3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Kết quả phân tích kiểu nhân (karyotype) tỏi nhiều tép
Các số liệu về chiều dài tương đối của NST, cánh dài, cánh ngắn và tỉ lệ cánh được thể hiện trong bảng 3.8, Idiogram và Karyogram của tỏi nhiều tép được trình bày trên biểu đồ 3.6 và hình 3.17.
Kết quả phân tích kiểu nhân tỏi nhiều tép phát hiện 1 dạng bội là dạng lưỡng bội
28
Bảng 3.8. Các thông số hình thái NST dạng lưỡng bội tỏi nhiều tép
NST q ± SE p ± SE L R Phân loại NST 1 3,17 ± 0,08 5,18 ± 0,04 8,35 1,63 M 2 3,26 ± 0,04 6,60 ± 0,04 9,86 2,02 Sm 3 3,26 ± 0,04 8,10 ± 0,06 11,36 2,48 Sm 4 5,09 ± 0,04 6,51 ±0,04 11,60 1,28 M 5 5,34 ± 0,06 7,60 ± 0,04 12,94 1,42 M 6 6,43 ± 0,06 6,93 ± 0,05 13,36 1,08 M 7 6,68 ± 0,04 7,26 ± 0,04 13,94 1,09 M 8 8,18 ± 0,04 9,19 ± 0,04 17,37 1,12 m
Dạng lưỡng bội gồm 16 chiếc NST trong đó có 2 cặp tâm cân (M), 4 cặp tâm cân (m) và 2 cặp tâm lệch giữa.
Công thức kiểu nhân: 2n = 16 : 4M + 8m + 4Sm
29
Hình 3.17. Karyogram bộ lưỡng bội tỏi nhiều tép
Biện luận
Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Minh Phương và Yosuke Tashiro thì bộ NST ở tỏi là 2n = 16 [4]. Trong khi đó kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy tỏi cô đơn có bộ NST 3n, 4n, 5n, 10n và không có bộ lưỡng bội 2n. Đồng thời so sánh với kết quả phân tích kiểu nhân tỏi nhiều tép (cùng giống phát sinh với tỏi cô đơn) chỉ tồn tại bộ NST lưỡng bội 2n = 16, chứng tỏ ở tỏi cô đơn đã xảy ra các dạng đột biến đa bội so với giống ban đầu. Kết quả này phù hợp với đặc điểm hình thái ngoài vượt trội của tỏi cô đơn so với tỏi nhiều tép.
Kết quả phân tích mẫu rễ cho thấy tỏi cô đơn tồn tại ở dạng tam bội 3n = 24, tứ bội 4n = 32. Kết quả phân tích callus nuôi cấy trên môi trường MS + 2 mg/l 2,4-D + 1mg/l kinetin lại cho thấy các dạng 3n, 4n, 5n, 10n ở tỏi cô đơn. Đặc biệt ở callus mới phát sinh thì chỉ phát hiện dạng 4n trong khi đó ở callus cấy chuyển nhiều lần, nuôi cấy thời gian dài thì phổ đột biến khá rộng từ dạng tứ bội 4n, ngũ bội 5n đến thập bội 10n trong đó dạng thập bội chiếm khoảng 20% và dạng ngũ bội tương đối nhiều chiếm khoảng 70% trên các tế bào đem phân tích. Đồng thời công thức kiểu nhân của dạng tứ bội trên mẫu callus cấy chuyển nhiều lần (4n = 32: 8m + 24Sm ) khác biệt hẳn so với mẫu rễ (4n = 32: 12m + 16Sm + 4St ) và mẫu callus mới phát sinh (4n = 32: 12m + 20Sm). Điều này cho
30
thấy tỏi cô đơn khá nhạy với tác nhân đột biến, đặc biệt là hóa chất và phổ đột biến khá rộng.
