- về yêu cầu hủy hợp đồng:
+ (1,0 điểm) Các bên không thỏa thuận các căn cứ hủv hợp đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 312 LTM 2005, bời vậy việc hủy hợp đồng phải căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 312 LTM 2005. Theo đó s chỉ được hủy hợp đồng nếu Đ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Căn cứ giải thích tại khoản 13 Điều 3 LTM về vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì có thể xem Đ đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của người bán, vì dù Đ giao đúng mẫu xe, nhưng xe đó không đúng năm sản xuất, trong khi đó đối với mặt hàng xe ô tô 5 chỗ thì năm sản xuất là yếu tố quan trọng tác động đến giá mua xe, cũng như yếu tố quan ừọng tác động đến giá bán lại xe đó. Ngoài ra, việc xe có những vết han rỉ, sơn bị phồng rộp là không thể chấp nhận được đối với thỏa thuận xe “mới 100%”.
+ Việc s ủy quyền cho Đ làm thủ tục đăng ký lưu hành xe là hành vi xác lập quan hệ cung ứng dịch vụ, theo đó s là bên yêu cầu dịch vụ, còn Đ là bên cung ửng dịch vụ theo các quy định về cung ứng dịch vụ quy định tại chương III LTM 2005, chứ không phải là hành vi chấp nhận hàng. Mặt khác vào thời điểm đó, xe chưa được giao, chưa được kiểm tra, nên cũng không thể có hành vi chấp nhận hàng.
+ Hành vi s đã từ chối nhận xe và yêu cầu Đ giao xe theo đúng hợp đồng là loại được lắp ráp tại Việt Nam năm 2010 là hành vi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, nhưng đến ngày 8/9/2010 Đ vẫn không thực hiện.
cứ pháp luật, phù hợp với các quy định tại khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 39 LTM 2005 (giao hàng không phù hợp với thỏa thuận hợp đồng), điểm b khoản 4 Điều 312, khoản 13 Điều 3 LTM 2005 (vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng), Điều 315 LTM 2005 (thông báo về việc hủy hợp đồng).
về yêu cầu hoàn lại tiền, bồi thường thiệt hại:
+ về yêu cầu hoàn trả trả 265.850.000 đồng tương đương 13.000 USD (theo tỷ giá ngày 20/9/2011 là 20.450 VNĐ/USD): Theo quy định tại khoản 2 Điều 314 LTM 2005 thi khi họp đồng bị hủy, các bên có quyền đòi lại lợi ích do đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Do s đã thanh toán cho Đ khoản tiền VNĐ tương đương với 13.000 USD nên s có quyền yêu cầu Đ trả lại khoản tiền VNĐ tương đương 13.000 USD vào thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm là 265.850.000 đồng.
+ về yêu cầu buộc Công ty Đ bồi thường thiệt hại, do không thực hiện nghĩa vụ hoàn ữả số tiền đã nhận cho Công ty s tính từ ngày 8/9/2010 tới ngày 20/9/2011 là 26.310.000 đồng (tính theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 12% / năm): Do họp đồng bị hủy có căn cứ pháp luật, nên theo quy định tại khoản 2 Điều 314 LTM 2005 s có quyền đòi lại khoản tiền VND đã thanh toán tương ứng với 13.000 USD và Đ có nghĩa vụ phải trả khoản tiền này kể từ ngày nhận được thông báo về việc hủy hợp đồng là ngày
08/9/2010. Nhưng đây không phải là nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nên không áp dụng quy định tại Điều 306 LTM 2005 về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán, mà áp dụng quy định tại Điều 305 BLDS 2005 về ừách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 thì “trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm ừả theo lãi suất cơ bản doNgân hảng Nhà nước công bố tương ứng vói thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp cỏ thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác", nên yêu cầu của s là có cơ sở pháp lý.