Các biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình:

Một phần của tài liệu Bài giảng BAI TAP TẠO HÌNH (Trang 30 - 33)

1. Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt

1.2. Các biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình:

Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan thật từ cuộc sống

Khi dạy về hoa, tôi sẽ chuẩn bị các loại hoa hay dạy về con bướm và chuồn chuồn tôi sẽ đem các con vật ấy vào cho các em quan sát. Chuẩn bị như vậy, học sinh sẽ thích thú hơn

Bởi vì muốn trẻ tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú thì đồ dùng, vật mẫu của cô phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mỹ, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên dễ bị thu hút và tò mò vào những gì đẹp, mới, lạ, phong phú, sinh động, ngộ nghĩnh… Khi trẻ quan sát trẻ tích luỹ được nhiều vốn kinh nghiệm, giàu cảm xúc và thể hiện qua sản phẩm của mình. Từ đó sẽ phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

Biện pháp 2: Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét sản phẩm:

Trẻ rất thận trọng với sản phẩm của mình, vì vậy trẻ rất vui khi sản phẩm của mình được nhiều người thích thú và khen ngợi. Do đó, nhận xét sản phẩm của trẻ sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ biết cách nhận xét sản phẩm, giáo viên phải có sự hiểu biết về các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt phải dựa trên yêu cầu của hoạt động và khả năng của từng trẻ. Trong khi nhân xét, cần lưu ý khen ngợi, động viên là chính, biết khơi gợi lên ý tưởng, cảm xúc của trẻ, không nên chê bai, phê bình đối với trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của bài.

Khi dạy trẻ nhận xét sản phẩm của bạn hay của mình, tôi đã gợi mở, hướng dẫn trẻ nhận xét về nội dung, màu sắc ,bố cục… và phải quan sát kỹ sản phẩm. Nếu chưa hoàn thiện thì gợi ý cho trẻ tạo thêm một vài chi tiết cho sản phẩm đẹp hơn. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ biết cách nhận xét sản phẩm. Với phương pháp này, lời nhận xét có cảm xúc, mang tính nghệ thuật cao hơn.

Biện pháp 3: Thay dổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ:

Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, thay đổi hình thức vào bài cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi, bài thơ, câu đố… tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, ngay từ đầu giáo viên đã lôi cuốn trẻ chú ý, không khí giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao

Biện pháp 4: Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:

Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động học tạo hình , thì việc nghiên cứu để tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc là rất cần thiết.Cô động viên trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau . trẻ rất thích thú, tự hào khi được chơi với sản phẩm mình làm ra. Từ đó trẻ càng say mê với môn tạo hình và tạo ra sản phẩm trang trí lớp. Khả năng thẩm mỹ và sự khéo léo đôi tay của trẻ được nâng lên rất nhiều.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, cô hướng dẫn trẻ thổi bong bóng rồi thoa hồ lên lấy giấy báo bồi lên khắp mặt bong bóng , cho đem ra phơi nắng khoảng vài phút rồi đem vào làm thêm cuốn, đài, lá của quả. Sau đó

lấy kim chọc thủng quả bóng , đồ thêm tên bằng chữ cái lên rồi treo trong lớp. Khi trẻ thành thạo cách làm trẻ có thể sáng tạo ra nhiều thứ khác để trang trí lớp.

Ngoài ra , cô còn tích hợp vào các môn học khác : toán, khám phá môi trường xung quanh…để phát huy và nâng cao khả năng tạo hình của trẻ.

Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp sắp xếp lại không gian trong lớp:

Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho trẻ được sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ. Do đó tôi đã thống nhất với giáo viên trong lớp sắp xếp,trang trí lớp học đẹp, thoáng, các góc luôn thay đổi theo chủ điểm đặc biệt là góc tạo hình cho trẻ làm nhiều sản phẩm từ các nguyên vật liệu khác nhau, tạo cho trẻ cảm giác mới, lạ, thích thú và phụ huynh cũng rất thích khi sản phẩm con mình được dùng để trang trí lớp.

Việc tạo hứng thú và nâng cao tính tích cực và sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình, gia đình cũng đóng vai trò không nhỏ. Giáo viên thường xuyên trao đổi, tuyên truyền đến phụ huynh chọn thời điểm dạy trẻ vẽ, nặn, cắt… và tích cực cho trẻ tìm hiểu nhiều về thế giới xung quanh để tích luỹ kinh nghiệm, vốn kiến thức cho trẻ. Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu như lịch, giấybáo cũ… để tăng học liệu cho trẻ tạo hình.

Biện pháp 6 kích hoạt hứng thú của trẻ qua cách cách chia sẻ kinh nghiệm sống, giao tiếp với thế giới xung quanh.

Nhóm này bao gồm các tình huống các loại trò chơi nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu củng cố hiểu biết các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ giúp trẻ hệ thống hóa các chuẩn cảm giác sơ đẳng.

Để tăng cường tài liêu phong phú cho môn tạo hình , tôi thường xuyên tìm kiếm ,sưu tầm hình ảnh trên mạng ,trên đĩa… để hướng dẫn tre.

Biện pháp8 kích hoạt hứng thú đối với những sự vật có ấn tượng mạnh bằng phương pháp thông tin tiếp nhận.

Đối với nhóm biện pháp này giáo viên cần khơi gợi sự hứng thú của trẻ dựa trên kinh nghiệm sống và vốn xúc cảm tình cảm của trẻ.

Một phần của tài liệu Bài giảng BAI TAP TẠO HÌNH (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w