Chỉ tiêu về kĩ thuật
Bộ điều khiển S7-300 của Siemens đã có thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu công nghệ. Chúng hoạt động tin cậy, tốc độ xử lý cao rất mạnh trong quá trình điều khiển rời rạc, điều khiển trình tự và cả điều khiển quá trình.
Khả năng mở rộng rất lớn, mỗi một bộ điều khiển cỡ trung bình có thể mở rộng hàng chục module mở rộng, hàng trăm điểm vào ra. Vì vậy mỗi bộ điều khiển trung tâm có thể đảm nhận quá trình điều khiển cả một hệ thống cỡ lớn.
Chúng hoạt động rất linh hoạt có thể đóng vai trò là master hoặc slave tùy theo yêu cầu công nghệ bài toán, có giao diện mạng truyền thông có thể kết nối với các thiết bị thuộc cấp trên và các thiết bị ở cấp dưới.
Có rất nhiều chức năng, chuẩn đoán lỗi, rất nhiều chế độ ngắt, có thể thực hiện ở chế độ dự phòng bằng chương trình. Có thể kết nối nhiều thiết bị vào mạng. vừa có thể đóng vai trò là một OPC server và OPC client.
Trạm vận hành có thể được xây dựng đầy đủ tất cả các tính năng, giám sát thông số, cập nhật và lưu trữ dữ liệu một cách liên tục, thực hiện các chức năng cảnh báo, biểu diễn
Chương 2. Tổng quan về hệ thống điều khiển DCS và bộ điều khiển logic khả trình
dạng đồ thị bẳng biểu và xuất ra các bảng báo cáo. Phần mềm giao diện SCADA có thể kết nối với cơ sở dữ liệu SQL Server, Micro Access, xuất báo cáo bằng Excel.
Chỉ tiêu về kinh tế:
Các thiết bị điều khiển giám sát của Siemens rất đa dạng về chủng loại, rất phong phú trên thị trường, ứng dụng hầu hết vào tất cả các ngành sản xuất. Thiết bị rất dễ thay thế vì vậy rất thuận tiện trong quá trình bảo trì và sửa chữa.
Thiết bị được sản xuất hàng loạt, rất nhiều chủng loại khác nhau vì vậy rất dễ lựa chọn chính vì vậy rất kinh tế và thuận tiện. Giá cả cũng rất hợp lý.
2.3. Giới thiệu chung về dòng sản phầm PLC S7-300 của hãng Siemens
Bộ điều khiển PCL S7-300 đóng vai trò là bộ điều khiển trung tâm vừa thực hiện chức năng vận hành đóng cắt khi có sư cố, ngoài ra nó còn thực hiện chức năng truyền thông đưa các tín hiệu thiết bị trường về các trạm vận hành để thực hiện quá trình giám sát.
PLC S7300 được thiết kế theo kiểu module. Các module này sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Việc xây dựng PLC theo cấu trúc module rất thuận tiện cho việc thiết kế các hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng cho việc mở rộng hệ thống. Số các module được sử dụng nhiều hay ít tùy theo từng ứng dụng, song tối thiểu bao giờ cũng có 1 module chính là module CPU. Các module còn lại là những module truyền và nhận tín hiệu với đối tượng điều khiển bên ngoài, các module chức năng chuyên dụng… Chúng được gọi chung là các module mở rộng.
Các module mở rộng gồm có: Module nguồn (PS); Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra (SM), gồm có: DI, DO, DI/DO, AI, AO, AI/AO; Module ghép nối (IM); Module chức năng điều khiển riêng (FM); Module phục vụ truyền thông (CP).
M COIL VALE
PS CPU IM SM:DI SM:DO SM:AI SM:AO FM CP
Chương 2. Tổng quan về hệ thống điều khiển DCS và bộ điều khiển logic khả trình