bảng câu hỏi) các hộ gia đình không sản xuất kinh doanh có nhà trong hẻm sống ở phường Cái Khế và phường Xuân Khánh quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Do giới hạn về kinh phí, thời gian và năng lực nên đề tài chỉ được thực hiện với cỡ mẫu là 80. Phương pháp chọn mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để chọn các hộ gia đình có nhà trong hẻm tham gia dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt để tiến hành phỏng vấn.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, trung bình…): mô tả thông tin về đối tượng nghiên cứu của đề tài theo các chỉ tiêu: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số thành viên, thu nhập của các hộ gia đình. Bên cạnh đó là mô tả các thông tin về vấn đề rác thải và tình hình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Ninh Kiều.
Sử dụng phương pháp tính trị trung bình để tính ra mức WTP trung bình mà các hộ gia dình sẵn lòng trả.
Phương pháp mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của hộ gia đình trong việc tăng phí vệ sinh.
Mô hình hồi qui Binary Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của 1 biến nhị phân vào các biến độc lập khác, sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được.
Mô hình hồi qui logistic nhị thức (binary logistic) để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến nhị phân (ví dụ: không thay đổi/thay đổi) và biến độc lập có thể là biến số (định lượng) hoặc biến định tính và phương trình liên hệ có dạng: k kX B X B X B B Y P Y P ... ) 0 ( ) 1 ( log 0 1 1 2 2 Trong đó:
Y : biến phụ thuộc dạng nhị phân (Y=1: sẵn lòng trả và Y=0: không sẵn lòng trả)
0
B : sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy tổng thể
k
B
2 1,X
X ...là các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả như : tuổi, giới tính, trình độ học vấn,...
Mô hình hồi quy nhị nguyên có ý nghĩa khi giá trị sig. của kiểm định Chi bình phương bé hơn mức ý nghĩa (thường là 5%), sai số của mô hình (giá trị - 2LL) thấp và tỉ lệ dự báo trúng của mô hình cao.
Ở phạm vi nghiên cứu này, mô hình Binary logistic sẽ được ứng dụng nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của hộ gia đình cho việc tăng phí vệ sinh trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT. Biến phụ thuộc trong mô hình là WTP:
+ WTP = 1 nếu đáp viên sẵn lòng trả
+ WTP = 0 nếu đáp viên không sẵn lòng trả Các biến độc lập đưa vào mô hình và dấu kì vọng; Bảng 2.2: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy
Tên biến Mô tả biến Dấu kì vọng
Tuổi Số tuổi của đáp viên +/-
Giới tính =”1” nếu là nam
=”0”nếu là nữ +/-
Trình độ học vấn Số năm đi học của đáp
viên +
Số thành viên Số thành viên trong gia
đình của đáp viên +
Thu nhập hộ gia đình Tổng thu nhập cụ thể của hộ gia đình của đáp viên (VNĐ/hộ/tháng)
+
Lượng rác thải hàng ngày
Lượng rác thải ra hàng ngày của hộ gia đình của đáp viên (Kg)
+
+ Tuổi: tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức của mỗi người trong sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác hàng ngày. Tuổi càng cao thì sẽ quan tâm nhiều về các vấn đề môi trường, nên họ sẽ sẵn lòng chi trả hơn những người trẻ tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi có sự hiểu biết và nắm bắt các thông tin về môi trường linh hoạt hơn những người lớn tuổi nên
sự sẵn lòng chi trả của họ có thể cũng sẽ cao hơn những người lớn tuổi. (Nguyễn Văn Song và cộng sự, 2009).
+ Giới tính (gioitinh): Các đáp viên nam và nữ có suy nghĩ và mức sẵn lòng trả cho dịch vụ khác nhau. Có thể nữ giới họ thường làm công việc nội trợ, nên khả năng chấp nhận chi trả cao hơn người nam. Tuy nhiên, cũng có thể do nam giới chịu chi tiền thoáng hơn nữ giới nên khả năng chi trả cao hơn nữ giới. (Nguyễn Văn Song và cộng sự, 2009).
+ Trình độ học vấn (tdhv): trình độ học vấn càng cao thì càng nâng cao nhận thức, hiểu biết của đáp viên, khi đó họ sẽ càng sẵn lòng chi trả cho việc duy trì chất lượng dịch vụ thu gom rác thải (Nguyễn Văn Song và cộng sự, 2009).
+ Số thành viên (sothanhvien): Số thành viên nhiều hay ít cũng có xu hướng chi trả nhiều hay ít hơn, những gia đình có số lượng thành viên đông sẽ có xu hướng thải lượng rác thải nhiều hơn, do đó mức sẵn lòng chi trả của những gia đình này sẽ cao hơn. Còn những gia đình có số lượng thành viên ít, lượng rác thải ít nên họ sẽ sẵn lòng trả ít đi (Tăng Ngọc Khánh Vy, 2012).
+ Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình (thunhap): thu nhập gia đình càng cao thì mức sẵn lòng chi trả càng tăng. Ngược lại, khi thu nhập gia đình thấp, khi đó sẽ không sẵn lòng chi trả hoặc chi trả thấp hơn (Tăng Ngọc Khánh Vy, 2012).
+ Lượng rác thải hằng ngày (luongrac): Lượng rác thải hàng ngày cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Những hộ gia đình có lượng rác thải hàng ngày nhiều có thể chấp nhận sẵn lòng chi trả hơn những hộ gia đình có lượng rác thải ra hằng ngày ít. (Nguyễn Phú Son, 2012).
