9. Bố cục khóa luận
2.2.2.1. Định hướng dạy chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa”
2.2.2.1. Định hướng dạy chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa” (Ngữ văn 10). (Ngữ văn 10).
A/ Bài 1 và bài 2 (Ca dao than thân)
Bài ca dao số 1:
Người phụ nữ so sánh mình với “tấm lụa đào”, gợi vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thướt tha. Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp, rất quý. Nó tượng trưng cho nhan sắc lộng lẫy và tuổi xuân phơi phới của người phụ nữ.
Họ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị của mình nhưng “tấm lụa đào” ấy lại “phất phơ” không nơi nương tựa, không biết sẽ rơi vào tay ai. “Ai” là một đại từ nhân xưng phiếm chỉ thể hiện ít nhiều băn khoăn, lo lắng của cô gái. Từ “Thân em” đã gợi lên những liên tưởng về số phận hẩm hiu, nhỏ bé, bấp bênh của người phụ nữ. Từ “như” một từ ngữ so sánh thể hiện tâm trạng và nỗi niềm của cô gái. Nó tạo nên sự đối lập giữa thân phận và ý thức giá trị của “tấm lụa đào”.
Qua sự so sánh, đối lập giữa “thân em” với “tấm lụa đào phất phơ” đã cho ta thấy cô gái đang thấm thía rất rõ về thân phận của mình. Đó là một số phận vô cùng bấp bênh, người phụ nữ không làm chủ được bản thân, không tự quyết định được cuộc sống của mình mà hoàn toàn phải phụ thuộc vào kẻ khác. Đây chính là điều đau xót nhất mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội xưa.
Bài ca dao số 2:
Đây là bài ca dao có nét chung với bài ca dao 1 như trên đã phân tích nhưng lại có sắc thái riêng độc đáo. Nếu ở bài 1, người phụ nữ ý thức được về vẻ đẹp hình thức thì ở bài 2 này, người phụ nữ muốn khẳng định về vẻ đẹp nội dung, phẩm chất bên trong dẫu bề ngoài không tương xứng. Củ ấu gai có vẻ đen đúa, xấu xí, gai góc nhưng ẩn chứa sau vẻ ngoài xấu xí ấy là ruột ấu trắng thơm, ngọt bùi. Ai đã một lần ăn chắc sẽ nhớ và càng nhớ hơn bài học tự rút ra về cách đánh giá sự vật trong cuộc đời.
Bài ca sử dụng phương pháp đối lập ngay trong một dòng thơ (tiểu đối) với các cặp tương phản: Trong - ngoài, trắng - đen. “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”.
Cô gái đã chủ động bằng lời mời mọc nhưng cũng vừa là sự nhắn gửi của người phụ nữ với người đời vừa là sự tự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của mình song nghe cũng thật tủi hờn, xót xa:
“Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
Với người con gái sự mời mọc tha thiết và sự tự khẳng định ấy là sự “vạn bất đắc dĩ” bởi vì vẻ đẹp bên trong - giá trị thực của họ chẳng được ai biết đến. Điều khác thường ấy chứa đựng nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận mình của người phụ nữ.
Bài ca dao có sự lựa chọ hình ảnh rất chính xác, vừa cụ thể vừa biểu cảm. Hình ảnh so sánh đã cụ thể hóa tâm trạng tủi hờn của người phụ nữ. Bài ca có ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa ngầm phê phán những ai không coi trọng giá trị đích thực của con người.
Hai bài ca dao trên bổ sung cho nhau, là sự tự khẳng định một vẻ đẹp bên ngoài, một vẻ đẹp bên trong nhưng bao trùm là cảm hứng ngậm ngùi, xót xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo sâu sắc trong tiếng hát than thân ướt đẫm nước mắt của người phụ nữ.
Hai bài ca dao có công thức mở đầu gần gũi nhau bởi nét tương đồng trong nội dung, ý nghĩa và cùng sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Bên cạnh đó, mỗi bài ca dao lại có nét riêng trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả và biểu hiện. Cũng để diễn tả thân phận chìm nổi của người phụ nữ mà có một loạt các hình ảnh khác nhau để so sánh khiến biện pháp nghệ thuật và nội dung diễn đạt càng đa dạng, phong phú, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.
B/ Bài 3,4 và bài 5 (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
Bài ca dao số 3:
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: “Trèo lên cây khế nửa ngày”. Có nhiều bài ca dao cũng giống như thế:
- Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
- Trèo lên cây gạo cao cao
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây khế thì thật là bình thường nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngẩn ngơ:
“Ai làm chua xót lòng này khế ơi”.
Câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vì sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái.
Đại từ phiếm chỉ “Ai” để chỉ những nguyên nhân gây ra sự chia rẽ mối duyên tình của lứa đôi. “Ai” gợi sự trách móc, oán giận nghe xót xa của nhân vật trữ tình.
