20.000 đồng/tháng
2
Đối với trường học (từ mẫu giáo đến đại học, bao gồm cả trường dạy nghề, đơn vị công lập và bán công): - Trường dưới 10 phòng - Trường từ 10 đến 20 phòng - Trường trên 20 phòng 30.000 đồng/tháng 50.000 đồng/tháng 80.000 đồng/tháng
3 Đối với bệnh viện 120.000 đồng/m3
4 Đối với trụ sở, văn phòng công ty, xí nghiệp nằm độc lập
100.000 đồng/tháng 5 Đối với công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ
160.000 đồng/m3 6 Đối với nhà trọ, mỗi phòng thu 5.000 đồng/tháng 7 Đối với nhà hàng, khách sạn, cửa hàng kinh
doanh ăn uống, nhà ga, bến tàu, bến xe, chợ 160.000 đồng/m3
8 Đối với hộ: - Buôn bán cố định (kể cả các hộ buôn bán cố định tại các chợ) - Buôn bán lẻ khác 30.000 đồng/tháng 20.000 đồng/tháng 9
Đối với hộ gia đình không sản xuất, không kinh doanh: - Hộ nhà mặt tiền - Hộ nhà trong hẻm 15.000 đồng/tháng 10.000 đồng/tháng
2.1.10. Một số định nghĩa về CTR, CTRSH, các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm của CTR
2.1.10.1. Chất thải rắn
Rác thải còn gọi là chất thải rắn. Nó bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do hoạt động của con người và động vật. Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng hay không còn hữu dụng đối với người sở hữu nó nên bị bỏ đi (Lê Hoàng Việt, 1998).
2.1.10.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ …
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác.
-Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… (Quản lý CTR - Trần Hiếu Nhuệ).
2.1.10.3. Các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm của CTR
Ảnh hưởng đến môi trường - Đối với môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất. Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán, thấm và ở lại trong đất. Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao ( thông qua chỉ số BOD và COD) cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như P ,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
- Đối với môi trường nước
Rác thải không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, rác nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi ni lông nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian, phân hủy gây bốc mùi hôi thối.
- Đối với môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Rác có thành phần sinh hoạt dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật.
- Gây mất mỹ quan đô thị
Sự sản sinh và tồn đọng chất thải rắn tại các nơi công cộng, đô thị làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt của đô thị, bốc mùi hôi thối gây khó chịu khi lưu thông trên đường. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ngành du lịch, gây mất thiện cảm cho khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Rác thải sinh hoạt dễ dàng thâm nhập vào môi trường qua nhiều hình thức: ở môi trường môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người. Mặt khác các chất hữu cơ hay các loại kim loại nặng cũng có thể đi vào cơ thể con người bằng môi trường nước, đất thông qua các hoạt động ăn uống hàng ngày.
2.1.11. Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng
2.1.11.1. Khái niệm cộng đồng
Được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng một đặc điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hóa.
Phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động đến việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị mà họ mong muốn. Phát triển sự tham gia của cộng đồng về vấn đề ô nhiễm môi trường là phải mở rộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối mặt với chất thải. Mở rộng chuyển dịch năng lực quản lý chất thải từ Trung ương tới địa phương, từ cấp lãnh đạo đến người dân, thường xuyên tuyên truyền vận động người dân nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay mà nguyên nhân chủ yếu là do con người chúng ta gây nên. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ở vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT - TW ngày 25-6-1998: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng,toàn quân, toàn dân".
2.1.11.2.Vai trò của cộng đồng
Do tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt của chất thải rắn nên ý thức của cộng đồng càng cao thì khả năng gây ô nhiễm ngày càng được cải thiện. Họ phải nhận thức được rằng chất thải rắn là một loại có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân lớn nhất. Do đó mọi người dân cần phải nhận thức rõ vấn đề rác thải và cần phải tham gia vào việc giảm thải nguy hại này.
Cộng đồng đảm bảo cho hoạt động chất thải, ý thức được về địa bàn sinh sống, làm việc. Chính vì vậy họ nắm rõ các đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn, nắm rõ các nhu cầu cũng như phương tiện hiện có của quản lý chất thải ở địa phương. Quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây chính là căn cứ đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, có tính hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê được của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều thành phố Cần thơ, các tạp chí khoa học và các trang web về môi trường.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp (dựa trên