0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT CÁC TỪ LOẠI CƠ BẢN (DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ) CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 31 -31 )

1. Khả năng hiểu khái niệm từ loại cơ bản (trên phương diện lí thuyết)

3.3. Nhận xét, đánh giá chung

Qua việc điều tra, thống kê kết quả trả lời các câu hỏi trên chúng tôi thấy học sinh tiểu học không xác định được một từ thuộc hai từ loại khác nhau. Khi xác định từ loại các em thường liên tưởng tới những gì gần gũi với mình hơn. Chẳng hạn với từ “hồ”, tất cả các em đều xác định là danh từ do đã rất quen với khái niệm “cái hồ nước” mà khái niệm “hồ vải” (“hồ” là động từ) lại xa lạ với các em.

Có những từ trong trường hợp này thuộc từ loại này nhưng trong trường hợp khác lại không phải, học sinh phải phân biệt được để xác định cho đúng.

Phải có vốn từ, vốn hiểu biết phong phú các em mới dễ dàng xác định được một từ thuộc từ loại nào. Chính vì những điều này mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý làm giàu vốn từ cho các em, đồng thời các em học sinh cũng phải chịu khó đọc sách báo để tự làm giàu vốn từ.

4.Khả năng nhận diện từ loại cơ bản trong lời nói

4.1. Mục đích khảo sát

Xem xét khả năng nhận diện từ loại của học sinh trong những câu cho trước, phát hiện những lỗi học sinh hay mắc phải. Qua đó nhận định khả năng phân biệt từ loại của học các em.

4.2. Các bước tiến hành điều tra

4.2.1. Phát phiếu bài tập

Có 3 phiếu bài tập về câu văn, đoạn văn miêu tả và câu chính luận.

PHIẾU BÀI TẬP 6

Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau: 1. Người tứ xứ đổ về như nước chảy.

2. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. 3. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay. 4. Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể.

5. Mặt trăng đã bắt đầu nhô lên qua cửa sổ.

PHIẾU BÀI TẬP 7 Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

...Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

PHIẾU BÀI TẬP 8 Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

4.2.2. Thống kê, phân loại phiếu bài tập

* Kết quả khảo sát qua phiếu bài tập 6:

4 5

Lớp

Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Trung bình 9 32,14 10 26,32

Khá 11 39,28 12 31,58

Giỏi 8 28,57 16 42,10

* Kết quả khảo sát qua phiếu bài tập 7:

4 5

Lớp

Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Trung bình 5 17,86 3 7,89

Khá 11 39,28 5 13,16

Giỏi 12 42,56 30 78,95

* Kết quả khảo sát qua phiếu bài tập 8:

4 5

Lớp

Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Khá 11 39,28 16 42,11

Giỏi 4 14,29 7 18,42

4.2.3. Khả năng nhận diện từ loại cơ bản trong lời nói và những lỗi sai của học sinh

Ở phiếu bài tập 6, đa số học sinh làm đúng câu 1, chỉ có một vài em xác định nhầm từ “tứ xứ” thuộc từ loại tính từ. Câu 2, nhiều học sinh không xác định được động từ “” và nhầm “phong tục, tập quán” thuộc từ loại tính từ. Câu 3, một số học sinh nhầm từ “phấp phới” là động từ, chủ yếu lỗi sai các em mắc phải là lỗi phân tách từ.

Ví dụ: “biển rộng” phải tách thành “biển” (danh từ) và “rộng” (tính từ) thì học sinh lại không tách và xác định từ này thuộc từ loại danh từ.

Tương tự như câu 3, ở câu 4 và 5 học sinh cũng mắc phải lỗi phân tách từ ở từ “thuyền ta”, “nhô lên”. Ngoài ra, ở câu 5 đa số học sinh không xác định được động từ “bắt đầu”.

Số học sinh xếp loại khá chiếm ưu thế ở lớp 4, và số học sinh xếp loại giỏi chiếm ưu thế ở lớp 5. Số học sinh trung bình ở hai lớp này cũng khá lớn với 32,14% (lớp 4) và 26,32% (lớp 5).

Phiếu bài tập 7 yêu cầu học sinh xác định từ loại trong một đoạn văn miêu tả. Từ bảng thống kê có thể thấy đa số học sinh dễ dàng xác định đúng từ loại trong đoạn văn này với số lượng học sinh khá giỏi lớp 4 chiếm tới 81,84%, lớp 5 là 92,11%; số học sinh trung bình chiếm tỉ lệ nhỏ, ở lớp 4 có 5 em (17,86%), lớp 5 có 3 em (7,89%). Lỗi sai của học sinh trong câu này chủ yếu là lỗi phân tách từ. Chẳng hạn, “soi sáng” phải tách thành “soi” là động từ, “sáng” là tính từ, nhiều em không tách và xác định “soi sáng” là động từ hoặc tính từ. Một số em xác định sai tính từ “phấp phới” là động từ.