Tác giả đã lấy các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng “Mặt trăng- Mặt trời”, “sao Hôm- sao Mai” để để chỉ sự cách trở của đôi lứa. Cũng như ngày với đêm, “mặt trời” có bao giờ gặp được “mặt trăng”, còn “sao Hôm” thì mãi xa cách với “sao Mai”. “Sao Vượt” và “trăng” đều là hình ảnh của bầu trời dêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được. Càng xa cách lại càng nhơ thương vời vợi, nỗi nhớ thương của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết:
“Mình ơi có nhớ ta chăng?”
Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:
“Mình về, có nhớ ta chăng? Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười”.
Cách xưng hô “ta” và “mình” thật gần gũi, nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải “chua xót”.
Các hình ảnh đó còn đồng thời để khẳng định tình nghĩa thủy chung của con người.
Câu thơ cuối bài ca dao:
“Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”.
Cho ta thấy cái mòn mỏi của sự chờ đợi, cái cô đơn của sự ngóng trông, nỗi đau của con người khi tình duyên lỡ dở. Nhưng vượt lên trên tất cả là vẻ đẹp của lòng thủy chung, của tình yêu đích thực và mãnh liệt.
Bài ca dao số 4:
Bài ca dao có 12 câu: 10 câu thơ 4 chữ viết theo thể nói lối và 2 câu thơ lục bát nói về tâm trạng của “em”. Ba hình ảnh “khăn”, “đèn”, “mắt” là các hình ảnh hoán dụ - ẩn dụ, lấy vật thể để tả nội tâm. Nội tâm đó là “thương nhớ”, là “không yên”, “những lo phiền”, là “không yên một bề”. Nghệ thuật sử dụng điệp từ rất đặc sắc, đã làm nổi bật tình thương nhớ, nỗi lo phiền lớp lớp dâng lên trong lòng thiếu nữ, có lúc thao thức thâu canh.
Sáu câu đầu nói về “khăn”, lấy khăn để giãi bày tâm sự thầm kín. Ba câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện:
Khăn thương nhớ ai… Khăn thương nhớ ai… Khăn thương nhớ ai…
Mỗi lần lại có cách thổ lộ khác, nhưng tất cả đều biểu lộ một nét tâm trạng “thương nhớ” day dứt khôn nguôi rất điển hình.
“Thương nhớ” bổi hổi bồi hồi, càng thương nhớ càng buồn càng cô đơn và chỉ biết khóc thầm như ai đó:
“Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”.
Ở đây, khăn là khách thể trữ tình, là đối tượng để cô gái cùng tâm sự, cùng giãi bày, cùng thổ lộ để san sẻ nỗi thương nhớ đầy vơi trong lòng.
“Khăn” đồng thời là ẩn dụ; lòng em như khăn đó. Cái khăn là một hình ảnh phân hóa, nó được hỏi đầu tiên và nhiều nhất. Bởi vì cái khăn chính là vật trao duyên, vật kỉ niệm của lứa đôi. Nó luôn quấn quýt bên người con gái như cùng họ chia sẻ niềm nhớ thương người yêu.
Nghệ thuật sử dụng điệp cú liên hoàn (ba lần) “Khăn thương nhớ ai” và nhân hóa “khăn rơi xuống đất”, “khăn vắt lên vai”, “khăn chùi nước mắt” đã cực tả bao nỗi thương nhớ day dứt, triền miên, bồi hồi dâng lên trong lòng em.
“Đèn” là ẩn dụ nhân hóa thứ hai thể hiện tình tương tư. Đó là tâm trạng ngổn ngang, bồn chồn của cô gái. Nỗi nhớ ấy trải rộng ra theo chiều của không gian, thời gian (ngày - đêm).
Thâu canh cô gái thao thức một đèn một bóng. Chỉ có đèn may ra mới thấu hiểu. Lòng em cũng chính là đèn giữa đêm khuya:
“Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt”.
Hình ảnh “đèn không tắt” đã cho thấy cô gái trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ thương đằng đẵng. Đèn cũng như trăng luôn hiện diện cùn các cô gái, chàng trai đa tình đang thao thức cô đơn, đang tương tư thương nhớ người tình xa cách:
“Đèn tà thấp thoáng bong trăng, Ai đem người ngọc thung thăng chốn này?”
(Ca dao)
Sau hai ẩn dụ “khăn”, “đèn” thì “mắt” là một hoán dụ nghệ thuật được nói đến:
“Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên”.
“Khăn” và “đèn” còn là vật thể khách thể. “Mắt” mới chính là lòng em, hồn em,tình em. Đến đây, nỗi nhớ tự trào dâng theo sự bộc lộ tự nhiên trong
thao thức, trằn trọc. Cô gái tự hỏi chính lòng mình để thấy được nỗi nhớ thương sâu sắc. Vì quá thương nhớ người yêu mà em thao thức suốt những đêm dài, càng thương nhớ càng nóng ruột, “mắt ngủ không yên” càng bồn chồn thương nhớ.
Cũng là thương nhớ, buồn tương tư nhưng mỗi chàng trai, cô gái đa tình, si tình lại có những nét tâm trạng riêng. Và mỗi nhà thơ lại có một cách nói riêng, một cách diễn đạt riêng.
Xuân Diệu đa tình, đắm đuối:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”.
