Biểu đồ 4.4. Cơ Cấu Thu Nhập Hộ Chăn Nuôi Bò

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH (Trang 26)

bò với không trồng cỏ. Qua đó, thấy được tầm quan trọng trồng cỏ nuôi bò.

3.2.3. Phương pháp phân tích đặc thù

a) Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò

Các chỉ tiêu kết quả

Doanh thu:

Doanh thu = sản lượng * giá bán

Sản lượng: Là lượng thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Gía bán: Là giá đầu ra của sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả khi mua hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường.

Chi phí:

Chi phí = chi phí vật chất + chi phí lao động.

Chi phí vật chất: chi phí con giống, thức ăn, thuốc, thú y, chuồng trại,… Chi phí lao động: chi phí thời gian chăm sóc.

Lợi nhuận:

Lợi nhuận = doanh thu – chi phí.

Các chỉ tiêu hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản suất

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản suất = lợi nhuận/ chi phí.

Ý nghĩa: Trong một đồng chi phí bỏ ra thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất:

Tỷ suất doanh thu theo chi phí sản xuất = doanh thu/ chi phí

Ý nghĩa: Một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

b) Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư chăn nuôi bò

Hiện giá thuần ( NPV: Net Present Value)

Hiện giá thuần (hiện giá ròng) là tổng hiện giá dòng tiền thuần của dự án với suất chiết khấu phù hợp. Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại.

∑ = + = n i i r NCF NPV 1 (1 )i

Trong đó:

- NCFi: dòng tiền ròng hàng năm i

- r: là suất chiết khấu dự án - n là tuổi thọ dự án

NPV > 0: Đầu tư tốt NPV = 0: Có thể đầu tư NPV < 0: Không đầu tư

Nói chung, dự án chỉ nên đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng 0, vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.

Suất chiết khấu dự án

Suất chiết khấu dự án là chi phí cơ hội vốn đầu tư, là cái giá mà nhà đầu tư phải trả khi đầu tư vào dự án. Thông thường các nhà đầu tư lấy lãi suất cho vay làm suất chiết khấu dự án đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam lạm phát cao nhất trong vòng 15 năm qua, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm lạm phát 15,96% (Tổng cục thống kê). Mặc dù, chính phủ hết sức cố gắng kiềm chế tốc độ lạm phát, song theo nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán năm 2008 Việt Nam sẽ lạm phát ở mức thấp nhất 16,7%, cao nhất 22,3%, trung bình là 19,4%. Trong khi đó, mức lạm phát năm 2007 là 12,6%, năm 2006 là 6,6%, năm 2005 là 8,4%, năm 2004 là 9,5%.

Biểu đồ 3.1. Lạm Phát Qua Các Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Lãi suất cho vay phụ thuộc vào lạm phát, lạm phát cao thì lãi suất cho vay cao, lạm phát thấp thì lãi suất cho vay thấp. Theo kết quả điều tra, lãi suất cho vay tại địa phương từ năm 2004 đến năm 2008 lần lượt là 8,2%, 8,5%, 9%, 9,5%, 17%.

Một trong những mục tiêu hàng đầu hiện tại cũng như tương lai của chính phủ là kiềm chế lạm phát, phấn đấu đưa mức lạm phát dưới hai con số. Nên tính suất chiết khấu dự án đầu tư mà chỉ căn cứ lãi suất cho vay hiện tại là chưa khách quan. Do đó, cần tính lãi suất cho vay trung bình qua các năm. Lãi suất cho vay trung bình 5 năm 2004_ 2008 là 10,4%.

Suất chiết khấu dự án khi có lạm phát

Suất chiết khấu dự án khi có lạm phát (r) không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cho vay (k) mà còn phụ thuộc vào lạm phát của nền kinh tế(g). Như cách tính lãi suất cho vay, ta cần tính giá trị lạm phát trung bình qua các năm. Mức lạm phát trung bình 5 năm 2004_ 2008 là 11,3%.

r = k + k*g + g = 10,4% + 10,4%*11,3% + 11,3% = 22,96% Vậy, suất chiết khấu dự án khi có lạm phát là 22,96%

Tỷ suất nội hoàn (IRR: Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn là suất chiết khấu làm cho NPV dự án bằng 0.

IRR là chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư không thể thiếu được. Nếu như NPV đo lường mức sinh lời dự án mang lại thì IRR đo lường độ rủi ro dự án trước sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn.

Phương pháp tính IRR gần đúng:

+ Trường hợp NPV1> 0 ứng với suất chiết khấu r1 và NPV2 < 0 ứng với suất

chiết khấu r2 với qui ước r2 > r1 1 2 1 2 2 1. . NPV NPV NPV r NPV r IRR + + =

+ Trường hợp NPV1> 0 ứng với suất chiết khấu r1 và NPV2 > 0 ứng với suất

chiết khấu r2 2 1 2 1 1 2. . NPV NPV NPV r NPV r IRR − = −

+ Trường hợp NPV1< 0 ứng với suất chiết khấu r1 và NPV2 < 0 ứng với suất

1 2 1 2 2 1. . NPV NPV NPV r NPV r IRR − − =

Một dự án được chấp nhận đầu tư khi tỷ suất nội hoàn lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu dự án (IRR ≥ r).

