Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoà

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN (Trang 26)

Sự khác biệt khá lớn trong các tiêu chí về thu nhập, phúc lợi xã hội, sự thăng tiến, sự cảm thông, độ an toàn trong công việc và mối quan hệ trong khối các doanh nghiệp nước ngoài. Một điều đáng quan tâm là mức độ hài lòng về thu nhập ở các doanh nghiệp này khá thấp, đây cũng là điều dễ hiểu khi thu nhập tưởng như rất cao nhưng đổi lại là sự làm việc quá sức, có thể nói họ không cho là mức lương cao đấy đã xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra.

Theo kết quả điều tra của nhóm chúng tôi, Phúc lợi xã hội cũng là một phần khá nhạy cảm trong các đơn vị nước ngoài, với đồng lương tưởng là cao thì mặc nhiên phúc lợi xã hội đã bao gồm trong đấy. Điều này dẫn đến tình trạng các cá nhân chưa cảm nhận được mức độ được quan tâm từ nhà quản lý, hay đúng hơn là không ai có đủ thời gian để quan tâm cái mà mọi người mặc nhiên công nhận là đã có rồi, họ phải đầu tư nhiều hơn vào việc duy trì cái thu nhập cao kia.

Về cơ hội thăng tiến trong các doanh nghiệp nước ngoài cũng có sự không hài lòng cao, nhưng so với thực tế Việt Nam thì cũng có thể giải thích được khi mà sự thăng tiến trong các doanh nghiệp nước ngoài không thể tách rời khả năng ngoại ngữ tốt, từ đó, các nhân viên có tâm lý không hài lòng nhưng cũng đành chấp nhận với công việc với mức thù lao tạm chấp nhận được. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay đang tiến hành phổ cập hóa trình độ ngoại ngữ cho các nhân viên có năng lực để họ có cơ hội thăng tiến từ đó tạo động lực để họ đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Về sự thông cảm, độ an toàn trong công việc và mối quan hệ lại là một điểm nổi trội trong tương quan so sánh trên. Họ hài lòng nhiều hơn điều này có thể thấy được môi trường làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài khiến cho nhân viên cảm thấy thoải mái và tăng hiệu suất làm việc

Một chi tiết cũng không kém phần quan trọng là ở doanh nghiệp nước ngoài các kết quả về tiêu chí sự tham gia đóng góp và hệ quả của nó là sự công nhận được đóng góp được đánh giá là chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Điều này cho thấy vẫn có một bộ phận người chưa thực sự đóng góp và chưa được thừa nhận có đóng góp cho doanh nghiệp, hay có thể là do ảnh hưởng của một thói quen cần được thay đổi trong tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, ngay cả doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Sự thích thú trong công việc trong doanh nghiệp nước ngoài qua số liệu thống kê cũng không nằm ngoài xu hướng hiện nay của đại đa số người tìm việc, họ đánh giá là công việc trong các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang lại hứng thú hơn cho họ, có thể là do môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, nhiều thử thách hơn và được cơ hội tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ hơn.

Các doanh nghiệp nước ngoài được biết đến với cách thức làm việc của chủ nghĩa Tư Bản, nên họ sẽ lấy lại " thật xứng đáng" từ chi phí họ đã bỏ ra cho người lao động, điều này đã được phản ánh qua số liệu thống kê trên. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ngoài cần quan tâm hơn đến phúc lợi xã hội cho người lao động Việt Nam cũng như họ đã làm với người lao động xứ họ để tạo nên một chế độ làm việc thuần nhất cho tất cả các lao động tham gia đóng góp

vào sự phát triển của doanh nghiệp mình. Nhà quản trị trong các doanh nghiệp nước ngoài nên làm việc công bằng hơn để khuyến khích hơn nữa sự đóng góp ý kiến trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w