Biểu đồ 4.6. Mức Độ Vệ Sinh Chuồng Trại Hộ Chăn Nuôi Bò

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH (Trang 33)

Đến cuối năm 2007 thì tin vui đến với những hộ nuôi bò. Giá bò đã tăng trở lại gần với giá trị thực của nó. Người chăn nuôi dần ổn định lại đời sống, ước mơ vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình lại được nhen nhóm. Hy vọng bài học giá trị thực vẫn còn đó.

4.3.2 Quy mô nuôi bò ở nông hộ Bảng 4.3. Qui Mô Đàn Bò ở Nông Hộ

Qui mô đàn Số hộ( hộ) Tỷ lệ(%) Từ 1- 2 con 15 18,75 Từ 3- 5 con 49 61,25 Từ 5- 10 con Trên 10 con 14 2 17,5 2,5 Tổng 80 100

Nguồn: Kết quả điều tra Qua điều tra, có 61,25% số hộ nuôi bò với qui mô đàn từ 3 đến 5 con, 18,75% hộ nuôi 1-2 con; 17,5% hộ nuôi 5 đến 10 con, 2,5% hộ nuôi trên 10 con. Rất ít hộ trồng cỏ nuôi bò, một số hộ nuôi trên 5 con thì trồng cỏ nuôi bò được quan tâm hơn. Dù vậy, tình hình chăn nuôi bò ở huyện còn nhỏ lẻ, lạc hậu

4.3.3. Kinh nghiệm chăn nuôi bò ở nông hộ. 25

Kinh nghiệm chăn nuôi bò của nông hộ được xác định dựa vào thời gian từ lúc bắt đầu nuôi đến lúc điều tra. Kết quả được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.4. Số Năm Nuôi Bò Của Các Nông Hộ

Số năm nuôi bò Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

Từ 1- 3 năm 13 16,25

Từ 3- 8 năm 50 62.5

Trên 8 năm 17 21,25

Tổng 80 100

Nguồn : Kết quả điều tra Bảng 4.4 cho thấy, có tới 62,5% hộ nuôi bò từ 3- 8 năm, 21,25% hộ trên 8 năm, 16,25% hộ nuôi bò từ 1- 3 năm. Nhìn chung, huyện có bề dày truyền thống nuôi bò, nhưng nuôi bò chỉ là ngành phụ nhằm tận dụng những thời gian nhàn rỗi có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn.

4.3.4. Cơ cấu thu nhập những hộ chăn nuôi bò

Tuy nghề nuôi bò có từ lâu nhưng thu nhập chính của bà con vẫn từ trồng lúa. Qua điều tra những hộ nuôi bò thì có tới khoảng 60% thu nhập từ trồng lúa, thu nhập từ chăn nuôi bò chiếm khoảng 30%, còn lại thu nhập từ các ngành nghề khác ở nông thôn. Với một địa hình tương đối thấp thì thu nhập chính từ trồng lúa là điều bình thường, nhưng khách quan mà nói nghề nuôi bò vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng của nó.

Biểu đồ 4.4. Cơ Cấu Thu Nhập Hộ Chăn Nuôi Bò

Nguồn: Kết quả điều tra 4.3.5. Thị trường đầu ra

Đầu ra chính của chăn nuôi bò là thịt, còn phụ là phân. Hộ chăn nuôi thường bán bò cho thương lái. Phân bò thì bón đồng ruộng, những hộ không trồng lúa hay

nuôi bò nhiều thì bán phân cho những hộ có nhu cầu mua trong vùng hoặc những vùng lân cận.

Nông hộ bán bò cho thương lái không qua hợp đồng mua bán nào cả. Việc mua bán diễn ra như sau: Người bán ra giá và người mua trả giá, nếu được thì bán không thì thôi. Bò đẹp mập thì bán được giá cao, còn bò ốm xấu thì bị ép giá.

