Đây cũng là một biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng là bảo hiểm số vốn mà ngân hàng cấp cho khách hàng hoặc bảo hiểm cho tài sản mà khách hàng thế chấp cho ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tín dụng được thực hiện thông qua nhiều hình thức:
- Bảo hiểm tín dụng gián tiếp : ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải trực tiếp bỏ tiền ra để mua bảo hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Khi đó khách hàng đã gián tiếp bảo hiểm cho vốn vay của ngân hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn công ty bảo hiểm có trách nhiệm giúp đỡ khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Bảo hiểm bằng cách trích lập quỹ dự phòng : đây là hình thức được ngân hàng thực hiện thường xuyên, hàng năm trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng thường trích ra một phần lợi nhuận để hình thành quỹ dự phòng bù đắp rủi ro không thu hồi được. Quỹ này được trích theo một tỷ lệ nhất định và được sử dụng với mục đích bù đắp thiệt hại và tránh hiện tượng làm giảm vốn tự có của ngân hàng.
- Bảo hiểm trực tiếp : lúc này khi cấp tín dụng ngân hàng phải trực tiếp bỏ một khoản tiền để mua bảo hiểm và khoản tiền này sẽ được tính vào chi phí vốn vay của ngân hàng được khách hàng chia sẻ. Hình thức bảo hiểm này chỉ được áp dụng với các khoản tín dụng có giá trị lớn, thời gian dài.
Biện pháp khắc phục
- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định phương án cơ cấu nợ. Ngân hàng chỉ tiếp tục duy trì qua hệ tín dụng với khách hàng khi khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả gốc và lãi của mình từ các dòng tiền thường xuyên. Và khi đó khoản nợ sẽ được giám sát chặt chẽ. Ngân hàng sẽ gia hạn nợ cho khách hàng, giãn nợ nhằm giảm gánh nặng nợ nần tạo điều kiện giúp khách hàng nhanh chóng ổn định và phục hồi.
- Trong trường hợp khách hàng không có khả năng phục hồi, ngân hàng tiến hành thu nợ nhằm thu hồi được càng nhiều vốn càng tốt hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và chi phí phát sinh.
Biện pháp xử lý
Khi các khoản vay của khách hàng bị đánh giá là chất lượng kém, khó có khả năng thu hồi, ngân hàng đã tiến hành các biện pháp khắc phục song không hiệu quả thì ngân hàng cần đưa ra các biện pháp xử lý như :
Sinh viên: Triệu Tiến Quang Lớp: Quản lý kinh tế 51C
- Khuyến khích khách hàng trả nợ sớm. Miễn giảm lãi suất cho khách hàng có thiện ý trả nợ.
- Phát mại tài sản bảo đảm cho khoản vay.
- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trả nợ thay đối với các khoản tín dụng có bảo lãnh của bên thứ 3.
- Thực hiện khởi kiện nếu cần thiết.
- Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu ngân hàng tiến hành xóa nợ sau khi đã sử dụng hết các biện pháp để thu hồi nhưng không được hoặc không đủ. Những khoản xóa nợ sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng được chuyển ra ngoài bảng cân đối để theo dõi và tận thu.
3.3. KIẾN NGHỊ
* Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chương Mỹ
Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng để tăng doanh số cho vay của ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn thấy đựơc lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
Ngân hàng cần xây dựng phát triển nguồn lực con người, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tổ chức các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh.
Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng họat động trên cùng địa bàn cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo, đồng thời thường xuyên đổi mới trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
* Đối với ngân hàng Nhà nước
Nhà nước cần ban hành các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng một cách đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành viên tham gia trên thị trường.
Chính quyền địa phương cần có thái độ hợp tác với ngân hàng tìm ra những dự án khả thi nhằm phát triển địa phương để ngân hàng đầu tư vốn.
Cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro được phép mua bán thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Vì đây là nhu cầu cần thiết của các ngân hàng nhằm để phòng ngừa rủi ro, tránh thiệt hại về uy tín và tài sản của ngân hàng từ đó đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả hơn…
=>để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả thì ngân hàng cần có những biện pháp phòng chống rủi ro bổ sung, đồng thời cần có sự hỗ trợ của các ban ngành khác đặc biệt là ban ngành Nhà nước. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này thì sẽ khắc phục được rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó đưa ngân hàng phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hiện nay.
Sinh viên: Triệu Tiến Quang Lớp: Quản lý kinh tế 51C
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế thì việc đương đầu với rủi ro tín dụng là việc không thể tránh khỏi, vì vậy công tác phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng là mặt chính trong công tác quản lý của Ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng là yêu cầu cấp thiết và khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng. Thời gian vừa qua Ngân hàng đã chịu phải sức ép lớn về những biến động bất thường của cả giá cả và những biến động thiên tai ngày càng khắc nghiệt, công việc làm ăn của nông thôn ngày càng khó khăn khôn lường, điều đó cũng đồng nghĩa với việc kinh doanh của ngân hàng gặp càng nhiều khó khăn hơn. Và đứng trước tình hình kinh tế phát triển như hiện nay thì vấn đề luôn được quan tâm với các Ngân hàng đó là hiệu quả kinh tế, để đạt được hiệu quả như mong muốn thì các Ngân hàng cần phải đặt ra các mục tiêu để khắc phục hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của riêng mình. Đến nay bằng chính nghị lực của mình thì Ngân hàng đã vượt qua bao khó khăn và biến động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Với tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng của Ngân hàng trong ba năm qua, Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của bà con nông dân trên địa bàn cho họ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên trong kinh doanh thì khó khăn và rủi ro luôn tồn tại, từ đó yêu cầu đặt ra là các ngân hàng phải từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, vì thế trong thời gian qua Ngân hàng đã huy động được đội ngũ cán bộ dồi dào kinh nghiệm, được đào tạo qua các trường lớp nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất điều hành trong ban Giám đốc.
=>Qua quá trình phân tích ta có thể hiểu dõ hơn hoạt động của Ngân hàng cũng như tầm qua trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó để tồn tại vững chắc và phát triển thì Ngân hàng cần có các phương pháp quản trị rủi ro thích hợp. Cần phải cân nhắc kỹ giữa rủi ro và lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhằm giảm thiểu rủi ro đem lại chính lợi ích cho Ngân hàng nhằm phát triển nền kinh tế.
phức tạp cũng như tầm quan trọng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình và những đóng góp quý báu của cô và các anh chị Ngân hàng Agribank Chương Mỹ để chuyên đề của em thực sự là một công trình nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy, cùng các anh chị phòng tín dụng Agribank huyện Chương Mỹ, những người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên: Triệu Tiến Quang Lớp: Quản lý kinh tế 51C