Nguyên nhân

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 50)

Thứ nhất, do các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo trình tự dân sự chưa phát huy hiệu quả. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự

chưa được cụ thể hóa đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, còn mang tính chung chung40. Điều này đã gây không ít khó khăn cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích của mình và cũng đồng nghĩa với việc ưu thế về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong dân sự chưa được phát huy trên thực tiễn. Theo thông tin của Tòa án thì có rất ít trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng nghĩa với việc đồng thời phải khởi kiện. Trong thực tế nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn yêu cầu Tòa án áp dụng ngay một biện pháp khẩn cấp để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện hoặc sau đó tự giải quyết được tranh chấp nên không khởi kiện. Vì họ cho rằng nếu đưa tranh chấp ra tòa đồng nghĩa với việc phải công khai những vấn đề liên quan mà họ không muốn. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, để được Tòa án chấp nhận ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đương sự phải khởi kiện.

39

Phạm Văn Toàn: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam. Thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/x-ly-xam-ph-m-quy-n-s-h-u- tri-tu-b-ng-bi-n-phap-dan-s-t-i-vi-t-nam-th-c-ti-n-phap-lu-t-va-d-xu-t-hoan-thi-n, [truy cập ngày 11/11/2013].

40

Thủy Thu: Cần một Tòa “chuyên” về sở hữu trí tuệ, http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi- su/2908/can-mot-toa-%E2%80%9Cchuyen%E2%80%9D-ve-so-huu-tri-tue, [truy cập ngày 11/11/2013].

Thứ ba, sự thiếu hiểu biết của chủ thể quyền về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các quy định trong các pháp lệnh tố tụng trước đây cũng như Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay về biện pháp khẩn cấp tạm thời là một phương tiện bảo vệ rất hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng thực tế cho thấy quy định này chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân. Một bộ phận rất lớn trong nhân dân còn có hiểu biết rất hạn chế về các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, do đó họ không biết rằng mình có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra họ đã không biết làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi quyền lợi đó có nguy cơ bị xâm phạm. Cũng chính vì thế mà không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng để kiếm lợi cho mình.

Tuy nhiên, cũng phải tính đến một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của Tòa án. Đó là thời gian giải quyết còn kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mặc dù bị vi phạm nhưng lại e ngại khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các hành vi xâm phạm. Thay vào đó, họ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm để đảm bảo việc chấm dứt kịp thời, nhanh chóng các hành vi xâm phạm đó.

Từ những phân tích trên cho thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại thiếu sót, ảnh hưởng đến hiệu quả việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ. Đây là cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 50)