Chuyện thương lái ép giá hộ chăn nuôi rất phổ biến ở nông thôn, nông thôn nào cũng có. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, ta không nên phủ nhận vai trò tích cực người thương lái, vai trò cầu nối giữa người bán với người mua. Trong bối cảnh huyện còn nghèo về thông tin, nghèo về thị trường đầu ra, nếu không có người thương lái thì người có nhu cầu bán sẽ không biết bán cho ai, người có nhu cầu mua sẽ không biết mua ở đâu. Do đó, vai trò của người thương lái trong đời sống nông thôn là không thể thiếu được.

Sơ đồ 4.1. Kênh mua bán bò tại địa phương

Nguồn: Kết quả điều tra 4.4. Các yếu tố kỹ thuật trong chăn nuôi bò tại nông hộ

4.4.1. Giống

Trong chăn nuôi, con giống có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại hộ chăn nuôi. Ở huyện, hiện có hai nhóm bò chính: Bò ta vàng và bò lai Sind, trong đó bò lai Sind chiếm phần lớn. Ba năm qua để đáp ứng nhu cầu nuôi bò những hộ không khả năng mua bò lai Sind nên huyện đã nhập một số giống bò ta vàng từ nước bạn Campuchia. Qua quá trình điều tra khảo sát đàn bò tại huyện, trên cơ sở thăm hỏi nông hộ cùng với sự quan sát, nhận định tổng quát về ngoại hình, màu sắc, lông, da từng cá thể bò, chúng tôi rút ra một số đặc điểm chính của bò ta vàng và bò lai Sind.

Hình 4.1. Bò Ta Vàng Trong Giai Đoạn Sinh Sản

Hộ chăn nuôi bò

Hộ chăn nuôi bò

Thương lái

Thương lái

Hộ chăn nuôi bò khác

Hộ chăn nuôi bò khác Lò giết mổLò giết mổ

Thương lái thịt xẻ

Thương lái thịt xẻ

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Bò ta vàng có tầm vóc nhỏ, trọng lượng bình quân con cái từ 180 – 200 kg, con đực từ 220 – 250 kg. U yếm kém phát triển, màu lông vàng nhạt, chỉ một số ít màu vàng đậm đến nâu, thường sậm lại khi phát dục. Lưng hơi võng và dốc từ sau ra bụng, bầu vú kém phát triển. Chịu được điều kiện kham khổ, sức kháng bệnh cao, thành thục sớm, mắng đẻ nhưng nhỏ con. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 40 – 42%, thịt thơm ngon, sản xuất sữa ít, chỉ đủ nuôi con.

Hình 4.2. Bò Lai Sind 2 Năm Tuổi

Bò lai Sind được tạo ra từ quá trình lai tạo tự nhiên giữa bò cái ta vàng với đực giống Red Sindhi có nguồn gốc từ Pakistan. Lông màu nâu sẫm, niêm mạc mũi đen. Mình ngắn, chân dài, u yếm phát triển, trán gồ, tai cụp, đuôi dài, mông dốc. Con cái có âm hộ khá lớn, màu đen và có nhiều nếp nhăn. Bò lai Sind có khối lượng cơ thể gần gấp đôi bò ta vàng, con cái trưởng thành nặng 280 – 400 kg, con đực nặng 420 - 500 kg. Tỷ lệ thịt xẻ từ 40 – 50 %, khả năng cho sữa khá. Bò lai Sind chịu được điều kiện kham khổ khí hậu nhiệt đới, ít bệnh tật, khả năng sinh sản cao, phù hợp điều kiện nuôi dưỡng nước ta.

