Bài luyện tập Hiện tượng khúc xạ

Một phần của tài liệu Bài tập vật lý 11 có đáp án (Trang 55)

Hiện tượng khúc xạ

157. Tia sáng đi từ chất lỏng tới mặt thoáng với không khí dưới góc tới i=300 . Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau . Tìm chiết suất của chất lỏng.

Đáp số : n = 3

158. Một chậu nước có đáy phẳng tráng bạc , lớp nước trong chậu dày 20cm, một người nhìn thẳng vào trong chậu sẽ thấy ảnh của mắt mình cách mặt nước bao nhiêu? Biết mắt người cách mặt nước 25cm . Chiết suất của nước là n=4

3. Đáp số : 55cm.

159. Gương phẳng (G) được treo trên tường . Một quan sát viên đứng cách gương 1m để soi bóng mình qua gương . Nếu như giữa quan sát viên và gương có đặt một bản mặt song song chiết suất 1,5 , bề dày 12cm thì quan sát viên sẽ thấy ảnh cách mình bao xa ? (BMSS đặt song song với mặt gương).

Hiện tượng phản xạ toàn phần

160. Chiếu tới điểm I ở mặt trên một khối lập phuong trong suốt chiết suất n dưới góc tới i =640. Tia sáng đi qua khối lập phương theo như hình vẽ [11.160] cho thấy . Tính n .

Đáp số : n=1,345.

161. Một khối thủy tinh hình bán cầu có tâm O , bán kính R ,chiết suất n =3

2. Chiếu tia sáng SI vuông góc với mặt bán cầu . a) Với OI = 2

2

R . Trình bày đường đi của tia sáng .

b) Điểm tới I nằm trong vùng nào thì có tia sáng đi qua được mặt cầu của bán cầu. Đáp số : B. Ở trong khoảng bằng 4

3

R

với O là trung điểm

162. Chùm tia sáng song song chiếu vuông góc tới mặt phẳng tiết diện của sợi cáp quang trong suốt chiết suất n , đường kính của tiết diện tròn là d . (hình [11.162a]). Định điều kiện về bán kính ngoài R để chùm tia sáng đi vào không bị khúc xạ ra ngoài không khí qua thành bên của sợi .

Đáp số : 1 dn R n > −

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG 11:KHÚC XẠ ÁNH SÁNG. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.

1. Phát biểu nào sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

A. Tia sánh sẽ đi thẳng nếu tia tới có phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. Khi có hiện tượng khúc xạ thì ánh sáng đi từ môi trường (1) sang môi trường (2) thì tốc độ ánh sáng trong hai môi trường phải khác nhau.

C. Khi một tia sáng đi tới giữa hai môi trường trong suốt dưới một góc tới khác không thì luôn có hai tia xuất hiện: tia khúc xạ và tia phản xạ.

D. Chiếc suất tỉ đối giữa hai môi trường cho ta thấy mối quan hệ về tốc độ truyền của ánh sáng trong hai môi trường đó.

2. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

B. Nếu có một tia sáng đi qua mặt phân cách hai môi trường mà không bị đổi hướng thì hai môi trường đó phải có chiết suất tuyệt đối bằng nhau.

C. Khi có tia khúc xạ thì góc khúc xạ r và góc tới i luôn tỉ lệ với nhau D. Tất cả các phát biểu A, B và C đều đúng

3. Hiện tượng nào sau đây không thể giải thích được bằng sự khúc xạ ánh sáng: A. Ảo ảnh trên xa mạc

B. Cái que nhìn như bị gãy khi nhúng vào trong nước C. Bầu trời ửng đỏ vào lúc hoàng hôn

D. Lặn ở dưới nước nhìn lên, ta thấy mội vật có vẽ cao hơn sự thực

4. Có hai khối trong suốt cùng bề dày e có chiết suất lần lượt là n1 và n2 với n2 > n1 . Tia tới tại I có góc tới i. Sau khi đi qua cả hai khối, tia sáng ló ra tại I’ dưới góc ló là i’. Phát biểu đúng là:

A. i’ > i B. i’ =i

C. i’ <i D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh i và i’ 5. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra trong điền kiện nào?

A. Ánh sáng đi từ nước sang môi trường khác B. Góc tới phải lớn hơn một giá trị xác định. C. Cả hai điều kiện A và B

D. Các phát biểu trên đều chư hoàn chỉnh

6. Mội tia sáng đi từ không khí tới mặt một khối chất trong suốt dưới góc tới 56o cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Chiết xuất của khối này vào khoảng:

A. 0,83 B. 1,48 C. 1,46 D. 0,68

7. Trên mặt một khối chất trong suốt A chiết suất n= 1,58 Có nhỏ một giọt chất lỏng chiết suất n’. Cho biết khi góc tới tại I đúng 56o thì tia sáng bắt đầu bị phản xạ trở lại A mà không đi sang giọt chất lỏng. Chiết suất n’ củ giọt chất lỏng này vào khoảng:

