Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (Danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học (Trang 26)

1. Khả năng hiểu khái niệm từ loại cơ bản (trên phương diện lí thuyết)

1.3. Đánh giá chung

Qua kết quả thống kê, phân loại trên chúng tôi thấy một số em không nắm rõ khái niệm từ loại đặc biệt là khái niệm động từ và tính từ, nhiều em chưa phân biệt được khái niệm động từ với khái niệm tính từ nên đã nhầm hai khái niệm này với nhau. Đa số học sinh dễ dàng phân biệt được khái niệm danh từ với động từ và tính từ.

2.Khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn xác định từ loại cơ bản

2.1. Mục đích khảo sát

Xác định xem từ khái niệm về từ loại đã học các em có lấy được ví dụ chính xác hay không.

2.2. Các bước tiến hành điều tra

2.2.1. Phát phiếu bài tập

Ở phần này, chúng tôi vẫn sử dụng 3 phiếu bài tập đã nêu ở trên.

2.2.2. Thống kê, phân loại phiếu bài tập

Chúng tôi tiến hành đếm số lượng từ mà học sinh lấy ví dụ được về danh từ, động từ, tính từ và thống kê theo bảng sau:

4 5

Từ loại

Lớp

Số lượng từ Số lượng HS Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ %

1 đến 5 từ 12 35,29 16 45,71 6 đến 9 từ 12 35,29 13 37,14 Danh từ 10 từ trở lên 6 17,65 6 17,14 1 đến 5 từ 11 32,35 23 65,71 6 đến 9 từ 11 32,35 11 31,43 Động từ 10 từ trở lên 7 20,59 1 2,86 1 đến 5 từ 15 44,12 22 62,86 6 đến 9 từ 7 20,59 10 28,57 Tính từ 10 từ trở lên 3 8,82 3 8,57

2.2.3. Khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn xác định từ loại cơ bản và những lỗi sai của học sinh

Trong quá trình chấm bài chúng tôi thấy, ở lớp 4 có 4 học sinh không lấy được ví dụ danh từ, 5 học sinh không lấy được ví dụ động từ và 9 học sinh không lấy được ví dụ tính từ; tất cả học sinh lớp 5 đều lấy được 2 ví dụ trở lên về danh từ, động từ, tính từ.

Đa số học sinh khi lấy ví dụ chỉ lấy được một loại danh từ, động từ, tính từ. Chẳng hạn, các em chỉ lấy được ví dụ về danh từ chỉ đơn vị (xăngtimét,

đềximét, mét...), động từ chỉ hoạt động (chạy, nhảy, hát, học...), tính từ chỉ màu sắc (đỏ, xanh, vàng...).

Một số học sinh lấy sai ví dụ tính từ do nhầm với danh từ. Chẳng hạn, từ “màu xanh” thuộc từ loại danh từ nhưng học sinh cho là tính từ, các em nhầm với tính từ “xanh” chỉ màu sắc.

Từ bảng trên có thể thấy phần lớn học sinh chỉ lấy được ví dụ từ 1 đến 5 từ. Số học sinh lấy được trên 10 ví dụ rất ít, cụ thể: ở lớp 4, ví dụ về danh từ có 6 em (17,65%), ví dụ về động từ có 7 em (20,59%) và ví dụ về tính từ có 3 em (8,82%); ở lớp 5, chỉ có 6 em (17,14%) lấy được trên 10 ví dụ danh từ, 1 em (2,86%) lấy được trên 10 ví dụ động từ và 3 em (8,57%) lấy được trên 10 ví dụ tính từ.

Ở lớp 4, số lượng học sinh lấy được 6 đến 9 ví dụ về danh từ và động từ bằng với số lượng học sinh lấy được 1 đến 5 ví dụ, tuy nhiên đối với tính từ số lượng này lại giảm một nửa. Ở lớp 5, ví dụ về danh từ cũng có sự tương đương như vậy, nhưng với động từ và tính từ thì số lượng học sinh lấy được 6 đến 9 ví dụ chỉ chưa đến một nửa số học sinh lấy được 1 đến 5 ví dụ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (Danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)