Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đưa ra yêu cầu không đúng

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 55)

Thứ nhất, theo Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 dường như chỉ quy định việc bồi thường thiệt hại áp dụng cho nguyên đơn là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, trong trường hợp bị đơn thắng kiện nhưng bị thiệt hại do hành vi khởi kiện của nguyên đơn thì liệu có được hưởng quyền bồi thường đối với các thiệt hại thực tế hay không. Về nguyên tắc, bên thắng kiện dù là nguyên đơn hay bị đơn đều có thể được xem xét bồi thường thiệt hại do bên kia gây ra cho mình. Như thế, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có sự ghi nhận một cách rõ ràng, cụ thể và thống nhất quyền được bồi thường của bị đơn trong trường hợp thắng kiện đối với các thiệt hại về vật chất và uy tín. Đây có lẽ là một sơ suất của các nhà làm luật khi quá chú tâm vào việc làm sao bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền mà đã bỏ qua quyền lợi của bị đơn trong những trường hợp không có hành vi xâm phạm nhưng lại bị khiếu kiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Với quy định này có một vấn đề chúng ta cần phải suy nghĩ, nếu đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, trách nhiệm đó là bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, Tòa án xem xét và đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự thì không phải chịu trách nhiệm gì trong việc ra quyết định không đúng gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng và việc quy định như trên có thể dẫn đến thái độ thiếu trách nhiệm trong việc xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án. Trên nguyên tắc mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì luật quy định như có “thiên vị” cho Tòa án không? Thêm vào đó là trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự còn hạn chế, nếu cứ đưa ra yêu cầu không đúng thì bị chế tài của pháp luật, việc

44

Nguyễn Bích Thảo: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Tòa án,

quy định này làm cho các chủ thể quyền e ngại không mạnh dạn khi đưa ra ý kiến hoặc yêu cầu với cơ quan Nhà nước, làm hạn chế quyền yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu họ không được hướng dẫn và giúp đỡ thêm về mặt

pháp lý.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 55)