Nguyên tắc đánh giá tương tự của dấu hiệu so vớ

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá việc thực hiện các quy định về nhãn và nhãn hiệu của hai nhóm kháng sinh và nhóm hạ sốt, kháng viêm, giảm đau không steroid (Trang 29)

Việc đánh giá tính tương tự giữa một dấu hiệu với một nhãn hiệu đối chúng được tiến hành trên cơ sở so sánh cấu trúc, ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện của dấu hiệu với nhãn hiệu đối chứng từ đó đánh giá tác động tổng hợp nhãn hiệu tới nhận thức của người tiêu dùng. Nếu dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng giống nhau về cấu trúc và /hoặc về ý nghĩa (nội dung) và /hoặc về hình thức thể hiện khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hai dấu hiệu đó là một, hoặc là sự biến thể của nhau hoặc là từ cùng một nguồn gốc mà sinh ra, từ đó dẫn tới sự nhầm lẫn khi chọn lựa hàng hoá (hoặc dịch vụ) thì dấu hiệu đó bị coi là tương tự với nhãn hiệu đối chứng. Trong đó:

a) Một dấu hiệu bị coi là tương tự về mặt cấu trúc so với nhãn hiệu đối chứng nếu trong cấu trúc của dấu hiệu đó có chứa toàn bộ hoặc phần chủ yếu của nhãn hiệu đối chứng và toàn bộ phần chủ yếu của nhãn hiệu đối chứng bị

chứa trong cấu trúc đó lại tạo thành phần chủ yếu của dấu hiệu.

(Nghĩa là: cấu trúc của dấu hiệu được tạo thành bởi việc thêm những thành phần mới thứ yếu vào nhãn hiệu đối chứng hoặc vào thành phần của nhãn hiệu đối chứng, hoặc bằng cách loại bỏ thành phần thứ yếu của nhãn hiệu đối chứng).

b) Một dấu hiệu bị coi là tương tự về ý nghĩa so với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng hoặc nếu phần chủ yếu của dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng có cùng nội dung diễn đạt cùng một đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm...) hoặc diễn đạt hai đối tượng tương tự nhau.

c) Một dấu hiệu bị coi là tương tự về hình thức thể hiện so với nhãn hiệu đối chứng nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc của dấu hiệu hoặc nhãn hiệu được coi là một yếu tố của phong cách trình bày.

Trong các câu từ (a) đến (c) trên đây, khái niệm “Phần chủ yếu của dấu hiệu hoặc nhãn hiệu” được hiểu là một hoặc một số yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một bộ phận của dấu hiệu hoặc nhãn hiệu có ảnh hưửng lớn nhất đêln khả năng cảm nhận của người tiêu dùng, có tác dụng gây ấn tượng cho người tiêu dùng khi tiếp xúc với hàng hoá. Trong một số trường hợp nhãn hiệu có thể bao gồm hai hay một số thành phần chủ yếu.

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá việc thực hiện các quy định về nhãn và nhãn hiệu của hai nhóm kháng sinh và nhóm hạ sốt, kháng viêm, giảm đau không steroid (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)