b. Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Những năm gần đây, việc dạy và học môn Lịch sử được đổi mới theo hướng tích cực. Các phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho người học, kết hợp giữa “học” với
“hành”…Và một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là phương pháp graph. Với các ưu điểm của phương pháp graph thì nó đã góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của môn Lịch sử. Đồng thời với việc sử dụng phương pháp graph thì yêu cầu người giáo viên phải kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy
học khác như vấn đáp, nhóm, dự án…để góp phần hoàn thành mục tiêu môn học cũng như mục tiêu giáo dục đề ra. Bởi không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng.
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học Lịch sử.
- Đề xuất và sử dụng một số loại graph nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.
- Thiết kế một giáo án thực nghiệm và một bài kiểm tra 15 phút để đánh giá hiệu quả của phương pháp graph.
- Tiến thành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của phương pháp graph tại lớp 11A3, rút ra nhận xét và kết luận. Từ đó khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng và hiệu quả của phương pháp graph trong giảng dạy môn Lịch sử nói riêng và trong giáo dục nói chung
Vì vậy, chúng tôi có một số đề xuất sau:
- Khuyến khích giáo viên tăng cường thiết kế và sử dụng các loại graph phù hợp với nội dung của từng bài học. Đồng thời kết hợp các một số phương pháp dạy học tích cực khác để đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy.
- Sử dụng một số bài tập graph trong đề kiểm tra để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
Xuất phát từ lòng yêu nghề với những trăn trở tìm một phương pháp dạy học tích cực nhằm cải thiện thực trạng yếu kém của các em học sinh THPT trong việc học môn Lịch sử, người viết đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp graph – chỉ là một trong nhiều phương pháp dạy học tích cực khác, góp phần
nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Lịch sử. Nhưng do giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu chưa nhiều do vậy sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi khiếm khuyết. Vì vậy, tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn để tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho sáng kiến kinh nghiệm cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.