(Tương tư chiều) Và Nguyễn Bính mộng mơ:
“Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai hỏi ai người biết cho…”
(Tương tư)
Sau khi mượn “khăn”, “đèn”, “mắt” để giãi bày, thổ lộ tình “thương nhớ”, nỗi buồn tương tư, cô gái nói lên nỗi “lo phiền” của mình:
“Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề”
“Lo phiền” là tâm trạng, nghĩa là vừa lo vừa buồn héo hon cả ruột gan. Chữ “những” kết hợp với điệp từ “lo” đã diễn tả nỗi lo phiền chồng chất, không thể kể xiết. “Một nỗi không yên một bề” là nguyên nhân của những lo phiền đang chất chứa trong lòng em. Đó là sự lo lắng, là nỗi lo sợ mênh mông của cô gái vì hạnh phúc lứa đôi thường bấp bênh, bị ngăn trở.
Hai câu lục bát như mở rộng tâm trạng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là bao la, thời gian nghệ thuật là vô tận, đó là tương tư.
Cái hay của bài ca dao là ở sự biến hóa. Biến hóa về thể thơ: thơ nói lối 4 chữ uyển chuyển thành thơ lục bát. Biến hóa về cách biểu lộ tâm trạng: tự hỏi và tự trả lời, tự giãi bày và bộc lộ. Biến hóa về tình tương tư: thương nhớ và lo phiền. Biến hóa về các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, câu hỏi tu từ và cảm xúc thiết tha bồi hồi.
Bài ca dao số 5:
Bài ca là lời của cô gái, bày tỏ một ước mơ trong tình yêu đôi lứa. Chỉ có hai câu lục bát mà đủ diễn tả một tình yêu thiết tha, mãnh liệt.
Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhưng có chi đâu bởi “Yêu nhau mấy núi cũng trèo - Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Tuy nhiên lội cũng là một sự khó
khăn rồi nếu “bắc cầu” thì đôi lứa sẽ gặp nhau dễ dàng hơn. Cho nên cô gái
mới “Uớc gì sông rộng một gang”. Sông mà chỉ rộng một gang, cách nói
cường điệu tao nên sự vô lí thú vị. Vô lí nên mới phải “ước”. Sự vô lí trong
điều mơ ước diễn tả điều có lí của tình yêu. Sông chỉ một gang thì cô gái mới
có thể “Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.
Cây cầu - dải yếm là một hình tượng đắc sắc của bài ca dao. Cây cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen thuộc và độc đáo của ca dao. Mô típ này xuất phát từ chính cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào mà chẳng có sông rạch, chẳng có một chiếc cầu. Cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái. Cầu đi vào ca dao trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu.
Người bình dân thổ lộ tình yêu của mình qua những chiếc cầu bắc qua sông. Không phải là cầu tre, cầu gỗ mà những chiếc cầu này độc đáo hơn nhiều. Khi thì là cành hồng:
“Hai ta cách một con sông
Khi thì là cành trầm:
“Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.”
Lạ hơn nữa lại là cái cầu - mồng tơi:
“Gần đây mà chẳng sang chơi, Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Sợ rằng chàng chẳng đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em”.
Đến bài ca này, cái cầu - dải yếm lại càng lạ hơn nữa. Đây mới đúng là cái cầu của người con gái chủ động bắc cho người mình yêu, nó vượt qua mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến ngày xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt và cũng thật trữ tình, ý nhị bởi nó là cái dải yếm, cái vật thân thiết, gần gũi nhất của cô gái. Nó trở thành biểu tượng riêng của người con gái. Người con gái muốn dùng vật gần gũi, thân thiết nhất để bắc cầu mời mọc người mình yêu. Cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi còn là những cái bên ngoài, còn dải yếm là cái bên trong. Cho nên cái cầu - dải yếm mới thật chân tình, táo bạo và trở thành cây cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. Cái dải yếm bình thường trong đời sống đi vào bài ca dao đã trở thành biểu tượng đẹp đầy chất thơ của tình yêu.
“Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” - đó chính là ước muốn táo bạo của cô gái. Nó thể hiện khát khao hạnh phúc mãnh liệt vượt lên trên lễ giáo phong kiến và cũng là tình yêu chân thành, đằm thắm, sâu sắc của cô gái dành cho người yêu.
C/ Bài ca dao số 6:
Bài ca dao nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung.
Bài ca mở đầu bằng hình ảnh muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đi vào ca dao khá nhiều:
“Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
Muối và gừng là những sự vật vô cùng gần gũi trong đời sống dân dã, bình dị. Người bình dân đã lấy hình ảnh chén muối - đĩa gừng “cay đắng mà mặn mà”để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc, để thể hiện tình cảm yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống:
“Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay”.
Biểu tượng “gừng cay”, “muối mặn” nói về tình cảm vợ chồng thắm thiết tình nghĩa, sâu đậm thủy chung. Tình người phải trải qua mặn mà - cay đắng mới sâu đậm. Thời gian có thể làm độ mặn của muối giảm, độ cay của gừng vơi đi nhưng tình cảm đôi ta thì mãi gắn bó đậm đà, lâu bền.
Hai câu thơ sau, tác giả dân gian đã dùng cách nói trực tiếp:
“Đôi ta nghĩa nặng tình dày