0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Các bước tuyển chọn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 29 -29 )

Hiện nay, các tác giả khác nhau đưa ra các bước tuyển chọn khác nhau. Điều này không quan trọng bởi chúng ta có thể tách gộp các bước nhưng vẫn đảm bảo quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn.

Điều đáng lưu ý là chúng ta phải thiết kế các bước tuyển chọn theo hình thang để có thể loại dần các ứng cử viên trong quá trình tuyển chọn. Tại sao? (trách nhiệm xã hội và đạo đức của người làm công tác tuyển chọn).

- B1. Xác định chính xác các công việc, vị trí cần tuyển và tiêu chuẩn cũng như số lượng tuyển chọn. Sau đó, chúng ta cần có thông báo tuyển dụng công khai. Trong thông báo này cần ghi rõ các vị trí cần tuyển, số lượng và tiêu chuẩn của vị trí và kèm theo mẫu đơn xin việc.

- B2. Thẩm định hồ sơ: Thông qua hồ sơ và kết hợp với các cơ quan đào tạo để kiểm tra năng lực, nhân cách của ứng cử viên.

+ Giới thiệu cho ứng cử viên biết qua về tổ chức, truyền thống của tổ chức. + Sắp xếp và thông báo lịch trình tuyển chọn.

- B4. Kiểm tra sức khỏe.

- B5. Kiểm tra kiến thức và năng lực (thi viết, trắc nghiệm).

- B6. Phỏng vấn người xin việc: Nhận thức thêm về năng lực, nhân cách, lối sống của người xin việc mà chúng ta còn chưa rõ.

Các hình thức phỏng vấn:

+ Phỏng vấn cấu trúc: câu hỏi được thiết kế trước.

+ Phỏng vấn phi cấu trúc: câu hỏi được đặt ra tùy tình huống cụ thể khi phỏng vấn.

+ Phỏng vấn hỗn hợp: Kết hợp giữa phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn phi cấu trúc.

+ Phỏng vấn hành vi: Đưa ra các tình huống giả định để người xin việc đề xuất các giải pháp xử lý.

+ Phỏng vấn áp lực: hỏi nhanh, nhiều và hổi những câu hỏi khó chịu.

Trong quá trình phỏng vấn, chúng ta phải biết phát triển quan hệ nhằm giảm bớt tâm lý căng thẳng, tạo sự thoải mái, tự tin cho người xin việc; sử dụng câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu; tỏ thái độ quan tâm tới sự trả lời của ứng viên; tránh gây tranh cãi ; kết hợp quan sát sự thay đổi cử chỉ nét mặt của ứng viên trong quá trình trả lời nhằm kết hợp đánh giá khả năng giao tiếp của họ; kiểm soát phỏng vấn, hướng ứng viên trả lời theo đúng hướng tránh sự lan man.

- B7. Chuyển người xin việc cho người quản lý phỏng vấn lần cuối và quyết định tuyển chọn.

- B8. Thử việc: ở bước này, chúng ta phải chú ý thời gian thử việc đối với từng loại công việc và hợp đồng lao động (xem Luật Lao động).

Chương 6. Định hướng, đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 29 -29 )

×