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của Tp Cần Thơ, nằm ở tọa độ: 105040’ kinh độ đông , 9058’ đến 10050 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp Quận Bình Thủy và Huyện Phong Điền, phía Nam giáp sông Cần Thơ ngăn cách với quận Cái Răng, phía Tây giáp Huyện Phong Điền, phía Đông giáp dòng sông Hậu. Quận Ninh Kiều có diện tích tự nhiên là 29,22km2
Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường. Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 243.794 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường. Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.
Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc đều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Tới thời điểm hiện tại Quận Ninh Kiều có 13 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Bình và An Khánh.
Quận Ninh Kiều có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng Bằng Nam Bộ, nhiệt độ trung bình năm là 26,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 4(390C) tháng thấp nhất là tháng 01 (180C). Quận có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc. Đất đai Quận Ninh Kiều được hình thành trên phù sa sông Hậu, hầu hết thuộc nhóm phù sa không được bồi tụ chưa phát triển với đặc điểm chung là pH gồm trung tính, hàm lượng Cacbon trung bình, khá về đạm, nghè về lân và giàu kali. Địa hình bằng phẳng trải dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Cao trình tự nhiên so với mức chuẩn Mũi Nai biến thiên từ 1,2 – 1,8 m. Ngoài ra trên khu vực đê sông Hậu và một phần đê sông Cần Thơ cao trình có được nâng lên khoảng 2,2 – 2,3 m để phục vụ cho việc xây dựng công trình đô thị và các xí nghiệp Công nghiệp, kết hợp xây dựng các tuyến đường dọc sông. Việc tiêu thoát nước trực tiếp từ các lưu vực ra
sông Hậu trở nên khó khăn. Mặt khác, thời tiết khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, cốt lũ sông Hậu hằng năm dâng cao là ngập một số tuyến đường và việc thoát nước bẩn trở nên khó khăn hơn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Công nghiệp – TTCN, thương mại, dịch vụ
Ninh Kiều là quận trung tâm của TP. Cần Thơ, nơi tập trung đầu mối các dịch vụ thiết yếu nên kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng
Gần 8 năm qua, cùng với nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân, sự hỗ trợ từ Thành phố và Trung ương, Ninh Kiều đã có những đóng góp quan trọng trong việc hợp sức cùng TP. Cần Thơ thực hiện có hiệu quả bước đầu Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự chuyển biến đáng kể về kinh tế - xă hội. Theo đó, diện mạo đô thị đã thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, an ninh xã hội, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường...
Giá trị ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,82% trong cơ cấu GDP, thương mại – dịch vụ đạt 70,15%, ngành nông nghiệp chiếm 0,03%. Thu hoạch đầu người đạt chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2012 nền kinh tế của quận Ninh Kiều phát triển mạnh và chuyển dịch theo cơ cấu công nghiệp - thương mại - dịch vụ du lịch. Thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, Ninh Kiều đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2012, doanh thu chịu thuế ngành dịch vụ ước đạt khoảng 16.824 tỉ đồng, đạt 101,96% kế hoạch; quận đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho 1.730 hộ cá thể với tổng vốn đầu tư 232 tỉ đồng, thu hút 2.445 lao động. Công tác ổn định thị trường được duy trì, thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu và tổ chức kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh; phối hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn quận.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thuộc quận quản lý được 768 tỉ đồng, đạt 100,77% kế hoạch năm.
3.1.2.2. Nông nghiệp – PTNT
Ngành nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của quận, nhưng quận cũng rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất vật nuôi, cây trồng có giá trị cao. Sản lượng lúa cả năm đạt 823 tấn đạt 108,29% kế hoạch, sản lượng nuôi thủy sản 2000 tấn đạt 100% kế hoạch năm. Công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, tổ chức tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Quận luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão, thực hiện gia cố đê bao ở những địa bàn xung yếu, tổ chức diễn tập và thường xuyên kiểm tra phòng chống lụt bão.
Theo định hướng chung của TP. Cần Thơ đến năm 2020, phấn đấu xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị văn minh hiện đại, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - xã hội, là đầu mối đối nội, đối ngoại quan trọng của TP. Cần Thơ, đồng thời xây dựng người Ninh Kiều theo tiêu chí con người Cần Thơ “trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch”, góp phần xây dựng TP. Cần Thơ văn minh, hiện đại, xứng tầm là thành phố trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
(Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, 2012)
3.1.2.3 Dân số
Tính đến năm 2011 thống kê về dân số và mật độ dân cư Quận Ninh Kiều nằm ở mức cao nhất trong các quận huyện của thành phố Cần Thơ dân số đạt 243,792 người và mật độ là 7167 người/km2
nguyên nhân là do Quận Ninh Kiều thuộc Quận trung tâm phát triển kinh tế của Tp Cần Thơ, tập trung hầu hết các khu hành chính tỉnh ủy, các trung tâm thương mại, các nhà hàng khách sạn, các khu đô thị,…kèm theo đó là tốc độ đô thị hóa cao nhất trong các quận huyện còn lại. Đó cũng là một lợi thế cho Quận đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về nguồn nhân lực, đúng mực tiêu và phương hướng đặt ra của ban lãnh đạo tỉnh của như chính phủ giao cho, tuy nhiên đó cũng là một thách thức lớn đối với Tp Cần Thơ dân số và mật độ dân cư cao sẽ phát sinh nhiều áp lực như an ninh xã hội, mất trật tự xã hội, các vấn đề về chổ ở, trường học, y tế, giao thông,…các nhu cầu thiết yếu cầu cuộc sống không được đáp ứng đầy đủ như điện, nước, vui chơi giải trí,…
3.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1. Thành phần và khối lƣợng rác thải sinh hoạt