Nhân hóa

Một phần của tài liệu Đặc sắc của nghệ thuật miêu tả Bức tranh quê trong tập thơ Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa (Trang 61)

7. Cấu trúc khóa luận

2.5.1.Nhân hóa

Đây là biện pháp nghệ thuật bao trùm trong “Góc sân và khoảng trời”. Nhưng cái nhân hóa của Khoa thật tài tình, khéo léo, khiến cho người đọc đôi khi tưởng như được chứng kiến cái vốn dĩ của nó. Nhiều hình ảnh đôi khi đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhân hóa nhưng ta vẫn cảm thấy nó rất thực, rất hiển nhiên cho người đọc nhận thức về một cuộc sống không ngừng sinh sôi, chuyển đổi nhưng đầy biến động.

Do ảnh hưởng quan niệm của bà và của mẹ, của những người nông dân, Khoa cho rằng vạn vật hữu linh, cỏ cây, hoa lá, chim muông đều có đời sống riêng. Chúng tồn tại như một sinh thể. Bởi thế mà Trần Đăng Khoa đã trò chuyện tâm linh với con trâu trong bài “Con trâu đen lông mượt” như một người bạn:

“Trâu ơi, ăn cỏ mật Hay là ăn cỏ gà”

“Trâu ơi, uống nước nhé Đây rồi nước mương trong”

Không chỉ với “chú trâu” mà mèo khoang (Đánh tam cúc), chó vàng (Sao không về Vàng ơi!), gà mái (Nói với con gà mái), đều là đối tượng để Khoa chuyện trò. Đó là những động vật dù sao cũng rất gần gũi với con người vì chúng biết biểu lộ tình cảm.

Nhưng với cỏ cây thì saỏ Khoa cũng tin rằng chúng có cuộc sống riêng. Vì thế trong trái tim bé nhỏ của Khoa dây trầu là một người bạn tốt. Muốn hái trầu đêm thì đánh thức bạn dậy xin vài lá. “Đánh thức trầu” là một tục lệ thể hiện quan niệm dân gian về đời sống cỏ câỵ Tiếp nối câu hát của bà, Khoa đã viết bài thơ “Đánh thức trầu” rất hay cho trẻ nhỏ:

“Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé”

Giới thực vật trong thơ Khoa đều mang những đặc điểm, hành động của con người:

Cây na thì: “Lá xanh vẫy gió như là gọi chim”

(Vườn em) Cây dừa thì:

“Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”

Còn cây câu được miêu tả:

Cây cau nó bức quá Phành phạch quạt liên hồi”

(Nửa đêm tỉnh giấc) Cây đa lại: “gọi gió đến”, “vẫy chim về

Rồi thì:

Muôn nghìn cây mía Múa gươm” “Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa” (Mưa)

Theo quan niệm dân gian ấy thì biện pháp nhân hóa còn được Khoa mở rộng ra đồ vật. Thế giới đồ vật được Khoa khắc họa thật sinh động trong bài “Buổi sáng nhà em” với hình ảnh:

Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

ở bài thơ này, Khoa đã tái hiện lại toàn bộ khung cảnh nhộn nhịp của con người, động vật, thực vật và đồ vật. Bài thơ đã được Khoa sử dụng triệt để biện pháp tu từ nhân hóa và mang lại hiệu quả cao nhất khi Khoa gọi “Ông Trời”, “bà Sân”, “chị Mây” và khoác cho mọi sự vật đặc điểm, hành động của con ngườị

Dưới ngòi bút của Khoa thì đất cũng có cuộc sống riêng, mang tâm sự: “Đất muốn nói điều chi thế?

Mà rạo rực trong quả ngọt Mà rưng rưng màu lá tươi”

(Đất)

Không chỉ sử dụng nghệ thuật nhân hóa mà chú bé Khoa còn biết kết hợp giữa nghe, nhìn, liên tưởng và tưởng tượng tạo ra sự chuyển đổi cảm giác, sự mơ hồ và sự tinh tế hết sức thú vị:

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương” (Mẹ ốm)

Một nét làm nên nét đặc sắc của thơ Trần Đăng Khoa chính là nhờ sự liên tưởng và tưởng tượng rất độc đáo, mới mẻ nàỵ Chú bé thi sĩ giữ bản quyền rất nhiều phát hiện chưa từng có trong thơ:

Cánh cò bay lả, bay la trên đất này từ mấy nghìn đời nhưng chỉ khi bé Khoa nhìn thấy, cánh cò mới thành ra ánh chớp:

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

(Góc sân và khoảng trời)

Cũng nhờ có trí tưởng tượng của bé Khoa, những con cò bay thành đàn kia mới thành đứa bé hồn nhiên xúm vào “khiêng nắng qua sông”. Những trái bưởi thành ra lũ con “đầu tròn trọc lóc” còn đang phải bế, cũng lần đầu được Trần Đăng Khoa phát hiện rạ

Sinh ra và lớn lên ở làng quê, tình yêu quê hương ẩn hiện trong Khoa như một cảm xúc thường trực. Với tài năng của mình, hình ảnh cánh đồng quê hương hiện lên trong thơ Khoa rất đỗi thân thương. Đó là cách miêu tả rất mới mà chưa có ai phát hiện được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cánh đồng làng Điền Trì Sớm nay sao mà rộng Sương tan trên mũi súng Trên sừng trâu cong veo

(Cánh đồng làng Điền Trì)

Tình tế hơn một chút nữa, Trần Đăng Khoa còn đưa cả hương vị đặc biệt vào trong thơ mình:

“Mùi bùn đang ngấu Mùi phân đang hoai Vôi chưa tan hẳn Còn hăng rãnh cày”

(Hương đồng)

Đó là một phát hiện về đồng quê. Hương của đất, men của đất đã làm nên máu thịt của những người con lớn lên từ đất. Vì vậy, giữa đất và người luôn có một sự giao cảm thân thiết:

Thịt da ta cũng

Tỏa hơi ruộng đồng

Người đọc đã rất thích hình ảnh mặt trăng - trái chín của Trần Đăng Khoạ Cái riêng của Trần Đăng Khoa chính là ở chỗ đã liên tưởng trăng với biển xanh, với mắt những con cá biển:

“Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi”

(Trăng ơi… từ đâu đến)

Con dao tung hứng, tưởng tượng và liên tưởng được nghệ sĩ Trần Đăng Khoa biểu diễn cực kỳ biến hóa và thành công trong bài “Thả diều”. Trăng với sao, thuyền với sông, cau với nong, lưỡi liềm với cánh đồng gặt háị Cánh diều thành vầng trăng, thành con thuyền, thành hạt cau, thành lười liềm chỉ trong giây lát.

Cũng bằng trí tưởng tượng tự nhiên của mình Khoa đã làm cho củ khoai thành “lợn béo” những chả, những nem - tất nhiên đấy là khoai luộc cắt khoanh. Đấy là theo logic một chiều, tưởng tượng của Trần Đăng Khoa còn làm cho đường cày thành sông Ngân trên trời và sao trên trời hóa thành gốc rạ dưới mặt đất. Đó là sự tưởng tượng qua lại hai chiều làm phong phú thêm sự

cảm nhận. Nhờ bay trên đôi cánh tưởng tượng, Trần Đăng Khoa lên trời theo cua đánh thần hạn, theo đoàn người xuống đập cửa Diêm Vương. Nhà thơ có quyền năng ngang với pháp sư lừng lẫy, mang cả biển về quê thật nhẹ nhàng:

“Lấp lóe lửa chài - sao hiện ra Mây bay lấp lánh - cánh buồm xa

Em mang sắc biển về quê đó Sắc biển xanh trên những mái nhà”

(Mang biển về quê)

Tiếng gà gáy hết sức quen thuộc ở nông thôn Việt Nam từ bao đời nay, mỗi sớm cất lên báo hiệu thời điểm bắt đầu của một ngày mới, dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa tiếng gà ấy có sức mạnh:

Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt” (ò…ó…o)

Nếu thiếu đi những sự vật tưởng tượng và liên tưởng hồn nhiên, nếu vắng những tinh tế trong cách nhìn, cách nghe, cách cảm, gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng thì thơ Trần Đăng Khoa sẽ thiếu đi nét siêu Việt - nét đặc sắc nhất để xếp thơ Khoa vào loại thơ “thần đồng”.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của nghệ thuật miêu tả Bức tranh quê trong tập thơ Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa (Trang 61)