4.4.2. Phương thức chăn nuôi

Bảng 4.5. Phương Thức Chăn Nuôi Của Các Nông Hộ

Phương thức Số hộ Cơ cấu (%)

Nhốt hoàn toàn 5 6

Bán chăn thả 60 83

Chăn thả 10 11

Tổng 80 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Bảng 4.5 cho thấy có 83% hộ chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả, 11% hộ chăn thả, 6% số hộ chăn nuôi nhốt hoàn toàn. Những hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả thì phần lớn đều có trồng cỏ nuôi bò, nhưng diện tích đất dành nuôi cỏ không đáng kể. Những hộ nuôi theo hình thức chăn thả thì hầu như không trồng cỏ nuôi bò. Còn những hộ nuôi bò theo phương thức nhốt hoàn toàn thì quan tâm đến trồng cỏ nuôi bò hơn.

Nuôi nhốt hoàn toàn thì bò sẽ thiếu vận động; còn nuôi chăn thả hoàn toàn thì sẽ thiếu cỏ xanh cung cấp cho bò. Nếu nông hộ có đất trồng cỏ, có đồng chăn thả thì nên nuôi theo phương thức bán chăn thả.

4.4.3. Thức ăn

Trong chăn nuôi bò thịt, thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất và lượng thịt. Bởi nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc lựa chọn con giống tốt mà cho ăn không đúng và không đủ thì sớm muộn con vật sẽ thoái hoá.

Một khẩu phần thức ăn tốt cho bò là khẩu phần hỗn hợp, trong đó thức ăn thô (cỏ xanh, cỏ khô, rơm khô…) giữ vai trò chính. Tùy theo lứa tuổi, mục đích nuôi mà khẩu phần thức ăn có thể khác nhau, sao cho đảm bảo bò sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh thức ăn thô thì cần có một lượng thức ăn tinh (cám gạo, bột khoai, bột bắp…) bổ sung trong khẩu phần ăn của bò. Tuy thức ăn tinh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần nhưng giá trị dinh dưỡng nó mang lại là khá cao. Đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung không thể thiếu được cho bò mang thai, bò đẻ phục hồi sức và bò vỗ béo.

Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khác như bột xương, bột sò, đá liếm, hay kỹ thuật ủ rơm urê, làm bánh dinh dưỡng… rất cần thiết trong chăn nuôi bò nhưng vẫn còn rất mới mẻ với bà con.

Qua quá trình điều tra trên các hộ chăn nuôi thì thức ăn chính cho bò vẫn là cỏ xanh. Vào mùa khô thì lượng cỏ xanh cung cấp cho bò ít hơn nên người chăn nuôi thường bổ sung thêm rơm, cám gạo… Hầu như hộ chăn nuôi nào cũng có ruộng đất ( bình quân 0,5 hecta / hộ), nhưng ruộng đất đó phần lớn để trồng lúa. Rất ít hộ dành một phần diện tích trồng cỏ nuôi bò, nếu trồng thì trồng qua loa, có lệ.

Lượng cỏ xanh nuôi bò chủ yếu tận dụng trên những bờ ruộng lúa. Hàng ngày, bà con phải mất hàng tiếng đồng hồ cặm cụi, nắng sương cắt cỏ. Trung bình một con bò trong giai đoạn sinh sản thì một người mất khoảng 1 giờ cắt cỏ. Nếu nuôi 4 con bò thì nông hộ dành khoảng 4 giờ cắt cỏ, một khoảng thời gian không nhỏ.

4.4.4. Nước uống

Bò là loại gia súc cần được cung cấp một lượng nước rất lớn, một ngày cần khoảng 50 – 60 lít. Nước chiếm một tỷ lệ cao trong cơ thể động vật để kiến tạo và duy trì sự sống của các mô cơ tế bào, hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng, hòa tan và thải cặn bã ra bên ngoài, điều hòa thân nhiệt… Mặc dù nguồn nước trong huyện khá dồi dào, nhưng nếu bò không cung cấp đủ nước cần thiết thì thiếu nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bò hơn thiếu thức ăn.

