TÌNH HÌN HÔ NHIỄM FLORUA VÀ TÁC HẠI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ BÙN ĐỎ SAU QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN BAUXIT TÂY NGUYÊN THÀNH VẬT LIỆU HẤP PHỤ HIỆU QUẢ ION FLO (Trang 27)

1.3.2.1. Ô nhiễm florua.

Theo các kết quả khảo sát hàm lượng florua trong nước giếng của một số vùng nông thôn thuộc miền Nam Trung Bộ có hàm lượng florua dư khá cao, đặc biệt ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận. Ở một số địa phương thuộc huyện Ninh Hoà - tỉnh Khánh Hòa, hàm

lượng florua trong nước ngầm nằm trong khoảng từ 2 – 14mg/L. Điều này đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe cuả nhân dân trong vùng [2]. Tại một số vùng nông thôn thuộc tỉnh Bình Định như: các xã Tây Giang, Bình Tường (huyện Tây Sơn) và Nhơn Tân (huyện An Nhơn) đã có những phản ánh của người dân về tình trạng bệnh tật do chất lượng nước tại địa phương. Nguồn nước tại đây hầu hết có hàm lượng flo cao 2 – 10mg/l [9]. Trong khi tiêu chuẩn đối với nước sinh hoạt, nước mặt là nồng độ florua = 0,7 – 1,5 mg/l (TCVN, 1995) [11]. Vì thế, việc tìm ra công nghệ xử lý thích hợp cho nguồn nước này là rất cần thiết.

1.3.2.2. Tác hại.

Florua có các ảnh hưởng bệnh lí học lên các sinh vật: thực vật, động vật và con người [3] :

Thực vật: florua gây ra sự phá hủy một diện rộng mùa màng. Nó chủ yếu được tập trung bởi thực vật ở dạng khí (HF) qua khí khổng của lá, hòa tan vào pha nước của các lỗ cận khí khổng và được vận chuyển ở dạng ion theo dòng thoát hơi nước đến các đỉnh lá và các mép lá. Một số đi vào các tế bào lá và tích tụ ở bên trong các bào quan của tế bào. Các ảnh hưởng của florua đến thực vật rất phức tạp vì liên quan với rất nhiều phản ứng sinh hóa. Các triệu chứng thương tổn chung là sự gây vàng đỉnh và mép lá và cháy lá và làm giảm sự sinh trưởng phát triển của thực vật cùng với sự nảy mầm của hạt. Một trong những biểu hiện sớm gây ảnh hưởng xấu đến thực vật của florua là sự mất clorophin, điều này liên quan đến sự phá hủy các lục lạp, ức chế sự quang tổng hợp. Florua cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới các enzim liên quan đến sự glico phân, hô hấp và trao đổi chất của lipit và tổng hợp protein (photphoglucomutara, piruvat kinaza, sucxinic dehidrogenaza, pirophot-phataza và ATPaza ti thể). Tất cả những tác hại đó sẽ khiến mùa màng bị thất thu.

Động vật: nồng độ florua thấp là một thành phần thiết yếu cho quá trình khoáng hóa bình thường của xương và hình thành men răng, nó làm cho men răng tương đối miễn dịch với sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, uống quá nhiều florua gây ra xương và răng nhiễm flo. Sự ô nhiễm không khí có chứa florua có khả năng gây ra sự phá hủy rộng lớn hơn đối với vật nuôi ở các nước công nghiệp phát triển so với bất kì các chất ô nhiễm nào khác. Các triệu chứng ảnh hưởng thấy rõ là: sự vôi hóa khác thường của xương và răng; bộ dạng cứng nhắc, thân mảnh, lông xù, giảm cho sữa, giảm cân…[3].

Con người: Bệnh nhiễm flo nghề nghiệp đã được chẩn đoán ở các xí nghiêp luyện nhôm và phân bón photphat, mức nhiễm flo xương đạt tới 2,0 mg/kg [3]. Do lượng florua quá mức, men răng mất đi độ bóng của nó. Florua chủ yếu được tích lũy ở các khớp cổ, đầu gối, xương chậu và xương vai, gây khó khăn khi di chuyển hoặc đi bộ. Các triệu chứng của xương nhiễm flo tương tự như cột sống dính khớp hoặc viêm khớp, xương sống bị dính lại với nhau và cuối cùng bệnh nhân có thể bị tê liệt. Nó thậm chí có thể dẫn đến ung thư và cuối cùng là cột sống lớn, khớp lớn, cơ bắp và hệ thần kinh bị tổn hại.

Bên cạnh đó tiêu thụ quá nhiều florua có thể dẫn đến các tác hại như: thoái hóa sợi cơ, nồng độ hemoglobin thấp, dị dạng hồng cầu, nhức đầu, phát ban da, thần kinh căng thẳng, trầm cảm, các vấn đề về tiêu hóa và đường tiết liệu, ngứa ran ở ngón tay và ngón chân, giảm khả năng miễn dịch, xảy thai, phá hủy các enzim …

Nồng độ flo trong nước có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người: flo giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, hàm lượng flo từ 0,5 - 1mg/l là an toàn (theo tiêu chuẩn Việt Nam [11]), hàm lượng flo trong nước uống quá lớn hoặc quá nhỏ

đều có các tác động bất lợi đến sức khỏe con người. Sử dụng nước uống có hàm lượng flo dư là nguyên nhân của bệnh fluorosis, làm ảnh hưởng đến răng, xương, khớp và các mô của các cơ quan trong cơ thể, có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo gây tử vong.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ BÙN ĐỎ SAU QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN BAUXIT TÂY NGUYÊN THÀNH VẬT LIỆU HẤP PHỤ HIỆU QUẢ ION FLO (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w