Thị trường đầu ra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở xã loan mỹ huyện tam bình – tỉnh vĩnh long (Trang 45)

Hợp đồng tiêu thụ

Do dưa hấu là loại trái dễ bán với nhiều hình thức khác nhau như bán lẻ, thương lái, công ty chế biến,…nhưng theo điều tra nông hộ trên địa bàn nghiên cứu thì 100% bà con nông dân ở đây chủ trôi nổi trên thị trường không kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Do đó, tình trạng được mùa thì giá cả khôg ổn định diễn ra thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của nông hộ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với hộ sản xuất nếu không được đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Quá trình tiêu thụ

Theo như các nông hộ cho biết, khi vào vụ thu hoạch thì thương lái từ các địa phương khác chủ động tìm đến thu mua hoặc nông hộ liên lạc với người mua chủ yếu là mối quen hàng năm, do ở địa phương không tiêu thụ hết toàn bộ lượng sản xuất ra nên dưa hấu khi thu hoạch đều được bán cho các thương lái. Hình thức bán này cũng có nhiều thuận tiện, vì số lao động trong các hộ gia đình tham gia sản xuất tương đối ít, lại thiếu phương tiện vận chuyển nên bán tại nhà là phương án hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, nông hộ nơi đây cũng gặp không ít về vấn đề giá cả.

Hình 4.1: Người quyết định giá

21.60%

15% 63.40%

Thuong lai Nong ho Thoa thuan

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Loan Mỹ – huyện Tam Bình, 09/2013)

Nông hộ trồng dưa giá cả chủ yếu dựa vào thỏa thuận giữa nông hộ và thương lái chủ yếu dựa trên giá cả thị trường nên thường không chủ động được gia cả bán nông sản. Qua hình ta có thể thấy giá cả thỏa thuận theo giá thị

36

trường chiếm số lượng khá cao 63,40%, giá cả do thương lái quyết định chiếm 21,60%, còn lại 15% là do nông hộ quyết định.

Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới

Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của các nông hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10:Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ

Kế hoạch Tần số Tỷ lệ (%)

Thu hẹp quy mô 1 1,67

Duy trì quy mô 59 98,33

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Loan Mỹ – huyện Tam Bình, 09/2013)

Theo kết quả điều tra ta thấy, trong 60 hộ điều tra thì có tới 59 hộ (chiếm 98,33%) sẽ tiếp tục duy mô hình sản xuất với diện tích trồng hiện tại, vì theo các nông hộ điều tra thì việc luân canh màu trên đất ruộng đặc biệt là dưa hấu đã mang lại khá nhiều lợi ích cho các hộ nông dân nơi đây. Do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả cũng như nguồn sâu bệnh còn lưu giữ trong đất khi áp dụng mô hình độc canh cây lúa đã ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ lúa với năng suất thấp, dẫn đến nguồn thu nhập chính trong năm thấp; nhưng từ khi mô hình trồng dưa hấu được thực hiện thì năng suất lúa tăng lên do các yếu tố sâu bệnh cư trú giảm bớt và lượng phân tồn trong đất đáp ứng đủ cho cây lúa vụ sau, cộng với lợi nhuận đáng kể từ sản xuất dưa hấu đã góp phần làm tăng tổng thu nhập hàng năm của nông hộ. Với tình trạng kinh tế gia đình tốt, diện tích canh tác lớn, cùng với tác động của lợi nhuận muốn duy trì quy mô ở mức ổn định và chỉ có 1 hộ (chiếm 1,67%) sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, lý do chính là vì sản xuất không đạt hiệu quả do kinh nghiệm còn thiếu và tình hình giá cả không ổn định nên quyết định chuyển sang mô hình khác.

37

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở xã loan mỹ huyện tam bình – tỉnh vĩnh long (Trang 45)