- Hoạt động ôn tập văn hoá Hoạt động câu lạc bộ.
3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.1. Thành lập ban chỉ đạo.
* Thành phần gồm:
+ Hiệu trưởng (Hiệu phó phụ trách các hoạt động đoàn thể)- Trưởng ban + Bí thư đoàn trường- Phó ban;
+ Chủ tịch Công đoàn- Uỷ viên; + Các giáo viên chủ nhiệm: Uỷ viên;
+ Đại diện của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ủy viên; + Các bí thư chi đoàn: Uỷ viên.
Ngoài ra trong những hoạt động cụ thể có thể mời thêm một số thành phần tham gia như các thầy, cô tổ trưởng chuyên môn, các thầy cô có kinh nghiệm.
* Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Giúp Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và thực hiện chỉ đạo chương trình kế hoạch.
- Phát động tổ chức các hoạt động theo kế hoạch.
- Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp có kế hoạch chủ động trong mọi hoạt động.
- Giúp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau.
3.2. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
* Lực lượng trong nhà trường.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng triển khai kế hoạch trong Hội đồng nhà trường.
- Phối hợp giữa Ban chỉ đạo với ban cơ sở vật chất, bộ phận kế toán, thiết bị, y tế, bảo vệ để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Phối hợp thường xuyên, hài hoà giữa ban chỉ đạo với giáo viên chủ nhiệm, giữa giáo viên chủ nhiệm các lớp với nhau, giữa giáo viên chủ nhiệm với đội nề nếp, ban thi đua, Đoàn trường; giữa ban chỉ đạo với giáo viên bộ môn.
- Phối hợp chỉ đạo giữa BCH Đoàn trường với BCH Chi đoàn lớp, triển khai và tổ chức cho lớp thực hiện các hoạt động phong trào.
- Giao công việc cụ thể cho Đoàn TNCS HCM, các chi đoàn giáo viên và học sinh có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dưới sự hướng dẫn của Ban chấp hành Đoàn trường.
- Công đoàn có trách nhiệm phối kết hợp với đoàn thanh niên trong khâu tổ chức và nguồn lực ( nhân lực và vật lực) .
- Giáo viên chủ nhiệm: Nắm bắt được kế hoạch, thường xuyên cập nhật thông tin đến các lớp chủ nhiệm để phối hợp quản lý thông qua đội tự quản. Tuy nhiên phải thường xuyên giám sát, hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch.
- Cán sự lớp: Tiếp thu kế hoạch hoạt động của đoàn trường, sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, triển khai và tổ chức cho lớp thực hiện các hoạt động phong trào.
* Lực lượng ngoài nhà trường: (Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội, huyện đoàn, công an huyện, ban văn hoá xã...)
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội: Trình kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, kêu gọi các lực lượng tham gia, ủng hộ kinh phí để hoạt động. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, hữu nghị, hợp tác với các tổ chức này để nhận được sự giúp đỡ.
- Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Kêu gọi sự tạo điều kiện về thời gian cho con em họ được tham gia vào các hoạt động bổ ích của nhà trường. Tham mưu cho Ban đại diện cha mẹ học xây dựng quỹ khuyến học để cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục: như xây dựng trường sở, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục chung của nhà trường,...
Sự phối kết hợp này sẽ tạo điều kiện tốt để xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, bảo đảm an ninh trật tự cho các hoạt động. Đồng thời thực hiện tốt mối quan hệ này sẽ góp phần cải thiện được phần nào về mặt kinh phí, cơ sở vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
* Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động xen kẽ trong chương trình học tập các môn văn hoá trên lớp.
- Theo cơ chế trực tuần, trực nhật - Thực hiện theo cơ chế giám sát.
- Cơ chế tự quản của các tổ chức lực lượng học sinh.
- Hệ thống giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên chuyên trách. - Đội cờ đỏ, thường trực bảo vệ trường
- Lập bảng theo dõi thi đua.
* Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm.
- Các chủ điểm đã được lập kế hoạch ở (phần 2.2) sẽ được triển khai qua các phong trào thi đua, kế tiếp nhau, khép kín các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học. Các tổ chức hoạt động này được theo dõi, ghi lại thành tích để đánh giá, khen thưởng trong cả đợt thi đua, trong học kỳ và trong cả năm học.
- Vào những ngày lễ lớn: Tổ chức các hoạt động đặc trưng của ngày lễ. Mỗi hoạt động đều có chuẩn mực đánh giá riêng.
Hoạt động học tập, hoạt động văn nghệ, hoạt động TDTT, cắm trại...Tuỳ vào mỗi hoạt động Ban chỉ đạo có thể phân công cụ thể cho các bộ phận.
Sau mỗi hoạt động đều có nhận xét đánh giá mặt được, mặt chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sau.