Khái niệm chú ý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh thị trấn Cao Thượng, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang (Trang 25)

Trong một thời điểm có muôn vàn sự vật, hiện tƣợng tác động tới con ngƣời, song chúng ta chỉ có thể tiếp nhận và xử lí một số tác động có lợi cho mình. Sự lựa chọn và tập trung vào các tác động nhất định có đƣợc là nhờ khả năng tập trung chú ý. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tƣợng để định hƣớng hoạt động, đảm bảo các điều kiện thần kinh

23

và tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả [22]. Chú ý là trạng thái tâm sinh lí diễn ra trong suốt quá trình nhận thức. Sự chú ý chia kích thích thành cái cần xử lí và cái không cần xử lí. Nhờ có khả năng chú ý mà ta mới có thể lựa chọn đƣợc các kích thích ƣu thế trong vô số tác động lên cơ thể để đƣa ra câu trả lời thích hợp.

Chú ý là tiền đề cần thiết để con ngƣời học tập có kết quả, nắm vững đƣợc tri thức, tiến hành lao động một cách có tổ chức, có kỷ luật, đạt năng suất cao. Vƣgotxki cho rằng, chú ý là hoạt động tâm lí phức tạp liên quan tới các quá trình sinh lý thần kinh. Chú ý có liên quan tới hoạt động của hệ hƣớng tâm không chuyên biệt, với những hình thức khác nhau của phản xạ định hƣớng, với cơ chế hoạt động của vỏ não. Cơ sở thần kinh của chú ý là tạo ra ổ hƣng phấn cực đại trên vỏ não ảnh hƣởng tới các phần khác của não [33]. Chú ý đƣợc chia thành hai loại là chú ý có chủ định và chú ý không chủ định. Nguồn gốc phát sinh của hai loại chú ý này hoàn toàn khác nhau [27].

Chú ý không chủ định thƣờng biểu hiện nhiều hơn ở trẻ em và phụ thuộc vào kích thích. Kích thích càng hấp dẫn, càng mới lạ càng dễ tạo ra chú ý không chủ định. Chú ý có chủ định là loại chú ý có nhiệm vụ đặt ra từ trƣớc. Loại chú ý này có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con ngƣời. Chú ý có chủ định giúp ta khắc phục sự phân tán tƣ tƣởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong công việc cần rèn luyện chú ý có chủ định một cách khoa học.

Nhƣ vậy, chú ý không phải là một quá trình tâm lý nhƣ những quá trình cảm giác, tri giác, tƣ duy... mà đó là sự định hƣớng tích cực của ý thức con ngƣời vào một số đối tƣợng nhất định [36].

Để xác định đƣợc khả năng chú ý của con ngƣời phải dựa vào một số đặc điểm nhƣ: Khối lƣợng chú ý; Sức tập trung chú ý; Sự phân phối chú ý; Sự di chuyển và tính bền vững chú ý [24].

24

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh thị trấn Cao Thượng, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)