Những chặng đường phải qua

Một phần của tài liệu Định Hướng Văn Học (Trang 62)

V. KHI HÁN HỌC HỮU SẢN HÓA NHO GIÁO

4. Những chặng đường phải qua

Sau đây là đại để mấy chặng Nho giáo đã trải qua và còn phải trải thêm để có thể đạt tới một nền tổng hợp cho thời đại. Xin tạm phác họa ra để có một giả thuyết làm việc (nghĩa là nên hiểu cách rất uyển chuyển) năm giai đoạn nhƣ sau:

Học Nho kiểu từ chƣơng trích cú, thơ phú.

Học thêm kiểu hiệu đính nhƣ Thanh nho hoặc các học giả Tây Âu có phê bình nội và phê bình ngoại. Đối chiếu với triết học Tây Âu cổ điển và thời mới.

Đi vào triết lý hiện sinh rồi đến nhân sinh tức Nho giáo nguyên thủy và các khoa nhân văn, xã hội học, dân tộc học.

Đi vào tâm linh, so với huyền niệm, tôn giáo, thần thoại học và nhất là phân tâm, uyên tâm… Đại để đó là những giai đoạn đã trải qua (1-3) và cần phải trải qua (3-5) mới mong kiến tạo nổi một nền tổng hợp mới, không phải hễ đi đã qua đều tổng hợp nổi, nhƣng có muốn tổng hợp thì đấy là những điều kiện thiết yếu. Sở dĩ ngƣời Viễn Đông chƣa làm nổi vì cho tới nay mới đi hết ba chặng đầu. Việt Nam ta mới đi hết chặng nhất, một số đã dò dẫm chặng hai chặng ba nhƣng chƣa thấy ai đi vào đƣợc thành công. Một hai tác giả có đi nhƣng chƣa biểu lộ đƣợc sự nắm vững.

Từ đợt bốn trở lên gồm các triết hiện sinh và nho giáo nguyên thủy thì không riêng gì học giả Việt Nam, mà tất cả các học giả Viễn Đông cũng chƣa hẳn thấy ai bén mảng. Thế mà nếu chƣa đi vào Nho giáo nguyên thủy nhƣng ngừng lại ở Hán nho, Tống nho, Minh nho, Thanh nho thì khó lòng trút đƣợc ba tệ đoan nhƣ tai dị, ma thuật, nghệ thuật vị nghệ thuật. Cần phải vƣợt lên đến Nho nguyên thủy mới nhận ra đƣợc rõ yếu tổ Nhân bản để rồi trở về nguồn suối uyên nguyên là tiềm thức của mình “doãn chấp kỳ trung” đặng tìm ra nguồn suối sinh lực để canh tân lại cái học, là điều thiết yếu phải làm ở mọi giai đoạn bế tắc tan hoang.

Ở giai đoạn thứ ba thì Trung Hoa đã đi rồi với Hồ Thích và Phùng Hữu Lan. Hồ Thích thì đi theo lối triết học danh lý, thất bại thấy rõ vì gảy Đông phƣơng ra, còn chủ thuyết của ông thì căn cứ trên những yếu tố đã lỗi thời của thuyết duy hiệu nghiệm (pragmatisme). Phùng Hữu Lan theo lối danh lý siêu hình, nên tiến xa hơn họ Hồ rất nhiều. Ông đã phân biệt ra đƣợc ba bình diện: ích dụng, đạo đức, siêu việt. Và tuy còn đề cao Mặc Địch nhƣng đã biết nhận định rằng thuyết lý của họ Mặc còn nằm trọn vẹn trong bình diện ích dụng. Khi Lão giáo cho Nho là hữu vi thì họ Phùng cũng đã biết nhận ra là không phải. Họ Phùng cũng biết lấy câu “nội thánh ngoại vƣơng” trong chƣơng thiên hạ làm tiêu chuẩn thì tỏ ra đã xứng đáng là một triết gia có hạng đối với quốc tế và lần đầu tiên đã giúp cho Âu

