Từ triết học tới minh triết.

Một phần của tài liệu Định Hướng Văn Học (Trang 64)

VI. MẤY VIỆC CỤ THỂ ĐỂ THỐNG NHẤT VĂN HỌC

1. Từ triết học tới minh triết.

Xét cái học nhân văn ta thấy có ba đƣờng hƣớng một là học giả, hai là học hành, ba là vô học. Học giả chuyên bàn rộng về bất cứ tri thức nào, và là cái học đang ngự trị trong các chƣơng trình giáo dục của thế giới hiện nay, nó quy cho cái học một giá trị tuyệt đối, đến nỗi chỉ cần học bất cứ cái chi khỏi lo đến đƣờng hƣớng. Vì thế mà nhân loại đang nhƣ con thuyền không lái bập bềnh giữa muôn lƣợn sóng cuồng phong. Tuy nền giáo dục nƣớc ta nay đang theo cái học ấy, nhƣng chúng ta không thể chấp nhận vì nó là cái học tán loạn. Đó chỉ là cái học đƣợc chân lên đầu, do ngoại lai dùng thế lực chụp lên, chứ không do ta chấp nhận ít ra cách thuận tình và có suy xét. Vì thực ra không ai đã đƣa ra đƣợc một chủ đạo, một tay lái. Tay lái nào? Platon? Aristote? Descartes? Kant? Hegel?… ngoài một số đóng góp bé nhỏ làm chi có chủ đạo với những thứ đó? Bởi đấy không một ai dám đƣa họ ra giữ lèo lái cho cái học. Hơn thế nữa còn nhiều chống đối cái học vô hƣớng ấy, nhân đó đang ló dạng một khuynh hƣớng thứ hai là Vô học ở tại tuyệt đối chối bỏ giá trị mọi sự học hỏi, chủ trƣơng vất bỏ sách vở để trở lại với cái thuần phác tự nhiên nhƣ nhiên… nhƣng cái “tuyệt học” này chúng ta cũng không thể chấp nhận, vì nó là “không học”, nó có thể hợp cho năm ba bậc thiên tài trong từng trăm ngàn triệu ngƣời, nghĩa là lâu lắm nhân loại mới có một Lão Tử, một Huệ Năng, một

Krishnamurti… Nên không thể đem ra làm mẫu học tập, hay nếu đƣa ra thì phải hiểu lời các ngài theo lối biếm lý, nghĩa là khi họ nói không thì phải hiểu là có, nói đừng đọc sách thì phải hiểu là cần đọc rất nhiều, thí dụ Lão Tử bảo đừng đọc sách thì chính ông đọc nhiều, rất nhiều. Khổng Tử còn bỏ ngày giờ đi vận động chính trị chứ Lão Tử thì ở nhà để đọc sách viết sách và coi kho sách nữa! Các ngƣời khác nói đốt sách cũng thế, họ cũng là những ngƣời đọc sách nhiều nhất, và nhờ đó lời nói họ mới có thế giá và gây hoang mang cho những tâm hồn lãng mạn thơ ngây cứ tƣởng bảo không là không.

Vậy để tránh lối nói một đàng phải hiểu một nẻo, chúng ta nên theo lối học hành. Học hành khác vô học ở chỗ quy cho cái học một giá trị, nhƣng lại chỉ là giá trị tƣơng đối mà không tuyệt đối nhƣ kiểu học giả. Do đó chữ hành quy định chữ học. Nói khác đi chỉ học những cái thiết cận đến thân tâm con ngƣời mà thôi. Và vì thế cái học mới là buớc khởi đầu trong quá trình học hành có thể chia làm 4 nấc là:

Học giả= triết học Hành giả = triết lý

Lập giả = tự lập không dựa vào cái gì.

Quyền biến giả = minh triết, theo câu “khả dữ cộng học vị khả dữ thích đạo. Khả dữ thích đạo vị khả dữ lập. Khả dữ lập, vị khả dữ quyền, “ L.N IV.28 可與共學未可與適道可與適道未可與

立可與立未可與權

Đó là bốn bƣớc trong quá trình học tập của Nho giáo nguyên thủy. Bƣớc đầu là phải học, phải đƣợc hƣớng dẫn, may hay rủi là đƣợc thầy giỏi sách hay. Bƣớc nhì là phải luyện tập thi hành (thích đạo); bƣớc ba là phải tự lập. Bƣớc cuối cùng là tự lập đã vững chân đến độ “có nhƣ không, thực mà nhƣ hƣ” gọi là quyền biến. Đó là quá trình học tập mà nay chúng ta cần phải tìm lại để làm chỉ đạo cho nền văn học giáo dục của chúng ta. Có nhƣ thế chúng ta mới thống nhất đƣợc nền văn hóa, nghĩa là mới đƣa đến cho văn học một cái hồn sinh động có chủ lực khả dĩ bơm hăng say cho hết mọi hoạt động trong đời sống.

Một phần của tài liệu Định Hướng Văn Học (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)