Sự thay đổi của răng, xương, khớp cắn và mối tương quan giữa sự thay đổi mô cứng và mô mềm sau điều trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn angle i, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng (Trang 28)

sự thay đổi mô cứng và mô mềm sau điều trị.

Sau điều trị khớp cắn được hoàn thiện rất tốt đảm bảo về mặt chức năng và ổn định (PAR = 2,9 ± 2,94). Mức độ lệch lạc khớp cắn thay đổi rất nhiều, giảm 23,0 ± 11,67 điểm tương ứng với 87,2 ± 12,29% so với lệch lạc khớp cắn ban đầu. 92,3% bệnh nhân có chỉ số PAR giảm > 70%, không có bệnh nhân nào có chỉ số PAR giảm < 40% do đó đạt tiêu chuẩn cao trong điều trị.

Không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa một số các yếu tố biết trước như tuổi bệnh nhân bắt đầu điều trị, mức độ lệch lạc khớp cắn ban đầu, hay kiểu lệch lạc khớp cắn với thời gian điều trị, do vậy không thể tiên lượng được chính xác thời gian.

Răng và khớp cắn đều thay đổi rất nhiều do điều trị nên đây là phương pháp điều trị bảo tồn tốt nhất, có thể tiên lượng được, làm bình thường hóa khớp cắn của bệnh nhân.Răng cửa trên và răng cửa dưới giảm độ nhô lần lượt so với mặt phẳng x 5,4 ± 2,89(mm) và 4,8 ± 2,16(mm) (p<0,001). Răng cửa trên được dựng thẳng trục trung bình 12,8 ± 7,25(0) so với nền sọ. Răng cửa dưới được dựng thẳng trục trung bình 11,60± 6,17(0) so với mặt phẳng hàm dưới. Góc liên trục răng cửa tăng 23,1± 12,300.

Độ nhô của mặt nghiêng cải thiện đáng kể sau điều trị thông qua:

Giảm độ nhô của môi trên môi dưới so với mặt phẳng ngang x lần lượt 2,7 ± 2,51 mm và 3,5 ± 2,85mm (p<0,001).

Độ nhô của môi trên và môi dướiso với đường thẩm mỹ E sau điều trị lần lượt 0,9 ± 1,39mm và 3,1 ± 1,93mm giảm lần lượt 2,4 ± 1,36mm và 3,4 ± 1,92mm với p<0,001.

Độ nhô của môi trên và môi dưới so với mặt phẳng SnPog’sau điều trị lần lần lượt 7,6± 1,68 mmvà 7,1±2,13 mm giảm lần lượt2,1 ± 1,48mm và 3,1 ± 1,99mm.

VAS 7,0 ± 1,06 điểm.

Có mối tương quan chặt chẽ giữa sự thay đổi môi trên với răng cửa trên (r = 0,76) và môi dưới với răng cửa dưới (r = 0,69). Có thể tiên lượng được sự thay đổi này thông qua tỉ lệ: dịch chuyển môi trên với răng cửa trên = 1,6: 1; dịch chuyển môi dưới với răng cửa dưới bằng = 1,1: 1

Không có mối tương quan nào giữa sự thay đổi góc mũi môi với sự thay đổi của trục răng cửa trên hay vị trí của răng cửa trên.

Thay đổi độ dày của môi trên có mối tương quan thuận với mức độ dựng thẳng trục của răng cửa trên so với NA nhưng ở mức độ thấp.

Thay đổi độ dày của môi dưới có mối tương quan với sự di xa của rìa cắn răng cửa dưới so với mặt phẳng nằm ngang.

Sự thay đổi về mặt khớp cắn không phản ánh sự thay đổi về mặt thẩm mỹ nên phải đánh giá kết quả chỉnh nha một cách toàn diện.

KIẾN NGHỊ

1 Do đáp ứng của môi rất phức tạp với sự thay đổi của răng và xương, phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của từng chủng tộc cũng như thay đổi từng cá thể một nên các nhà lâm sàng không nên tin tưởng vào dự đoán kết quả điều trị bằng một số các phần mềm phân tích phim sọ nghiêng đang hiện hành. Chính vì vậy cần thận trọng trong chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị để đảm bảo được kết quả điều trị cao nhất.

2 Cần mở rộng nghiên cứu để từ đó xây dựng nên công thức dự đoán kết quả điều trị, góp phần trợ giúp cho các nhà lâm sàng khi lên kế hoạch điều trị và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn angle i, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w