Thiên tái nan phùng

Một phần của tài liệu Bài giảng Từ điển thành ngữ Trung Quốc (Trang 26 - 27)

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hàn Xương Lê toàn tập - Triều Châu Thứ Sử tạ thượng biểu”. Hàn Dũ nhà văn đời nhà Đường từ nhỏ cha mẹ mất sớm, được người chị dâu nuôi dạy khôn lớn. Ông là người chịu khó học hành, từ thời trẻ đã là người hiểu nhiều biết rộng, có cơ sở vững chắc về văn học. Năm 30 tuổi ông đến kinh thành nhậm chức Thạc sĩ Quốc Tử Giám, sau đó lại làm Thị Lang bộ hình. Bấy giờ, Phật giáo phát triển rất thịnh hành, vua Đường Hiến Tông cũng là một tín đồ ngoan đạo. Khi vua nghe nói trong chùa có đặt xá lợi của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, bèn tổ chức một đội ngũ rầm rộ định rước xá lợi vào cung. Hàn Dũ rất bất bình trước việc này, mới viết một bài “Luận Phật cốt biểu” dâng lên khuyên nhà vua không nên tin tưởng vào Phật giáo, còn nói sau khi Phật giáo được truyền vào TQ, các đời vua nắm quyền đều không được dài lâu. Vua Đường Hiến Tông xem xong biểu liền nổi cơn lôi đình, cho rằng Hàn Dũ nói bóng nói rõ mình là người chết non, bèn ban ông tội chết. Nhưng may nhờ có Thừa tướng đứng ra bảo lãnh, nên Hà Dũ mới bảo toàn được tính mạng, chỉ bị giáng chức xuống Triều Châu. Đến thời kỳ cuối vua Đường Hiến Tông đã thực hiện một loạt cải cách. Nhằm vào tình hình này, Hàn Dũ lại viết “Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu” dâng lên, hết lời ca tụng công đức của vua Đường Hiến Tông. Ông lại lần nữa được tín nhiệm và điều về kinh thành. Trong biểu ông kiến nghị vua Đường Thái Tông đến Thái Sơn tọa thiền. Nhưng trong thời cổ chỉ có các quân vương có công trạng to lớn như vua Tần, vua Hán mới tổ chứa hoạt động này. Hàn Dũ còn bày tỏ mong muốn được tham gia đại lễ phong thiền của nhà vua, cho

rằng nếu không được tham gia lễ hội lớn ngàn năm có một này là một điều đáng tiếc. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ dịp may hiếm có.

Một phần của tài liệu Bài giảng Từ điển thành ngữ Trung Quốc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w