QUẢ NGHIÊN CU NH HƯỞNG CA HOT ĐỘNG MT TRI LÊN TRNG THÁI CA LP F2 TNG ĐIN LY

QUAN TRẮC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trời lên trạng thái của lớp f2 tầng điện ly xích đạo từ (Trang 63)