Ý của câu thành ngữ này là chỉ việc làm của con người còn khéo léo và vượt trội hơn cả sức sáng tạo của thiên nhiên.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tặng phóng yên hỏa giả” của Triệu Mạnh Phủ triều nhà Nguyên. Cuối thời Đông Hán, cô con gái út của Chân Dật- huyện lệnh huyện Thượng Sái là người phụ nữ có nhan sắc đẹp như tiên, theo lời thầy bói nói thì nàng sau này tất là người đại phú đại quý. Về sau, cậu công tử thứ hai của Viên Thiệu là Viên Hy rất mến mộ nhan sắc của Chân cô nương rồi cưới nàng làm vợ. Nhưng ít lâu sau, Viên Thiệu bị thất bại trong trận chiến Quan Lộ, Viên Hy cũng bị Tào Tháo giết chết. Bấy giờ, vợ Viên Thiệu và Chân cô nương đều ở trong Nghiệp Thành. Khi Tào Phi con trai của Tào Tháo chiếm được Nghiệp Thành đi vào Viên phủ, tỏ ra vô cùng mến mộ sắc đẹp của Chân cô nương, bèn sai một tốp binh sĩ canh giữ chặt Viên phủ. Ít lâu sau, Tào Phi mới nói rõ với Tào Tháo, rồi cưới nàng làm vợ.
Tào Phi vô cùng chiều chuộng Chân cô nương, nàng muốn sao được vậy. Về sau, Tào Phi phế bỏ Hán Hiến Đế, rồi tự mình kế ngôi vua, dựng nên nước Ngụy và lập Chân cô nương làm Hoàng Hậu. Bấy giờ nàng đã 40 tuổi, nhưng để khiến mình càng được Tào Phi cưng chiều, nàng đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian vào việc trang điểm chải chuốt.
Tương truyền, trong sân cung cấm có một con rắn xanh rất xinh đẹp miệng ngậm ngọc, cứ mỗi lần Hoàng hậu trang điểm chải chuốt là con rắn này đều ra khoanh cuộn tạo thành nhiều hình dạng rất kỳ diệu trước mặt Hoàng hậu. Hoàng hậu như được con rắn mách bảo, nên mỗi ngày đều uốn tóc mô phỏng theo hình con rắn. Nên mái tóc của Hoàng hậu có một nét đẹp rất tự nhiên, rất khéo léo, lại biến hóa khôn lường, khiến ai nấy nhìn thấy cũng phải khen ngợi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ công nghệ vô cù̉ng cao siêu và khéo léo.