Nước uống cung cấp cho bò chủ yếu lấy từ mạch nước ngầm. Chất lượng nguồn nước ngầm ở huyện phần lớn tốt, song còn có một số hộ nguồn nước bị nhiễm phèn. Nếu có điều kiện, những nông hộ có nguồn nước bị nhiễm phèn nên xử lý trước khi cho bò uống.

Biểu đồ 4.5. Cơ Cấu Nguồn Nước Hộ Chăn Nuôi

Nguồn: Kết quả điều tra 4.4.5. Chuồng trại

Một ngày có 24 giờ thì có khoảng 12 giờ bò ở trong chuồng. Chuồng trại là nơi bò nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, nên vai trò chuồng trại trong chăn nuôi là rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của bò. Mặc dù, chi phí chuồng trại chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn trong chi phí chăn nuôi bò, nhưng đa số hộ chăn nuôi vẫn chưa thật quan tâm đến việc xây dựng chuồng trại.

Bảng 4.6. Cấu Trúc Chuồng Trại Nuôi Bò Của Các Nông Hộ

Cấu trúc chuồng Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

Nền Đất Pêtông 70 10 87,5 12,5 Mái Lá Tôn 31 49 38,75 61,25 Vách Gỗ Lưới B40 75 5 93,75 6,25

Nguồn: Kết quả điều

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mỗi nông hộ mà lựa chọn vật liệu làm chuồng

trại khác nhau. Qua cuộc điều tra thực tế, nền chuồng làm bằng đất tới 87,5% hộ lựa chọn, pêtông thì chỉ 12%. Phần mái chuồng làm bằng lá 38,75% hộ lựa chọn, mái chuồng bằng tôn 61,25%. Phần vách chuồng làm bằng gỗ thì có 93,75% hộ sử dụng, lưới B40 thì chỉ 6,25%. Một chuồng nuôi lý tưởng, có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của bò thì nền cần bằng pêtông, mái bằng tôn, vách bằng lưới B40…Chi phí làm chuồng trại kiên cố trong chăn nuôi bò không phải trở ngại lớn mà trở ngại lớn chính ở cách nghĩ còn ngại đổi mới của bà con.

4.4.6. Tình trạng vệ sinh

Để đánh giá tình trạng vệ sinh chuồng trại tốt hay kém, chúng tôi chia làm 3 mức độ khác nhau: Tốt, trung bình, xấu.

Mức độ vệ sinh tốt: Môi trường xung quanh thoáng mát, phát quang bụi rậm xung quanh, mỗi ngày đều vệ sinh sạch sẽ, khu vực để phân xa nơi chuồng trại, bò được tắm hằng ngày.

Mức độ vệ sinh trung bình: Chuồng trại thoáng mát, phát quang bụi rậm, vệ sinh chuồng trại hằng ngày, nhưng nơi để phân gần chuồng.

Mức độ vệ sinh xấu: Chuồng trại đơn giản, các chất thải chăn nuôi rơi vãi trên nền chuồng, không tắm bò, nơi để chất thải gần chuồng.

Bảng 4.7. Mức Độ Vệ Sinh Chuồng Trại Của Các Hộ Chăn Nuôi Bò

Mức độ vệ sinh Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

Tốt 20 25

Trung bình 50 62,5

Xấu 10 12,5

Tổng 80 100

Nguồn: Kết quả điều tra. Phần lớn hộ chăn nuôi đạt mức vệ sinh tốt và trung bình 87,5%, trong đó 25% hộ đạt mức độ vệ sinh tốt. Mặt khác, trong những hộ nuôi bò thì khoảng 12,5% hộ vệ sinh chuồng trại không tốt, những hộ này một phần thì chưa ý thức hết được vai trò vệ sinh chuồng trại đến sự sinh trưởng và phát triển vật nuôi, một phần thiếu người làm.