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tỉnh Tây Ninh

Bảng 4.1. Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Tỉnh Tây Ninh Hai Năm 2006, 2007

Đơn vị tính: triệu đồng

Cơ cấu Năm 2006 Năm 2007 So sánh

Trồng trọt 5.516.704 6.572.364 1.055.660

Chăn nuôi 1.014.217 997.927 -16.290

Tổng 6.503.921 7.670.291 1.066.370

Nguồn: Http:\\www.Tayninh.gov.vn Năm 2006, giá trị ngành trồng trọt là 5.516.704 triệu đồng, chiếm 85% giá trị sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, trong khi đó ngành chăn nuôi 15%. Sang năm 2007, giá trị ngành trồng trọt tăng lên 6.572.364 triệu đồng, chiếm 86% giá trị sản xuất nông nghiệp; ngành chăn nuôi giảm còn 14%. Như vậy, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm phần lớn, năm 2006 là 85%, sang năm 2007 là 86%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 4.1. Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Tỉnh Tây Ninh Năm 2007

4.2. Tình hình chăn nuôi tỉnh Tây Ninh

Bảng 4.2. Tình Hình Chăn Nuôi Tỉnh Tây Ninh Hai Năm 2006, 2007

Đơn vị tính: con

Vật nuôi Năm 2006 Năm 2007 So sánh

Trâu 41.351 30.897 -10.454

Bò 92.307 125.723 33.416

Heo 209.559 208.719 -840

Nguồn: Http:\\www.Tayninh.gov.vn

Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn đã làm số trâu trong tỉnh giảm đi đáng kể. Năm 2006, có 41.351 con, nhưng đến năm 2007 chỉ còn 30.897, giảm 25%. Đàn heo cũng vậy, những năm qua dịch heo tai xanh hoành hành làm cho số lượng heo ngày một giảm, năm 2006 trong tỉnh có 209.559 con, đến năm 2007 chỉ còn 208.719 con, giảm 0,4%. Riêng, nghề nuôi bò không ngừng tăng lên về chất lẫn lượng, một số nơi trong tỉnh ngoài nuôi bò thịt, hộ nuôi còn thử nghiệm nuôi bò sữa và đạt những thành công bước đầu nhất định. Năm 2006, đàn bò trong tỉnh là 92.307 con, đến năm 2007 lên tới 125.723 con, tăng 36%.

4.3. Hiện trạng chăn nuôi bò huyện Bến Cầu 4.3.1. Tình hình chăn nuôi bò huyện Bến Cầu

Bò là con vật dễ nuôi, gần gũi với đời sống nông hộ . Khi nền nông nghiệp còn “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì trâu bò được dùng chủ yếu cày kéo. Tuy sức cày kéo không bằng trâu nhưng sức cày kéo của bò cũng không thể thiếu được. Mặc dù nghề nuôi bò trải qua những thăng trầm về giá cả nhưng những năm qua vẫn không ngừng gia tăng về số lượng.

Biểu đồ 4.2. Số Lượng Bò Nuôi Qua Các Năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị tính: con

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Năm 2005, đàn bò trong huyện là 4.964 con, năm 2006 đạt 5189 con, tăng 4,5%, đến năm 2007 đàn bò trong huyện lên tới 10.267 con, tăng gần 100% so với năm 2006. Bò được nuôi rất nhiều trong huyện, đi tới đâu cũng thấy.

Trong nông nghiệp, giá cả các mặt hàng nông phẩm thường không ổn định. Ba tháng đầu năm 2005 trở về trước, một bê cái lai Sind 2 năm tuổi giá khoảng 15 triệu đồng, nhưng đến tháng 4/2005 chóng vánh rớt giá còn 5 triệu đồng, tình trạng này kéo dài đến giữa năm 2007.

Vì chạy theo phong trào nên người người, nhà nhà đều đổ xô nuôi bò, với ước mơ vươn lên làm giàu. Phong trào đó đã tạo cơn sốt thật sự đối với đời sống nông thôn. Cầu vượt xa cung, giá cả mua bán bò vượt xa giá trị thực của nó. Chuyện gì đến rồi cũng đến, vì không chịu nổi sức căng thị trường ảo nên bong bóng xà phồng giá cả vỡ ra, hệ quả giá

bò xuống thấp. Giá bò xưống thấp nên bà con không bán, nhưng nếu không bán thì không đủ tiền trang trải trong cuộc sống, nhất là những hộ có nguồn thu nhập chính từ nuôi

bò. Áp lực chi phí cộng tâm lý lo sợ bò tiếp tục bị rớt giá, nên bà con buộc lòng phải bán tháo, bán chạy làm cho giá bò đã thấp càng thấp hơn. Giá bò xuống thấp khiến

cuộc sống nhiều hộ nuôi bò vô cùng khó khăn, nhiều hộ đã nói không với nghiệp chăn nuôi bò và chuyển sang nghề mới chấp nhận những thách thức mới. Trong khi đó thì thị trường giá bò ổn định theo hướng tăng.

Biểu đồ 4.3. Giá Bò Qua Các Năm 2004, 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: đồng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH (Trang 26)