Mô phỏng giao diện WinCC

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển giàn nén khí sử dụng PLC S7 300 ( có code ) (Trang 66)

Chương 4. Mô phỏng giao diện giám sát bằng WinCC

Màn hình chính của giao diện WinCC có 4 nút bấm:

 OVERVIEW: Nút bấm đưa người vận hành đến giao diện giám sát tổng quan hệ thống giàn nén khí mỏ Rồng DGCP.

 ESD TABLE: Nút bấm chuyển đến giao diện giám sát các cảnh báo và các nút

bấm vô hiệu hóa cảnh báo.

 V101-V301-V401: Nút bấm chuyển đến giao diện giám sát các thiết bị thuộc Bình tách đầu vào Slug Catcher, Bình tách hệ thống xả kín Closed Drain Drum và Bình tách đuốc cao áp Flare Scrubber

 COMPRESSOR: Nút bấm chuyển đến giao diện giám sát tổ máy nén khí cao áp

Hình 4.2. Màn hình giám sát tổng quan hệ thống

Tại màn hình giám sát tổng quan hệ thống có hiển thị mức chất lỏng ở các bình, hiển thị trạng thái máy nén khí, trạng thái các van, trạng thái bơm.

Chương 4. Mô phỏng giao diện giám sát bằng WinCC

Ngoài ra, trong màn hình giám sát tổng quan còn có các nút bấm Khởi động giàn (Start), Khởi động lại giàn (Reset), Dừng giàn (Stop), Cảnh báo dừng giàn và rời giàn (APS), các cảnh báo ESD và PSD cùng các đèn cảnh báo, Tắt cảnh báo (OFF Alarm), các nút bấm di chuyển sang màn hình chính (MAIN) và các màn hình giám sát thiết bị khác.

Hình 4.3. Màn hình giám sát 3 bình V101 V301 V401

Ở màn hình giám sát này có hiển thị rõ mức của các bình, hiển thị rõ trạng thái đóng mở của các van Shutdown, độ mở van điều khiển mức trong bình, hiển thị độ chênh áp và nhiệt độ của dòng khí cao áp.

Hai nút bấm lựa chọn bơm A và bơm B (PumpA, PumpB)

Ở trên mỗi bình, bên cạnh các cột hiển thị mức là các đèn cảnh báo mức rất thấp, thấp, cao, rất cao theo thứ tự từ dưới lên, nhấp nháy khi mức chất lỏng hoặc độ chênh áp trong bình đạt ngưỡng cảnh báo.

Chương 4. Mô phỏng giao diện giám sát bằng WinCC

Hình 4.4. Màn hình giám sát tổ máy nén khí

Màn hình giám sát tổ máy nén khí hiển thị mức chất lỏng trong các bình tách khí V-201, V-202, V-203, giám sát trạng thái đóng mở của các van shutdown, độ mở van điều khiển mức chất lỏng trong bình, trạng thái các bơm nén khí.

Bên cạnh các cột hiển thị mức chất lỏng bên phải của bình là các cảnh báo cảm biến mức rất thấp, rất cao (cột chất lỏng màu đỏ). Bên cạnh cột hiển thị mức chất lỏng bên trái của bình là các cảnh báo cảm biến mức thấp, cao (cột chất lỏng màu da cam). Khi mức chất lỏng trong bình đạt đến giá trị ngưỡng, các đèn cảnh báo sẽ nhấp nháy báo hiệu cho người vận hành xử lý.

Tại bảng SETPOINT SETTING cho phép nhập giá trị đặt của mức chất lỏng trong các bình. Từ đó, các van sẽ được điều chỉnh độ mở van để giá trị mức trong các bình được giữ ổn định theo giá trị đặt.

Chương 4. Mô phỏng giao diện giám sát bằng WinCC

Hình 4.5. Màn hình giám sát hệ thống cảnh báo

Tại màn hình giám sát hệ thống cảnh báo có hiển thị các đèn báo mức rất cao, rất thấp của các bình trong toàn hệ thống. Khi có cảnh báo, đèn sẽ chuyển đỏ, các nút bấm MOS ở bên cạnh có chức năng vô hiệu hóa các tiếp điểm cảnh báo đứng trước nó. Trong quá trình khởi đông giàn và trong quá trình vận hành, khi thấy cảnh báo thì ta sẽ bấm phím MOS để vô hiệu hóa các cảnh báo để tránh dừng giàn.

Kết luận

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành, đồ án này đã giải quyết được những vấn đề sau:

 Tìm hiểu công nghệ xử lí khí đồng hành tại Mỏ Rồng, đặc biệt là công đoạn nén khí và tách các thành phần tạp chất ra khỏi khí đồng hành.

 Tìm hiểu về hệ thống điều khiển quá trình, các vấn đề kĩ thuật, tìm hiểu về PLC S7-300 của Siemens.

 Ứng dụng của Step7, WinCC và PLCSIM vào thiết kế chương trình, thiết kế giao diện giám sát, mô phỏng.

 Rút ra được kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình nghiên cứu làm nền tảng cho công việc nghiên cứu, thiết kế sau này.

Dây truyền xử lý khí đồng hành là một dây chuyền lớn với các công nghệ phức tạp. Giàn nén khí Mỏ Rồng tại Vũng Tàu là một trong những dây chuyền như vậy. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và thực hiện, song do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và tài liệu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong các thầy cô đưa ra lời chỉ dẫn, ý kiến đóng góp để đồ án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ Vân Hà, Tự động hóa với Simatic S7– 300, NXB Khoa Học Kĩ Thuật, Hà Nội.

[2] Hà Tất Thắng, PLC trong công nghiệp, Bài giảng.

[3] Bùi Quốc Khánh, Điều khiển quá trình, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2014. [4] http://plcvietnam.com.vn

[5] http://support.siemens.com

[6] Hoàng Minh Sơn (2006), Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa Học Kĩ Thuật, Hà Nội.

Phụ lục

PHỤ LỤC

Phụ lục

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục

// Các khối PID cho các van khác được lập trình tương tự.

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = DB 20

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = End

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển giàn nén khí sử dụng PLC S7 300 ( có code ) (Trang 66)