Phiếu bài tập 8 yêu cầu học sinh xác định từ loại trong một câu chính luận. Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rất nhiều học sinh bỏ qua câu này, hoặc chỉ xác định đúng được một vài từ. Từ bảng thống kê chúng ta có thể thấy số học sinh trung bình ở cả hai lớp chiếm tỉ lệ lớn: lớp 4 có 46,43%, lớp 5 có 39,47%.Tuy nhiên, số học sinh khá giỏi vẫn chiếm ưu thế hơn với 53,57% lớp 4 và 60,53% lớp 5.

4.3. Nhận xét, đánh giá chung

Qua kết quả điều tra trên chúng tôi thấy học sinh tiểu học xác định từ loại trong những câu văn, đoạn văn miêu tả tốt hơn khi xác định từ loại trong câu văn chính luận. Điều này rất dễ hiểu bởi văn chính luận bao giờ cũng khó đối với học sinh mà đặc biệt là học sinh tiểu học chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với loại văn này. Từ ngữ trong văn bản chính luận thường xa lạ với các em và đa số các em chưa hiểu được nghĩa của từ dẫn đến khả năng xác định và phân biệt từ loại kém. Khi xác định từ loại trong lời nói xuất hiện một lỗi sai mà học sinh rất hay mắc phải đó là lỗi phân tách từ. Có thể khắc phục lỗi này bằng cách cho học sinh làm nhiều bài tập xác định từ loại, sau mỗi bài tập giáo viên phải chữa bài thật kĩ, lưu ý những trường hợp phân tách từ dễ bị sai để học sinh rút kinh nghiệm.

5.Khả năng kết hợp các từ loại cơ bản

5.1. Mục đích khảo sát

Xem xét khả năng kết hợp từ loại của học sinh với các từ “đừng, kia, nọ, hãy, rất, cái”, qua đó xác định xem học sinh có phân biệt được các từ loại bằng dấu hiệu: danh từ có thể đi kèm với các từ cái, kia, nọ, động có thể đi kèm với

đừng, hãy, tính từ có thể đi kèm với rất hay không.

5.2. Các bước tiến hành điều tra

5.2.1. Phát phiếu bài tập

Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa:

5.2.2. Thống kê, phân loại phiếu bài tập

Sau khi chấm các phiếu trả lời của học sinh chúng tôi thu được kết quả như sau:

4 5

Lớp

Phân loại Học sinh Tỉ lệ % Học sinh Tỉ lệ %

Trung bình 27 79,41 15 42,86

Khá 7 20,59 20 57,14

Giỏi 0 0 0 0

5.2.3. Khả năng kết hợp các từ loại cơ bản và những lỗi sai của học sinh

Ở câu hỏi này nhiều học sinh chỉ ghép một từ của cột A với một từ của cột B nên số lượng từ ghép được ít, chính vì vậy số lượng học sinh trung bình chiếm tỉ lệ rất lớn: lớp 4 là 79,41%; lớp 5 là 42,86%. Không có học sinh nào xếp loại giỏi. B nhà chơi trâu béo lênh khênh đánh vườn đen chạy A đừng kia nọ hãy rất cái

Rất ít học sinh ghép đúng với từ “kia, nọ” hoặc bỏ qua hai từ này không ghép. Từ “lênh khênh” là từ tượng hình, bản thân nó đã biểu thị sắc thái rồi nên không cần ghép với từ nào nữa, nhưng rất nhiều học sinh ghép thành “rất lênh khênh”.

5.3. Nhận xét, đánh giá chung

Đối với dạng bài tập này học sinh tiểu học thường quen làm theo “chiều thuận” (từ ở cột A đứng trước, từ ở cột B đứng sau), chẳng hạn: đừng chạy, đừng đánh, đừng chơi mà quên mất “chiều nghịch” của nó, chẳng hạn: nhà kia, vườn kia, trâu kia. Chính vì vậy mà rất ít học sinh ghép đúng với từ “kia, nọ”.

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy học sinh cũng đã biết cách phân biệt từ loại và xác định được (tuy chưa đầy đủ) các từ loại đó có thể đi kèm với từ nào.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT CÁC TỪ LOẠI CƠ BẢN (DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ) CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 31 -31 )

×