Biểu đồ 4.6. Mức Độ Vệ Sinh Chuồng Trại Hộ Chăn Nuôi Bò

Nguồn: Kết quả điều tra 4.4.6. Phòng và chữa bệnh cho bò

Bò là gia súc dễ nuôi, ít bệnh tật, nhưng không phải không mắc bệnh. Những bệnh nguy hiểm, có tính lây nhiễm cao như thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm lông móng…một khi đã bùng phát thì sẽ gây thiệt hại lớn không chỉ một hộ nuôi mà còn có thể gây thiệt hại sang nhiều hộ chăn nuôi khác. Do đó, công tác phòng bệnh và chữa bệnh trong chăn nuôi như: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng định kỳ, điều trị kịp thời là rất quan trọng và cần thiết.

Là huyện có bề dày nuôi bò nhưng cán bộ thú y trong huyện vừa thiếu lại vừa yếu. Phần lớn cán bộ chỉ dừng lại trình độ trung cấp, thậm chí có người hành nghề mà chưa qua trường lớp. Mỗi lần bò bị bệnh nặng thì người chăn nuôi không biết tìm ai

chữa trị, nếu có tìm được thì khả năng chữa hết bệnh cũng không cao. Nên có những tổn thất về kinh tế có thể tránh được vẫn diễn ra.

Trong chăn nuôi, bệnh tiêu chảy thường phổ biến. Bệnh này không nặng nhưng nếu để kéo dài thì sẽ sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Khi bò bị tiêu chảy thì người chăn nuôi không còn cách nào khác là gọi ngay cán bộ thú y đến chữa trị. Trong khi đó, những lá cây có vị chát phổ biến như tràm, ổi… thì có thể chữa được bệnh này. Nông thôn là nơi có nhiều loại cây, trong đó có những cây chứa vị thuốc. Vì vậy, phổ biến rộng rãi chữa bệnh bằng cây thuốc dân gian sẽ giúp nông hộ chủ động hơn trong phòng và chữa bệnh đối với vật nuôi. Đó là việc làm rất cần thiết.

4.5. Chi phí đầu tư một con bò lai Sind được nuôi trồng cỏ và không trồng cỏ trong chu kỳ khai thác.

4.5.1. Chi phí đầu tư một con bê cái lai Sind 2 năm tuổi (từ lúc gieo tinh đầu tiên đến khi đẻ)

Trong quá trình tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò tại địa phương, số liệu thu thập được từ những hộ chăn nuôi có khác nhau, để thuận tiện cho việc tính toán mà vẫn đảm bảo tính trung thực, khách quan nên tôi lấy giá trị trung bình giữa những hộ chăn nuôi bò.

Chi phí giống

Giá một bê cái 2 năm tuổi địa phương là 7.000.000đ. Bê cái lai Sind đến 2 năm tuổi thì tiến hành phối giống đầu tiên, nên hộ có nhu cầu nuôi thường mua bê cái lai Sind 2 năm tuổi về làm giống. Thời gian từ lúc thụ thai đến khi đẻ khoảng 10 tháng và sau khi đẻ 2 tháng thì tiến hành phối giống lại.

Chuồng trại

Nguời dân xây dựng chuồng trại khá đơn giản, chi phí xây dựng chuồng trại 1.200.000đ, chuồng được sử dụng trong 10 năm. Chi phí khấu hao chuồng trại trong một năm là 120.000đ.

Công chăm sóc

Điểm khác biệt lớn nhất giữa cách nuôi bò trồng cỏ với không trồng cỏ là công chăm sóc (công cắt cỏ, thời gian cắt cỏ). Hộ nuôi bò trồng cỏ do chủ động được nguồn cỏ xanh nên thời gian cắt cỏ ít hơn hộ nuôi bò không trồng cỏ. Thời gian là tiền bạc, mất thời gian là mất tiền bạc. Nên, tính toán chi phí trong chăn nuôi bò mà không tính

đến thời gian chăm sóc là chưa khách quan, chưa thấy được ưu điểm nuôi bò trồng cỏ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w