Sử dụng PPDH phát hiện và GQVĐ trong dạy học hóa học nhằm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 61)

cho HS trong dạy học chương Sự điện li

2.3.1. Sử dụng PPDH phát hiện và GQVĐ trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS triển năng lực GQVĐ cho HS

2.3.1.1. Nguyên tắc áp dụng PPDH phát hiện và GQVĐ trong dạy học hóa học * Nguyên tắc 1: Căn cứ vào mục tiêu bài học (hoặc mục tiêu của nội dung –

vấn đề nghiên cứu) theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.

* Nguyên tắc 2: Căn cứ vào nội dung bài học (hoặc vấn đề kiến thức đã

chọn) để tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức cũ có liên quan và kiến thức mới cần hình thành xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, các vấn đề nảy sinh trong tình huống nghiên cứu.

* Nguyên tắc 3: Căn cứ vào các điều kiện (cơ sở vật chất, đối tượng HS, kinh

nghiệm của GV…)

* Nguyên tắc 4: Phối hợp hài hòa với các PPDH khác.

2.3.1.2. Quy trình sử dụng PPDH phát hiện và GQVĐ trong dạy học hóa học

Áp dụng quy trình sử dụng PPDH phát hiện và GQVĐ đã nêu ở trên để phân tích một số tình huống dạy học cụ thể:

Ví dụ: Thí nghiệm về độ điện li

Thí nghiệm: Chuẩn bị 2 cốc: một cốc đựng dung dịch HCl 0,1M, cốc kia đựng dung dịch CH3COOH 0,1M rồi lắp vào bộ dụng cụ như hình 1.1.(SGK-T4).

Khi nối các đầu dây dẫn điện cùng với một nguồn điện, ta thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch HCl sáng hơn so với bóng đèn ở cốc đựng dung dịch CH3COOH. Hãy giải thích tại sao độ sáng của hai bóng đèn lại khác nhau?

Bước 1. Đặt vấn đề

GV cho HS nhắc lại định nghĩa về sự điện li, chất điện li và nguyên nhân tính dẫn điện của dd. Vậy, Khi làm TN về tính dẫn điện của 2 dung dịch axit này có cùng nồng độ là 0,1M thì có hiện tượng gì? (2 axit có công thức tương tự nhau đều có 1 H và có cùng nồng độ, HS sẽ dự đoán là độ sáng của 2 bóng đèn như nhau).

Bây giờ chúng ta tiến hành TN này, các em quan sát và cho biết hiện tượng?

Bước 2. Tạo tình huống có vấn đề

HS quan sát hiện tượng: độ sáng của 2 bóng đèn là khác nhau. Bóng đèn ở dung dịch HCl sáng hơn bóng đèn ở dung dịch CH3COOH.

Từ hiện tượng này em rút ra được nhận xét gì về nồng độ ion trong dung dịch HCl và trong dung dịch CH3COOH?

Phát biểu vấn đề: Vì sao trong dung dịch HCl 0,1M có nồng độ ion lớn hơn nồng độ ion trong dung dịch CH3COOH 0,1M?

Bước 3. Giải quyết vấn đề

Do axit HCl là một axit mạnh, khi hòa tan vào nước pt HCl đều phân li ra ion nên trong dd có nồng độ ion lớn (HCl là chất điện li mạnh). HClH + Cl+ -

Axit CH3COOH là axit yếu khi hòa tan vào trong nước chỉ có một số phân tử CH3COOH phân li ra ion, phần còn lại CH3COOH vẫn tồn tại dạng phân tử trong dd nên dd có nồng độ ion nhỏ hơn (CH3COOH là chất điện li yếu).

+ -

3 3

CH COOHH + CH COO

Bước 4. Kết luận

Axit HCl là chất điện li mạnh, axit CH3COOH là chất điện li yếu.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 61)