Bên cạnh lợi nhuận, các tỷ số tài chính là cơ sở để phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất. Chỉ số tài chính thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí, chi phí chưa có chi phí LĐGĐ và số ngày công lao động. Các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất dưa hấu được thể hiện trong bảng 4.15 như sau:
46 Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính của hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình DT/CP Lần 0,83 2,36 1,47 LN/CP Lần -0,17 1,36 0,47 TN/CP Lần 0,11 1,36 0,63 LN/DT Lần -0,20 0,58 0,29 TN/CP chưa có LĐGĐ Lần _ _ 0,75 TN/NCLĐGĐ Ngàn đồng/công/ngày công _ _ 579,85
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Loan Mỹ – huyện Tam Bình, 09/2013)
Theo bảng 4.15, ý nghĩa của các tỷ số tài chính được giải thích như sau: Tỷ số trung bình của doanh thu/chi phí bằng 1,47 lần, có nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí để đầu tư sản xuất dưa hấu thì sẽ thu được 1,47 triệu đồng doanh thu. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ sản xuất dưa hấu ở xã Loan Mỹ có hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao đồng nghĩa với việc nông hộ vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất và chưa khai thác hết giá trị của loại cây màu này. Do doanh thu và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau nên khi doanh thu tăng thì chi phí giảm và ngược lại. Đối với những hộ có kỹ thuật canh tác tốt kết hợp với các điều kiện thuận lợi sẽ làm chi phí ở mức tối thiểu vì thế tỷ số doanh thu/chi phí sẽ tăng lên, cao nhất là 2,36 lần. Ngược lại, những hộ sản suất không có sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm sẽ làm cho chi phí và doanh thu chênh lệch không nhiều nên tỷ số doanh thu/chi phí nhỏ nhất là 0,83 lần.
Tỷ số trung bình của lợi nhuận/ chi phí (lợi nhuận/ tổng chi phí sản xuất) bằng 0,47, có nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư sản xuất dưa hấu thì sẽ đem về 0,47 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/chi phí có giá trị lớn nhất là 1,36 lần và nhỏ nhất là – 0,17 lần. Mặc dù tỷ số lợi nhuận/chi phí có giá trị nhỏ nhất mang dấu âm nhưng xét về giá trị trung bình thì mô hình sản xuất của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính (tỷ số trung bình > 0).
Tỷ số trung bình của thu nhập/ chi phí bằng 0,63, có nghĩa là nếu bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư sản xuất dưa hấu thì sẽ đem về cho nông hộ 0,63 đồng thu nhập. Tỷ số thu nhập/chi phí có thể dao động (tăng, giảm) tùy vào hiệu quả sản xuất của từng nông hộ. Nếu nông hộ sử dụng lao động gia đình là chính, giảm lượng phân thuốc ở mức tối thiểu nhờ kinh nghiệm sản xuất sẽ làm cho
47
chi phí sản xuất thấp và với điều kiện sản phẩm được mua với giá cao góp phần tăng thu nhập sẽ làm cho tỷ số thu nhập/chi phí tăng cao nhất, 1,36 lần. và giá trị thấp nhất là 0,11 lần.
Tỷ số trung bình lợi nhuận/ thu nhập bằng 0,29 có ý nghĩa cứ 1 đồng doanh thu mang về thì nông hộ có 0,29 đồng lợi nhuận. Với giá trị trung bình lớn hơn 0 nên sản xuất đạt hiệu quả tài chính.Với giá trị lợi nhuận/ doanh thu lớn nhất là 0,58 lần và nhỏ nhất là -0,20 lần.
Tỷ số trung bình của thu nhập/ chi phí chưa có LĐGĐ bằng 0,75, có nghĩa là nếu bỏ ra 1 đồng chi phí chưa tính chi phí LĐGĐ để sản xuất thì nông hộ sẽ thu được 0,75 đồng thu nhập. Ngoài ra, tỷ số thu nhập/chi phí chưa có LĐGĐ lớn hơn 0 cho thấy sản xuất đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, trong bài phân tích ta chỉ có thể xét tỷ số này ở giá trị trung bình vì có hộ sản xuất kém hiệu quả (thu nhập nhỏ hơn 0) nên tỷ số thu nhập/chi phí chưa có LĐGĐ không có ý nghĩa với tỷ số có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
Tỷ số thu nhập/ngày công lao động gia đình bằng 617,81 có nghĩa là nếu lao động gia đình bỏ ra sản xuất dưa hấu thì một ngày công lao động gia đình thu nhập được 617,81 ngàn đồng.
Như vậy, thông qua giá trị trung bình của lợi nhuận và các tỷ số tài chính ta thấy sản xuất dưa hấu của nông hộ tại xã Loan Mỹ nhìn chung đạt hiệu quả về mặt tài chính vì các tỷ số tài chính trung bình đều dương.