Văn bản pháp quy về nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá việc thực hiện các quy định về nhãn và nhãn hiệu của hai nhóm kháng sinh và nhóm hạ sốt, kháng viêm, giảm đau không steroid (Trang 43)

Các quy định pháp lý đối với nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam cũng có những điểm phù hợp với các quy định của các tổ chức quốc tế. Theo quy định chung thì nhãn hiệu hàng hoá phải có tính phân biệt cao. Nói cách khác, nhãn hiệu hàng hoá không được gây trùng lặp hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Theo điều 781 Bộ Luật Dân sự qui định ’’Nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản

xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc”. Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá được coi là có tính phân biệt nếu tính đến ngày nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.

Việc xác định chính xác và quy định cụ thể về nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế.

Việt Nam gia nhập Công ước Paris và Thoả ước Madrid là thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi công ước Paris được xây dựng dựa trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Đối tượng bảo hộ của công ước Paris là ”sở hữu công nghiệp”. Theo quy định của công ước mỗi nước thành viên có quyền giữ các quy định riêng của mình về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Công ước không nhất thể hoá pháp luật của các nước thành viên trong lĩnh vực này mà chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp (đăng ký) văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở nước ngoài. Công ước quy định: công dân của nước thành viên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở một quốc gia thành viên khác sẽ được hưởng “quyền ưu tiên” nộp đơn xin cấp (đăng ký) văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá ở các nước thành viên khác trong thời hạn do công ước quy định. Đơn cấp (đăng ký) văn bằng bảo hộ phải được làm đúng theo quy định của pháp luật nước sở tại hoặc theo quy định của điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước hữu quan. Thời hạn được hưởng ’’quyền ưu tiên” nộp đơn tiếp theo ở một nước thành viên khác đối với nhãn hàng hoá là 6 tháng.

Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố đang kìm hãm hiệu quả xử lý vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá.

Đó là:

Về khách quan, thứ nhất nhà nước chưa ban hành đầy đủ các quy định pháp lý để làm cơ sở cho việc xác định hành vi như thế nào được coi là vi phạm nhãn hiệu.

Thứ hai, liên quan đến xử lý hành chính các vi phạm về nhãn hiệu. Cấc đối tượng vi phạm chỉ chịu mức phạt hành chính tối đa là 100.000.OOOđ, mức phạt này quá ít so với lợi nhuận mà các đối tượng thu được từ việc bán các sản phẩm vi phạm nhãn hiệu do đó họ sấn sàng vi phạm và chịu phạt. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật nước Việt Nam quy định quá nhiều cơ quan chức .'ì,HÍ'

năng (Thanh tra khoa học công nghệ, cảnh sát kinh tế, lực lượng quản lý thị trường, hải quan, uỷ ban nhân dân quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền xử lý các vi phạm về nhãn hiệu, điều này dẫn tới tình trạng không chuyên nghiệp, cũng như không có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành nên việc thực hiện không hiệu quả.

Thứ 3, kết quả xem xét giải quyết các vụ vi phạm về nhãn hiệu chưa được các cơ quan chức năng và toà án công bố công khai như ở các nước khác. Nếu như đựơc công bố công khai thì các doanh nghiệp có thể biết được các vụ việc đã được giải quyết trước đây như thế nào và rút ra kinh nghiệm hoặc đưa ra các định hướng cho mình.

Về mặt chủ quan, theo chúng tôi nếu nhận thức của người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là các cơ quan nhà nước về nhãn hiệu không được nâng cao thì cho dù nhà nước có ban hành đầy đủ văn bản pháp lý cũng khó chấm dứt được vi phạm về nhãn hiệu.

Để đẩy lùi vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, đối với doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Khi doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thì các cơ quan chức năng mới có cơ sở để bảo vệ các sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải có ý thức hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vi phạm. Theo cơ quan công an phản ánh thì có nhiều trường hợp phát hiện được vi phạm, nhưng khi đến doanh nghiệp để thông báo thì doanh nghiệp lại ngần ngại, không muốn dây vào chuyện xử lý, dường như doanh nghiệp sợ rằng nếu xử lý vi phạm thì hàng của doanh nghiệp sẽ bị mang tiếng và tiêu thụ khó khăn hơn (Trích ý kiến của ông: Trần Việt Hùng, phó cục trưởng cục sở hữu công nghiệp- Báo thời báo kinh tế Việt Nam số 51 xuất bản ngày 29/03/2003).

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tên thuốc Rodogyl (hoạt chất chính là spiramycin và metronidazol) do công ty Aventis (Pháp) sản xuất bị rất nhiều công ty trong nước đặt tên tương tự dễ gây nhầm lẫn như: Dorogyl, Novogyl, Dophargyl, Razogyl, Hadozyl. Tuy nhiên việc phán quyết cuối cùng phụ thuộc vào cục sở hữu công nghiệp vì tên thuốc Novogyl (hoạt chất chính là spiramycin và metronidazol) do công ty cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar sản xuất rất dễ gây nhầm lẫn với tên thuốc Rodogyl ngay cả đối với cán bộ y tế nhưng vẫn được cấp số đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. (Hình 3.7)

Phần 4 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐÊ XUÂT 7

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá việc thực hiện các quy định về nhãn và nhãn hiệu của hai nhóm kháng sinh và nhóm hạ sốt, kháng viêm, giảm đau không steroid (Trang 43)