Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN (Trang 29)

Qua điều tra mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với các chính sách động viên ở khối công ty tư nhân thấy rằng tỷ lệ nhân viên có tâm lý hài lòng chiếm đa số, tuy nhiên tỷ lệ rất hài lòng hay khá hài lòng lại chiếm tỷ lệ khá thấp. Điều đó chứng tỏ nhân viên mới chỉ bằng lòng chứ chưa cảm thấy vui vẻ, đa số ở tâm trạng đủ xài, sợ bị coi là đòi hỏi, yêu sách và tỷ lệ không hài lòng cũng chiếm khá cao. ở mục “ an toàn trong công việc, phúc lợi xã hội, và cơ hội thăng tiến” tỷ lệ nhân viên cảm thấy hài lòng không được cao. Có một thực tế là hầu hết ở công ty tư nhân rất hiếm có trường hợp đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên cũng như rất hiếm thấy việc tặng thưởng cho nhân viên một số tiền kha khá vào các dịp lễ tết mà hầu hết thu nhập của nhân viên đều gói gọn trong lương tháng. Dường như các ông chủ không tách rời tài sản gia đình với tài sản công ty, vì thế mỗi một phần thưởng công ty tặng thưởng cho nhân viên đều được cho là ông chủ đã bỏ tiền túi ra cho nhân viên khoản tiền đó chứ không phải là chi phí của công ty để mua lại sự nhiệt tình và hiệu quả công việc, mà cho người khác tiền của mình thì thật không dễ.

Còn về mức thu nhập thì tỷ lệ hài lòng khá cao bởi giữa công ty và người lao động luôn có thỏa thuận trước khi bắt đầu công việc, tuy nhiên tỷ lệ rất hài lòng lại rất ít, điều này chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân mới chỉ tả đủ chứ để động viên thì chưa có, chính điều đó đã làm giảm phần nào sự nhiệt tình làm việc ở nhân viên, nhân viên chỉ làm trọn trách nhiệm chứ không làm hết sức và xem việc của công ty là việc của bản thân. Đó là lý do các ông chủ luôn thắc mắc tại sao các nhân viên không thể làm việc bằng một phần của mình.

Hầu hết các công ty tư nhân được hình thành dưới dạng công ty gia đình hay đó là sự tập hợp những người bạn cùng chung mục đíc thành lập nên và công ty chỉ tồn tại chỉ dưới sự điều hành của ông chủ và các thành viên sáng lập còn đối với nhân viên thì thường không có sự tin tưởng hoàn toàn, luôn nghi ngờ về mức độ trung thành và luôn đặt câu hỏi là nhân viên có đang làm việc xấu sau lưng mình hay không, nhân viên chỉ được giao việc chứ không giao quyền và điều đó đối với những người có năng lực và tâm huyết thì việc gắn bó lâu dài với công ty là rất hiếm, nếu có công việc trả mức lương tốt hơn có thể họ sẽ ra đi.

Các ông chủ ở công ty tư nhân thường tìm mọi cách tận dụng sức lực của nhân viên với mức chi trả thấp nhất, tâm lý mình là người cho việc cho tiền nhân viên và chỉ có nhân viên là người cần việc và vì thế luôn tìm cách để giảm chi trả cho nhân viên mà trong đó có một phần rất quan trọng là động viên nhân viên.

Nói tóm lại các công ty tư nhân ở Việt Nam chưa chú trọng đúng mực tới chính sách động viên nhân viên, họ mới chỉ thực hiện với mức độ đúng pháp luật và tối thiểu hóa chi phí nhất là đối với những người lao động không đủ kiến thức về luật lao động lại càng bị o ép.

4.5 Giải pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN (Trang 29)