7. Cấu trúc khóa luận
2.3. Bức tranh thiên nhiên, quê hương trong tập thơ Góc sân và Khoảng trờ
trời” của Trần Đăng Khoa
Trong bài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu” tác giả Trần Đăng Suyền đã đưa ra lời nhận xét khẳng định: “Thời kỳ này có không ít em nhỏ làm thơ. Nhưng Khoa vượt lên hẳn và trở thành một hiện tượng độc đáo, ở đó số lượng và nhất là chất lượng sáng tác tạo được một thế
giới nghệ thuật riêng của mình” . Và lời nhận định đó càng đúng hơn khi ta đi tìm hiểu bức tranh thiên nhiên, quê hương Khoa trong tập thơ “Góc sân và
khoảng trời”. Bức tranh ấy bắt nguồn từ cảnh vật, từ những sinh hoạt quen
thuộc. Đọc thơ Khoa ta như được gội trong không khí riêng, không lẫn của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Em nói những gì em thấy, em cảm bằng giọng điệu của riêng mình. Bên cạnh đó, thơ em có dấu ấn của người đi trước. Trong “Tiếng ve ngân trưa nắng quả dần vàng chín” có cái nhìn và cảm xúc của Tố Hữu “Vườn râm dậy tiếng ve ngân/ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”. Trong sắc đỏ của hoa lựu như “lửa lập lòe” phải chăng có đóng góp của Nguyễn Du “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” nhưng cái chính vẫn là cách cảm, cách nghĩ của riêng em, của trẻ thơ.
Buổi sáng khi ông mặt trời nổi lửa đằng Đông báo hiệu một ngày mới bắt đầu:
… “Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao! Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà…”
(Buổi sáng nhà em)
Sáng ra, hình ảnh ông mặt trời nhô lên khỏi đằng Đông đó là hiện tượng hết sức bình thường nhưng dưới ngòi bút của Khoa nó lại mang một dáng vẻ mới lạ. Chính hình ảnh đẹp đẽ của buổi sáng bình minh ấy mà Khoa đã khắc
họa rõ nét bức tranh toàn cảnh về hoạt động của sự vật, hiện tượng một cách sinh động. Nó được gợi ra trên nền cảnh một cuộc sống sôi nổi khẩn trương của người nông dân trong lao động và dựng xây, mọi vật dường như có dáng dấp của con người vậỵ Sáng ra, ông mặt trời nổi lửa, bà sân vấn khăn, trong nhà cậu mèo rửa mặt, bác nồi đồng hát, chị chổi lom khom quét nhà, ngoài vườn cái na tỉnh giấc, đàn chuối vỗ tay cười, chị tre chải tóc, nàng mây ghé vào soi gương. Cảnh vật xung quanh trở nên sống động, khẩn trương hơn bao giờ hết. Tiếng gà gáy hết sức quen thuộc ở nông thôn Việt Nam từ bao đời nay, mỗi sớm cất lên báo hiệu thời điểm bắt đầu của một ngày nhưng dưới ngòi bút của Khoa tiếng gà như có sức mạnh:
“Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt
Giục buồng chuối Thơm lừng
Trứng cuốc Giục hạt đậu Nảy mầm Giục bông lúa Uốn câu Giục con trâu Ra đồng Giục đàn sao Trên trời
Chạy trốn. Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt”
(ò… ó…o…)
Từ niềm vui thích thả diều của mình mà Khoa đã nhìn thấy cả sự biến hóa kỳ lạ của nó. Cánh diều bay trên không trung là trăng vàng khi sao trời trôi qua, là chiếc thuyền trên sông Ngân, là hạt cau phơi trên nong trời, là lưỡi liềm ai quên bỏ lại trên cánh đồng sau một mùa gặt háị Còn mặt trăng đã huyền diệu bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ làm thơ Cổ Kim Đông Tây nhưng dưới con mắt của Trần Đăng Khoa là những gì quen thuộc, qua một lối nghĩ thật táo bạo:
“ Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời”
Người và trăng như bạn tâm giao, tâm đầu ý hợp “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) hay “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (Tin thắng