A. 1,90 B. 1,31 C.

2,22 D. 1,75

8. Một tia sáng được chiếu tời mội khối trụ làm bằng một chất trong suốt có chiết suất n > 1, tia tới nằm trong một tiết diện thẳng của khối trụ. Hình vẽ nào biểu diễn hợp lý đường đi của tia sáng

A. Hình (I) B. Hình (II) C. Hình (III)

D. Cần phải biết giá trị cụ thể n

và i mới trả lời được

9. Một tia sang đi từ không khí đi qua một khối chất trong suốt chiết suất n < 2 theo như hình vẽ [9] cho thấy. Góc tới i của tia sáng tại I có thể xác định bởi công thức nào sau đây:

A . sini= n2−1 B. 2 sini= 2−n C. sin 4 2 2 n i= − D. Một biểu thức khác

10. Một chùm tia sáng song song hẹp đi từ không khí vào nước , chùm tia này nghiên với mặt phẳng nước góc 30o. Cho biết nước có chiết suất n= 4

3. Độ lệch của tia sáng này khi đi từ không kghi1 vào nước có giá trị khoảng:

A. 22o B. 36o C. 8o D. Đáp số khác

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG 10

1C 2A 3C 4B 5D 6B 7B 8B 9A 10D

NỘI DUNG 12

LĂNG KÍNH – THẤU KÍNHA. Bài tập mẫu A. Bài tập mẫu

Lăng kính

163. Cho một lăng kính có góc chiết quang A =60o và chiết suất n = 1,53. Chiếu một tia sáng nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính vào mặt bên của lăng kính với góc tới i1

a) Tính góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính khi i1 = 60o

b) Để cho tia sáng đi qua lăng kính có độ lệch cực tiểu thì phải đổi hướng của tia tới như thế nào ? Độ lệch đó bằng bao nhiêu?

Đáp số: a) 41,40

164. Cho lăng kính có góc chiết quang A nhỏ ( A< 10o) , chiết suất n. Chiếu tới mặt phẳng thứ nhất của lăng kính một chùm tia tới hẹp, song song, có góc tới i nhỏ. Hãy chứng tỏ rằng góc lệch của chùm tia sáng qua lăng kính có thể được tính bằng công thức : D = (n -1).A. Có nhận xét gì về kết quả này?

Đáp số: Góc lệch không phụ thuộc độ lớn của góc tới nếu góc i nhỏ Thấu kính

165. Từ thủy tinh chiết suất n =1,5 người ta tạo ra thấu kính hội tụ hai mặt lồi cùng bán kính R. Đặt thấu kính này vào khoảng giữa vật AB và nàn (E) song song với vật sao cho có ảnh rõ của vật hiện trên man và bằng hai lần vật. Để có ảnh rõ trên màng nhunh7 độ lớn gấp 3 lần vật phải tăng khoảng cách vật màn thêm 15cm. Tính bán kính R của thấu kính.

Đáp số: R= 18cm

166. Đặt một thấu kính cách một trang sách 25cm , nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh của các dòng chữ cùng chiều và cao bằng 3

5các dòng chữ trên trang sách. Thấu kính đó là loại thấu kính gì? Tính tiêu cự của thấu kính.

Đáp số: d’= -15cm, f= -37,5cm

167. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính khoảng bằng d thì ảnh của vật là ảnh thật và cao gấp hai lần vật. Dịch chuyển vật dọc theo trục chính 7,5cm thì ảnh thấy được là ảnh ảo, cao gấp bốn lần vật.

a) Thấu kính này là loại thấu kính gì?

b) Tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu của vật. Đáp số: a. thấu kính hội tụ b. f= 10cm, d= 15cm

168. Trong các hình vẽ sau đây, xy là trục chính của thấu kính, A là một điểm sáng , A’ là ảnh của A qua thấu kính. Với mỗi trường hợp, hãy xác định:

a) Tính chất của ảnh b) Loại thấu kính

c) Các tiêu điểm chính ( dùng phép vẽ) Đáp số:

a) Ảnh thật, thấu kính hội tụ. b) Ảnh ảo, thấu kính phân kỳ. c) Ảnh thật, thấu kính hội tụ. b) Ảnh ảo, thấu kính phân kỳ.

Hệ thấu kính

169. Trước thấu kính hội tụ (L1) , đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính ( A ở trên trục chính).

a) Biết rằng ảnh A1B1 của AB là thật , lớn gấp 3 lần và cách vật 160 cm. Xác định khoảng cách từ AB đến thấu kính và tiêu cự của thấu kính.

b) Giữa AB và (L1), đặt thêm thấu kính (L2) giống hệt (L1) và cùng tr4uc5 chính với (L1). Khoảng cách từ AB đến (L2) là 10 cm. Xác định ảnh cuối cùng của AB cho bởi hệ hai thấu kính.

Đáp số:

a) d1 = 40 cm, d’1 = 120 cm , f = 30 cm

b) Ảnh ngược chiều vật và lớn gấp 3 lần vật, ảnh cuối cùng cách L1 khoảng 90 cm

Một phần của tài liệu Bài tập vật lý 11 có đáp án (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w