Tây nhìn đƣợc nhiều yếu tố tinh tế của Đông phƣơng. Nhƣng nói thế để chúng ta nhận ra rằng sở dĩ hai họ Hồ và Phùng chƣa đạt tới độ “tổ thuật” để đƣa ra đƣợc một tổng hợp mới vì thời gian chƣa đủ chín mùi cho một tổng hợp. Lúc ấy phong trào hiện sinh, tâm phân, xã hội học, dân tộc học chƣa phát triển mạnh nên các triết học gia hầu hết còn đóng khung trong triết học lý niệm, là cái học độc khối một chiều, nên rất trừu tƣợng, vì y cứ vào cái triết học phần mớ đó mà nhìn xem Nho giáo thì liễu hiểu sao đƣợc. Nho giáo chỉ có thể liễu hiểu trong toàn thể của nó, vì thế mà cần đến hiện sinh, hiện tƣợng học để giúp rút chân ra khỏi tình trạng quá trừu tƣợng của các triết học cổ điển.

Nhƣng vƣợt ra khỏi triết cổ điển là đợt có thì hay bị rơi vào đợt vô: cái gì cũng cho là phi lý nên phải tiến thêm nữa bằng học khác khoa nhân văn: triết sử, văn hóa, văn minh, thẩm mỹ và nhất là tâm phân vì những khoa này vừa đi sát thực trạng vừa cố gắng đạt tới con ngƣời toàn diện. Tuy nhiên họ Phùng đi đƣợc có đến hết đợt ba chƣa biết đến hiện sinh với hiện tƣợng luận. Vì nếu thấu hiểu đƣợc triết học mới Âu Châu thì sẽ dễ nhìn ra đƣợc những giá trị tâm linh Á Châ. Và do đó chúng tôi đặt những khoa này vào giai đoạn bốn.

Giai đoạn năm phải biết về các khoa khác nữa nhƣ tâm phân và nhất là uyên tâm, khoa này sẽ giúp khám phá những khía cạnh uyên thâm không ngờ đƣợc của Đông phƣơng cổ đại. Và đó là chỗ chúng tôi đã thử đi vào mới một hai “giảng khoá” vội đƣa ra nhƣ “Cửa Khổng, Nhân Bản, Chữ Thời” để gọi là chứng tác cho sự bƣớc vào giai đoạn tổng hợp cần thiết cho vận hội liên châu hiện nay. Lẽ tất nhiên mấy “giảng khoá” đó không đƣợc lƣu ý, số lơn thì “kính nhi viễn chi”, số khác phê bình trên quan điểm đợt ba, tức theo phạm trù triết cổ điển, nhƣng cũng là nói riêng tƣ, còn chung ra thì tất cả đều im lặng, một sự im lặng có ý nghĩa chắc sẽ đƣợc nói đến sau này. Tuy nhiên trong sự im lặng đó cũng có ít ngƣời đã nhìn thấy một cái gì trong đấy. Chính vì muốn giúp cho thiểu số này nhìn thấy rõ hơn để cùng bƣớc vào đợt năm mà chúng tôi viết mấy trang này. Khi nào số những ngƣời này gia tăng cả về lƣợng cũng nhƣ về mức độ nhận thức, thì cũng sẽ làm tăng trƣởng thêm cái hy vọng, cái may mắn là có thể trả lại cho chƣơng trình học vấn cũng nhƣ văn hóa nƣớc nhà, cái hồn linh chân thực của Nho Việt, tức là chấm dứt giai đoạn học vấn khô khan, kềnh cơi, tan nát hiện đại để đƣa đến một nền giáo dục xứng danh nghĩa là có hƣớng học, hƣớng sống, hƣớng cứu quốc và kiến quốc vậy.

Kim Định

Định Hƣớng Văn Học

Chương 6

Một phần của tài liệu Định Hướng Văn Học (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)