trận). Khoa đã mượn hình ảnh trăng trong bài thơ của Bác để miêu tả vẻ đẹp
ánh trăng vàng qua những bài “Trông trăng”, “Trăng sáng sân nhà em”, “Trăng tròn”. Trăng trong bài thơ của Khoa gắn bó với những trò chơi con trẻ, đẹp một vẻ đẹp hồn nhiên. Trăng có thể được ví như người bạn dễ thương cùng chơi với các em:
“Em chạy nhảy tung tăng Múa hát quanh ông trăng Em nhảy, trăng cũng nhảy Mái nhà ướt ánh vàng”
(Trông trăng)
Nhà thơ Xuân Diệu có một câu thơ đầy ấn tượng về trăng “Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ”. Tuy nhiên, có lúc trăng trong thơ Khoa vẫn chỉ giản dị là trăng thôi nhưng mà sức hút thật mãnh liệt. Một tối trăng sáng, Khoa cùng bạn bè chơi trò chơi trốn tìm trong vườn chuốị Đứng trong bóng tối nhìn ra, Khoa bàng hoàng ngẩn ngơ trước ánh trăng đang giãi ra mênh mông, rợn ngợp khắp sân, khắp vườn. Khoa đã ghi lại cảm giác như bị thôi miên đó, không miêu tả chi tiết nhưng người ta có cảm giác nhận được ánh trăng là nữ hoàng của đêm:
“Hàng cây cau lặng đứng Hàng cây chuối đứng im Con chim quên không kêu Con sâu quên không kêu Chỉ có trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Ơi ông trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em”
(Trăng sáng sân nhà em)
Dường như mọi vật đều yên lặng, nín thở để tập trung vào ánh trăng. Trăng là nhân vật chính, là tâm điểm soi rọi ánh trăng cho muôn loài, muôn vật.
Cũng như những đứa trẻ khác đều mong cho rằm trung thu đến thật nhanh, để được rước đèn ông sao, được đeo mặt lạ trong đêm hội và được bà và mẹ sắm cho mâm ngũ quả. Khoa thấy trăng như ông Bụt hiền hậu nhưng lại có tính cách như trẻ em, hồn nhiên và đáng yêu:
“Trăng như cái mâm con Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe có mặt tròn” “Ông trăng nhìn thấy xôi Là ông nhoẻn miệng cười
áng chừng ông thích lắm Trăng nở vàng như xôi”
(Trông trăng)
Cũng như nhiều đứa trẻ khác hay hiếu động và thích những gì thay đổi, Khoa chú ý nhiều đến cảnh mưạ Nhưng không phải là mưa rầu rĩ mà là những trận mưa ào ạt, sôi nổi rồi lại êm ả ngaỵ Viết về một cơn giông, Khoa đem lại cho ta những bất ngờ thú vị:
“Chớp
Rạch ngang trời Khô khốc
Ghé xuống sân Khanh khách Cười”
(Mưa)
ở nông thôn, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa thật quen thuộc, gần gũi nhưng trong thơ Khoa nó là tre, là bưởi, là dừa rất độc đáo: tre thì “tần ngần gỡ tóc” , hàng bưởi thì “đu đưa- bế lũ con- đầu tròn- trọc lốc”, những cây dừa thì “dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”.
Cậu bé Khoa có những cảm nhận tinh nhạy, nhìn thấy sức sống kì diệu của cảnh vật đồng thời có một tấm lòng nhân hậu, nghĩa tình:
“Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào! Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé! Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu” …
(Đánh thức trầu)
Có thể nói tâm hồn Khoa luôn hòa hợp với thiên nhiên, với quê hương nên em có thể bắt được rất tài, rất nhạy thần sắc của nó. Em có thể nghe được: “Tiếng cây lách chách đâm chồi”, “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” của chiếc lá đa trong đêm vắng, nghe tiếng “Gió giở mình trăn trở” trong đêm thu, có thể “Nghe trăng thở động tàu dừa/ Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời”. Qua đó, Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền cho người đọc tình yêu ấỵ Với tất cả các bạn đọc nước ngoài, qua thơ Khoa họ hiểu thêm phần nào về phong vị Việt Nam. Bên cạnh đó, Trần Đăng Khoa còn có những phát hiện rất trẻ con, ngộ nghĩnh mà do đặc điểm tâm sinh lý người lớn có thể khó nghĩ ra:
“Con tàu hỏa rất dài
Bánh không săm, không lốp Chạy đều trên đường ray Đêm ngày không bị trượt”
(Đi tàu hỏa)
Một sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, có thể nói đó là đặc điểm, là sự đóng góp của thơ Khoạ Em cảm nghe tiếng “thở hí hóp trên sân” của thóc. Em cảm giác được:
“Đất trời cách một gang mây Và tôi cùng với luống cày tỏa hương”
(Đồng chiều)
Và cảm nhận tinh tế hơn vậy nữa là hương vị rất quen thuộc của đồng quê mà hiếm ai gắn bó với mảnh đất quê hương lại có thể đọc lên được tên của các hương vị ấy như Khoa:
“Luống cày sực nức Mưa rào bữa trước Nắng nồng chiều nay Mùi bùn đang ngấu Mùi phân đang hoai Vôi chưa tan hẳn Còn hăng rãnh cày”
(Hương đồng)
Khoa nhập vào thế giới bình yên nơi làng quê. Khoa phải giao cảm, phải thực sự đồng điệu với làng quê đến mức độ nào đấy mới viết được những dòng thơ hay đến vậỵ Rõ ràng nếu Khoa không có tình yêu quê hương như một cảm xúc thường trực, không có sự gắn bó với đất đai hay Khoa không có tài năng vượt trội thì không thể viết được những hình ảnh thơ có giá trị khẳng định tên tuổi của mình như vậỵ
Khoa tiếp tục khám phá thế giới bình yên mà xao động của động vật và cây cỏ, từ chiều dài của đám ma bác giun:
“Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” (Đám ma bác giun) Đến chiều sâu của cơn gió:
“Cây cau nó bức quá Phành phạch quạt liên hồi Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời”
(Nửa đêm tỉnh giấc)
Thế giới loài vật trong thơ Khoa thật đa dạng với những nét độc đáọ Chỉ có con mắt trẻ thơ mới có cách nhìn nhận kỳ lạ đến vậy, bởi đó là những nhận xét rất thú vị từ những hình ảnh và âm thanh có thực trong đời sống:
“Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi” (Buổi sáng nhà em)
Những chú mực “lôi thôi dải dọc dải ngang” và thật ngộ nghĩnh không bao giờ chán là một “Đám ma bác giun”. Đám ma Giun mà họ hàng nhà Kiến đi đưa sao mà nhiều loại bà con nhà Kiến đến thế? Kiến con, kiến già, kiến Đất, kiến Cánh, kiến Lửa, kiến Đen, kiến vàng… Đám ma kéo dài gồm toàn họ nhà Kiến. Như vậy chưa hết, còn kiến Đen ở nhà “la đà” uống rượu và kiến gió rất nhiều đang nhao ra “chia phần”. Bài thơ gợi một không khí xưa, ta đã gặp đâu đó trong ca dao nhưng nó mới lạ và độc đáo hơn nhiềụ
Nhắc đến bức tranh quê hương không thể không nhắc đến cánh đồng lúạ Đối với người nông dân, lúa là biểu tượng của sự no đủ. Với lời thơ dí dỏm, đằm thắm, Khoa đã cảm nhận được sự tinh tế của những bông thóc. Qua
cách nhìn và cảm nhận của Khoa, nhân vật chính là thóc, âm nhạc chính là thóc, múa nhảy chính là thóc. Khoa viết lên hình ảnh rất thật và hay về thóc:
“Thóc mặc áo vàng óng Thở hí hóp trên sân”
(Thôn xóm vào mùa)
Cũng chính câu thơ này mà cũng có một nhà báo địa phương đã sửa lại: “Thóc mặc áo vàng óng
Nhảy nhót mãi trên sân”
Khoa đã thắc mắc và lý giải: “Hết ngày mùa thì sao thóc nhảy múa được em nói là thóc thở hí hóp cơ mà”. Khoa dùng chữ, chọn tiếng rất chính xác. Nếu là ngô văng ra giữa sân thì hạt ngô không thể nào thở hí hóp được vì nó chỉ là cái vỏ tròn nguyên, còn mảnh thóc gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ, nên khi thóc văng ra, thóc mệt, thở hí hóp như con cá có hai mang nằm trên cạn. Trong bức tranh quê hương của Khoa còn có màu sắc của những bông hoạ Màu sắc ấy hiện lên thật diệu kì:
“Em ngắm bông hoa Tím tươi bỡ ngỡ Cánh hoa mới nở Màu còn rung rinh Màu đẹp hơn tranh Càng nhìn càng thắm Như màu của nắng Như màu của mưa Dịu dàng, non tơ” …
(Ngắm hoa)
Khoa đã tô màu cho những cánh hoa và cách pha màu để tạo nên sắc của mỗi cánh ấy thật tự nhiên, với sự hội tụ của rất nhiều màu: Màu của nắng, màu của mưa, dịu dàng, non tơ…
Tháng ba là tháng chuyển mùa, từ mùa xuân sang mùa hạ, cái nắng chói chang như thiêu, như đốt làm cho mọi người phải khó chịu, ngột ngạt. Nhưng sắc đỏ của mùa hè đã cho Khoa nghĩ đến hình ảnh của ngựa sắt bay về trời cùng Thánh Gióng, hình ảnh đẹp này đã đi vào truyền thuyết dân tộc:
“Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”
(Tháng ba)
Mỗi lần đi câu cá cùng bạn bè, lúc thích nhất là xem ai câu được nhiều cá hơn. Nhưng đối với Khoa, ngoài cái thú câu cá Khoa còn thích ngắm cảnh vật: mây trời, non nước và lắng nghe những âm thanh phát ra xung quanh mình nữạ Khoa đã phát hiện ra cá tính của từng loài cá, Khoa đã phân biệt từng loại cá như một nhà sinh vật cảnh trong bài thơ Câu cá:
“Con cá mương đớp bọt Nhô miệng tròn, nhỏ xinh” “Cục cùng cung trên bờ Vào đây con cá ngão Cái mồm to hơn mình Mắt đỏ vằn gian giảo
Vào đây con rô cụ Đầu đen sạm lầm lì
Thường nháy phao đột ngột Rồi lừ lừ lôi đi
Vào đây con cá diếc Hay vơ vẩn rong chơi
Nhung nhăng khoe áo trắng Và nhẩn nha rỉa mồi”
Khoa có một cái nhìn vừa tinh tế, vừa sâu sắc, cậu bé đã phát hiện ra cá mương thì hiền lành, cá ngão thì “mắt đỏ vằn gian giảo”, cá diếc lại hay “rong chơi” và thích “làm duyên”. Khoa đã miêu tả tính cách của mỗi con cá mà không con nào giống tính của con nàọ Ngạc nhiên và tinh nghịch, Khoa muốn câu cả ông mặt trời in xuống đáy aọ Nhưng ông mặt trời như muốn trêu Khoa:
“Riêng mặt trời tinh nghịch Ngậm mồi dưới đáy ao Giật mấy lần không được Còn làm ta ngã nhào”
(Câu cá)
Tình yêu đồng ruộng đã ngấm vào máu thịt của Khoa, mỗi đường cầy, mỗi gốc rạ đều tỏa hương vị đồng quê :
“Đồng ẩm trăng non Luống cày sực nức Mưa rào bữa trước Nắng nồng chiều nay Mùi bùn đang ngấu Mùi phân đang hoai Vôi chưa tan hẳn Còn hăng rãnh cày Hạt giống mùa qua Bốc men trong đất Giọt giọt mồ hôi
ủ lâu thành mật Bốn bề lên hương
Đường cày ai rạch Thành dòng sông Ngân Sao như gốc rạ
Lô nhô xa gần…”
(Hương đồng)
Hương vị của đồng quê có lẽ phải là người nông dân gắn bó lâu năm với đất đai mới cảm nhận được vẻ tinh tế, sâu sắc đến vậỵ Nhưng thật lạ thay đây là em bé mới mười bốn tuổi - cái tuổi còn mải chơi, ham vuị Vậy mà Khoa đã có con mắt nhìn tinh tế khi phát hiện ra cái mùi đồng quê đang dậy lên ngọt ngào: mùi bùn, mùi phân, mùi vôi, mùi hăng hăng trên mỗi luống càỵ Cái mùi này có được phải sau cơn mưa, sau cái nắng nồng. Những luống cày như dòng sông Ngân, ngẩng mặt lên trời thấy “Sao như gốc dạ lô nhô xa gần”. Cảnh đêm trăng non với hương đồng tạo cho Khoa có cảm giác ngây ngất và chìm đi trong nó. Nhưng tất cả đều dường như mới bắt đầu vậỵ Hình ảnh “cây na vẫy gọi” mà Khoa tưởng tượng như chúng đang gọi chim hay chính là vườn cây gọi người bạn thân yêu của mình đến chơị Khoa muốn khám phá vạn vật trong sương đêm, dường như chúng có linh hồn và chúng cũng không ngừng hoạt động nhưng đó là những chuyển động thầm lặng. chỉ có một tâm hồn nhạy cảm, một tâm hồn luôn tắm mình trong không khí của làng quê, một niềm khao khát khám phá và thấu hiểu mảnh đất quê hương mình thì mới có thể thấy và nghe được:
“Nửa đêm em tỉnh giấc Bước ra hè em nghe
Nghe tiếng sương đọng mật Đọng mật trên cành tre
Nghe ri rỉ tiếng sâu