Những phương hướng cơ bản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng Tam tòng, Tứ đức trong Nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Những phương hướng cơ bản

Một là: Quán triệt sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam về bình đẳng giới , phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong lịch sử nhân loại không có một phong trào chống áp bức nào mà lại không có phụ nữ tham gia, bởi phụ nữ là những người cùng khổ nhất trong tất cả những người bị áp bức, nên không bao giờ họ đứng ngoài và không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng chính bản thân họ. V.I.Lênin khẳng định: Muốn giải phóng bản thân, phụ nữ phải tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa, “ngược lại, kinh nghiệm của tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏ rằng thắng lợi của cách mạng là phụ thuộc vào mức độ tham gia của phụ nữ” [30, tr.102]. Mỗi bước chuyển của lịch sử, mỗi nấc thang tiến bộ của nhân loại hay cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng của xã hội, vì sự phát triển của xã hội đều in đậm công lao của người phụ nữ. C.Mác đã lấy mức độ giải phóng phụ nữ để làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn minh của nhân loại: Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá về phụ nữ: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường; Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Trong Chính cương vắn tắt

Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo ghi rõ: Đảng chủ trương “nam nữ bình quyền”. Đối với rất nhiều

người, do nhận thức lý luận hạn chế, họ cho rằng: nam nữ bình quyền chỉ là một vấn đề đơn giản, song thực tế không phải như vậy. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: “Hôm nay em nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau anh quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to! Đó là cuộc cách mạng to và khó”[37]. Hồ Chí Minh xem đó là một trong 10 nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam bởi Người hiểu rõ sức mạnh của tập quán “trọng nam khinh nữ” trong nhân dân ta.

Hồ Chí Minh đặt vấn đề giải phóng phụ nữ không phải chủ yếu xuất phát từ tình thương đối với một nửa xã hội đang bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất mà xuất phát từ nguyên tắc tối cao về quyền bình đẳng của con người và tầm quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng giải phóng. Người chỉ rõ: Nữ giới là phân nửa của xã hội, cách mạng có nữ giới tham gia thì mới thành công. Về giải pháp, Người chỉ ra rằng: Muốn giải phóng phụ nữ không chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong những công việc gia đình, mà cái căn bản là phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội, đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề như nam giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động, tổ chức để phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội về mọi mặt. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là bước đi đầu tiên có ý nghĩa quyết định, mở đầu quá trình giành quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ phụ nữ là lực lượng cách mạng to lớn, tham gia giết giặc trừ gian trên trận tuyến, lo lao động sản xuất ở hậu phương... Hàng triệu phụ nữ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương tham gia chiến đấu, lao động, hy sinh, cống hiến cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Từ việc nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ cũng như của việc phát huy vai trò phụ nữ, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác thực hiện bình đẳng về giới, tìm nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực nữ, phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những

năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và tiến bộ: Nghị quyết số 11–NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nhà nước ban hành Luật Bình đẳng giới (2007), Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2008). Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng, cam kết với cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ, phát triển các quyền cơ bản của phụ nữ ở Việt Nam như công ước CEDEW, Công ước về Quyền con người, Công ước về Quyền trẻ em… Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước không chỉ thể hiện ở xây dựng, ban hành khung pháp lý mà quan trọng hơn là đã tổ chức để các văn bản đó đi vào cuộc sống. Phụ nữ Việt Nam ngày càng phát triển về mọi mặt, vị trí giới của họ ngày càng được nâng cao nhưng thực tế cũng cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nhận thức và giải quyết. Đảng và Nhà nước cần phải có những chính sách thiết thực hơn như ưu tiên, khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội, khoa học, giáo dục…, để có thể phát huy được vai trò của chị em trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một cách hiệu quả nhất.

Hai là: Kế thừ a có phê phán “tam tòng” , “tứ đức” nhằm phát huy vai trò phụ nữ phải được thực hiện gắn liền với quá trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Các quan niệm đạo đức đều có quá trình ra đời, biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và có sự tác động trở lại đối với chính những điều kiện đó. Tiếp thu quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về phủ định biện chứng, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách nhằm kế thừa những ưu điểm có trong “tam tòng”, “tứ đức” và khắc phục những hạn chế của nó để có thể phát huy được mặt tích cực của tư tưởng này trong thời kỳ mới – thời kỳ phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa tức là hướng tới một xã hội ở đó mọi người được bình đẳng, ai cũng được học hành, ai cũng có quyền tham gia các hoạt động chính trị cũng như kinh tế, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo. Để có thể xây

dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp với quy luật phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị,… trong đó nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là phải xây dựng cho được con người mới xã hội chủ nghĩa, con người hội tụ đủ cả tài năng và đạo đức tốt đẹp. Trong xã hội mới, vấn đề đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, vai trò của đạo đức được coi trọng hơn bao giờ hết, vì vậy chúng ta cần phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời xây dựng những phẩm chất đạo đức mới cho phụ nữ để họ có thể đáp ứng và xứng đáng với vai trò của mình trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Những phẩm chất của phụ nữ cần xây dựng trước hết cũng là những phẩm chất của con người Việt Nam mới đồng thời thể hiện được những phẩm chất đặc trưng cho người phụ nữ hiện đại:

Có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Yêu nước trong thời đại hiện nay chính là yêu chủ nghĩa xã hội, biết tự hào về dân tộc, có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia, xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập, tự do của tổ quốc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc, không lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, không chịu lạc hậu và lệ thuộc, quyết tâm vươn lên trong sự nghiệp đổi mới, cảnh giác trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch. Mặt khác, đạo đức mới yêu cầu con người mới phải nhận thức được nguy hại của những tư tưởng lạc hậu, bất công đối với phụ nữ, kiên quyết đấu tranh khắc phục chúng, dồn sức mạnh cho nhiệm vụ xây dụng đất nước.

Biết tổ chức cuộc sống và các mối quan hệ hài hòa trong gia đình, có tinh thần tự giác học tập, lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống và không ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân. Trong thời đại mới phụ nữ cần phải có trình độ hiểu biết về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn, có sức khỏe để đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Những giá trị đạo đức tốt đẹp có trong “tam tòng”, “tứ đức” nếu được chúng ta chắt lọc, cụ thể hóa trong thời đại xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành yếu tố cấu thành trong những phẩm chất đạo đức của con người phụ nữ mới mà chúng ta đang xây dựng.

Ba là: Kế thừ a có phê phán “tam tòng” , “tứ đức” gắn với quá trình phát huy giá tri ̣ truyền thống dân tộc, truyền thống tốt đe ̣p của phụ nữ Viê ̣t Nam.

Thực hiện nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những quan điểm đã được cụ thể hóa trong Quyết định số 343/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010- 2015 và các mục tiêu mà Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đề ra, việc phát huy những giá trị đạo đức của phụ nữ được toàn xã hội quan tâm. Qua đó, những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đã không ngừng được khơi dậy, củng cố, phát triển và ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của phụ nữ. Những phẩm chất như công, dung, ngôn, hạnh đã và đang được các thế hệ phụ nữ hiện nay kế thừa và phát huy tạo nên hình ảnh người phụ nữ mới đóng góp tích cực vào xây dựng cuộc sống gia đình, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những giá trị đã được chắt lọc, kế thừa đó là nhân tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho quá trình hình thành, bổ sung và phát triển những phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam hiện nay đó là tự trọng, tự tin, trung hậu, đảm đang. Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ giai đoạn hiện nay cần xuất phát từ yêu cầu xây dựng người phụ nữ hội thụ đủ “tứ đức” mới và hướng tới chân, thiện, mỹ nhằm phát triển toàn diện phụ nữ Việt Nam về đạo đức, nhân cách, lối sống…

Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam có sức mạnh bền vững trong lịch sử, song nó cũng yêu cầu đổi mới, cũng có những biến động nhất định bởi tác động của thời đại. Với sức mạnh nội sinh vốn có, đồng thời tiếp thu

những giá trị nhân văn từ bên ngoài chắc chắn những giá trị đạo đức trong “tam tòng”, “tứ đức” sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng thành công chuẩn mực lối sống văn hóa cho phụ nữ ngày nay.

Việc kế thừa giá trị đạo đức trong “tam tòng”, “tứ đức” để xây dựng người phụ nữ mới cần phải đảm bảo thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Muốn vậy chúng ta phải có thái độ khách quan trong kế thừa, cần phải chống lại hai khuynh hướng cực đoan: Một là, đề cao quá mức truyền thống, từ đó coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới; hai là, tuyệt đối hóa hiện đại mà coi nhẹ, phủ định các giá trị đạo đức truyền thống.

Những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam là những giá trị mang tính nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc, đã được lưu truyền từ thế hệ này sang hế hệ khác có tác dụng to lớn trong nhận xét, đánh giá, điều chỉnh hành vi cá nhân của người phụ nữ. Những giá trị quý báu đó vừa là cơ sở, vừa là động lực tạo nên bản sắc dân tộc, nhân cách, đạo đức, lối sống của người Việt Nam nói chung và của phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên những giá trị ấy cần được tăng cường, đổi mới và phát triển cao hơn cho phù hợp với yêu cầu của thời đại, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ nhằm kế thừa hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ nước ta giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng Tam tòng, Tứ đức trong Nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)