xâm lược nước ta?
Chúng ta có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngoài? Trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
6 / Rút kinh nghiệm :
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy:
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946 (tiếp theo). I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM. 2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng tranh ảnh SGK. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
a. Tại sao nói: Tình hình nước ta sau CM tháng 8 là “ Ngàn cân treo sợi tóc”.
b. Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và giải quyết nhữngkhó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa. khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa.
3 Giới thiệu bài mới: & 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta. Chúng đánh úp trụ sở
UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Mở đầu cho chiến tranh xâm lược nước ta lần hai .
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG bs
Hoạt động 1:
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước
IV. Nhân dân Nam Bộ khángchiến chống thực dân Pháp chiến chống thực dân Pháp
hành động xâm lược của thực dân Pháp?
HS: - Đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được
thực dân Anh giúp đỡ đã quay trở lại xâm lược nước ta.
- Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
- Quân dân SG sẵn sàng đứng lên đánh địch bằng mọi vũ khí sẵn có trong tay với nhiều hình thức phong phú.
+ Triệt nguồn tiếp tế lương thực của địch trong thành phố. + Tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa.
+ Dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. + Một loạt các nhà máy kho tàng của địch ở SG bị đánh phá. + Điện nước bị cắt.
+ Lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu địch trên sông SG, phá khám lớn...
- Đầu tháng 10/1945, tướng Lơ-cléc đến SG cùng lực lượng từ Pháp viện trợ mới sang được Anh, Nhật giúp đỡ, chúng đã pha 1được vòng vây xung quanh SG – Chợ Lớn.
- Chúng mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã phát động ptrào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
- Tích cực đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước. - Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ.
- Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ thường xuyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men...ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
GV giới thiệu H.44 “ Đoàn quân Nam tiến”’ vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình.
Hoạt động 2:
Em hãy nêu những biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai?
HS: - Trong lúc chúng ta tiến hành kháng chiến ác liệt ở miền Nam, thì ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá chúng ta.
+ Chúng đòi ta phải mở rộng Chính phủ.
+ Gạt những Đảng viên CS ra khỏi chính phủ Lâm thời.
- Để hạn chế sự phá hoại của bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” tay sai của Tưởng tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội ta đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và 1 số ghế bộ trưởng: Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ Xã hội,....
- Đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản CM, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.
- Giam giữ những phần tử chống đối Chính phủ. - Lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản CM. í GV giải thích thêm:
Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”.
Hoạt động 3:
Em hãy trình bày hoàn cảnh của chúng ta kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
HS: - Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chúng chuẩn bị tấn công ra Bắc để thôn tính cả
trở lại xâm lược.
- 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta.
- Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
- Quân dân SG sẵn sàng đứng lên đánh địch với nhiều hình thức phong phú.
- Đầu tháng 10/1945, chúng đã phá được vòng vây xung quanh Sài Gòn , đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Trước tình hình đó, Đảng đã phát động ptrào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.