Kết quả này cho thấy trong vấn đề sử dụng hóa chất bảo quản tỏi giống và thuốc BVTV trong quá trình canh tác trên đảo Lý Sơn chúng ta cần xem xét lại loại hóa chất và liều lượng. Đồng thời, cũng cần chú ý đến loại chất kích thích sinh trưởng, liều lượng trong môi trường nuôi cấy mô và nếu tái sinh cây tỏi cô đơn in vitro thông qua callus thì chỉ nên sử dụng loại callus mới phát sinh, không nên dùng loại callus qua cấy chuyển nhiều lần để tránh gây nên thay đổi yếu tố di truyền của giống.
31
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
- Qua khảo sát các cách làm tiêu bản kiểu nhân chúng tôi đã tìm ra được phương pháp làm tiêu bản tối ưu nhất trong 2 giai đoạn: tiền cố định và thủy phân mẫu.
+ Giai đoạn tiền cố định: xử lý bằng dung dịch 8 – hydroxyquinon 0,002M trong 3h nhiệt độ phòng và 2h trong tủ lạnh cho kết quả tiêu bản tốt nhất.
+ Giai đoạn thủy phân mẫu: xử lý mẫu bằng dung dịch HCl 1N cho kết quả tiêu bản kiểu nhân tốt nhất.
- Hình thái 2 dạng tỏi Lý Sơn: tỏi cô đơn và tỏi nhiều tép đã được mô tả
và cho thấy một số sai khác về hình thái của 2 dạng tỏi này về dạng căn, kích thước căn, số lượng căn, kích thước thân và lá.
- Qua nghiên cứu phân tích kiểu nhân ở tỏi cô đơn cho kết quả như sau: + Ở mẫu rễ tỏi cô đơn chúng tôi phát hiện 2 dạng bội là dạng tam bội và tứ bội.
Dạng tam bội: 3n = 24: 15m + 9Sm
Dạng tứ bội ở: 4n = 32: 12m + 16Sm + 4St
+ Ở tế bào thu được từ callus mới phát sinh phát hiện 1 dạng bội NST:
Dạng tứ bội: 4n = 32: 12m + 20Sm
+ Ở tế bào thu được từ callus cấy chuyển nhiều lần phát hiện 3 dạng bội NST:
Dạng tứ bội: 4n = 32: 8m + 24Sm
Dạng ngũ bội: 5n = 40: 25m + 15Sm
Dạng thập bội 10n = 80.
- Qua phân tích tất cả các mẫu tỏi cô đơn thu được chúng tôi chưa tìm thấy dạng lưỡng bội 2n.
32
- Phân tích kiểu nhân tỏi nhiều tép chỉ phát hiện 1 dạng bội là dạng lưỡng bội 2n = 16: 4M + 8m + 4Sm.
Như vậy, ở tỏi cô đơn đã xảy ra các dạng đột biến đa bội so với giống ban đầu với phổ đột biến rộng và tỏi cô đơn có kiểu nhân khá đa dạng.
4.2. Kiến nghị
- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu mở rộng hơn:
+ Tăng số lượng mẫu để phát hiện thêm những dạng đa bội khác. + Tiếp tục thu thập và phân tích kiểu nhân của các dạng tỏi khác của tỏi Lý Sơn.
+ Nghiên cứu ở mức độ cao hơn (nhuộm băng, phân tích ADN) để làm rõ nguyên nhân của sự tồn tại nhiều dạng công thức kiểu nhân khác nhau từ các dạng bội NST thu được.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Minh Chính, Nguyễn Văn Long, Đào Văn Đôn, Nguyễn Duy Thức (2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học của tỏi Lý Sơn (Allium sativum L.)”. 2. Vũ Thị Hạnh (2001), Nghiên cứu kiểu nhân một số loài trong chi Ráy
(Alocasia) và chi khoai môn (Colocasia) ở Việt Nam, ĐHSPHN, tr 109.
3. Nguyễn Duy Hiền (2005), Di truyền học tế bào, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, chương 2-Thể nhiễm sắc của tế bào, tr 18.
4. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, NXB Mekong printing, 477.
5. Ngô Giang Liên, Phạm Thị Khoa (2011), Nghiên cứu đặc điểm kiểu nhân của
loài Anophenles.dirus ở đảo Hải Nam Trung Quốc, Đại học quốc gia Hà Nội, tr
88.
6. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học, tr 181-183.
7. Tô Cao Ly, Dương Thu Hương (2004), Nghiên cứu kiểu nhân và đa dạng
kiểu nhân cửa một số giống lợn: Đại Mạch (large white), Móng Cái và con lai
F1 nuôi tại miền Bắc nước ta, ĐHSPHN.
8. Đặng Thị Nhâm (2011), “ Phân tích bộ nhiễm sắt thể (Karyotype) ở những
cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp và con bị dị tật bẩm sinh”, Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên.
9. Phạm Thị Minh Phương và Yosuke Tashiro (2010), Nghiên cứu sự đa dạng
và số lượng bộ nhiễm sắc thể cây trồng ăn được chi hành tỏi ở Việt Nam, ĐH
Nông nghiệp Hà Nội, tr 138-144.
10. Phạm Xuân Quyên (2005), Bài thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO- LHQ, tập san KHKT, Tạp chí Y tế 1984.
11. Phạm Thanh Trang, Nguyễn Minh Đức, Vũ Khánh (1998), “ Chiết tách và xác định cấu trúc allicin từ tỏi Allium sativum L.”, Tạp chí dược liệu, tập 4, số 3/1999, tr 80-83.
34
12. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Thực vật có hoa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, chương 7-Các phương pháp phân loại, tr 17.
13. Phùng Như Toàn (2004), “Khảo sát Karyotype thai nhi qua nuôi cấy tế bào ối trong chẩn đoán trước sinh”, TC Nghiên cứu y học , 2006/Số 1-Cd, tr 53-57. 14. Nguyễn Lĩnh Toàn (2011), “ Dịch chiết tỏi Lý Sơn ức chế phát triển tế bào
ung thư tuyến tiền liệt người dòng PC-3 trên in vitro”, Học viện Quân y.
Tài liệu nƣớc ngoài
15. Arunkumar A, Vijayababu MR, Srinivasan N, Aruldhas MM, Arunakaran J. Garlic compound, diallyl disulfide induces cell cycle arrest in prostate cancer cell line PC-3. Mol Cell Biochem. 2006, Epub May 12, 288 (1-2), pp.107-13. 16. Deniz Yuzbasioglu và Fatma Unal (2004), Karyotying, C-and nor banding of Allium sativum. L (Liliaceae) cultivated in Turkey, Pak. J. Bot., 36(2), pp. 1-2.
17. Ejaz. S, L.C. Woong, A. Ejaz (2003), South Korea Extract of garlic (Allium
sativum) in cancer chemoprevention, Experimental Oncology, pp. 93-97.
18. Fatima Clement, Siddanakoppalu N. Pramod , Yeldur P. Venkatesh (2009), Identity of the immunomodulatory proteins from garlic (Allium sativum) with the major garlic lectins or agglutinins, INTIMP-01936, pp. 1-9.
19. Gorinstein S, Drzewiecki J, Leontowicz H, Leontowicz M, Najman K, Jastrzebski Z, et al (2005), Comparison of the bioactive compounds and antioxidant potentials of fresh and cooked Polish, Ukrainian, and Israeli garlic. J
Agric Food Chem 53,pp. 2726–2732.
20. Gupta A, Sandhu RS (1996), Mitogenic activity of high molecular weight mannose specific agglutinin, Ind J Biochem Biophys 33, pp.325–327.
21. Konvicka. O và Albert Levan (1972), Chromosome studies in Alliurn sativum, Hereditas 72, pp. 1-2.
22. Paknia. R và Karimzadeh.G (2010), Karyotypic Study in Some Iranian Local Onion Populations, Journal of Plant Physiology and Breeding.
23. Pause Z. P (1974), Experimental of plant cell, Technology and Science, pp 150.
35
24. Raghuveer Choudhary (2008), Benificial effect of Allium sativum and Allium
tuberosum on experimental hyperlipidemia and atherosclerosis, Pak J Physiol 4.
25. Rizwan Ashraf, Rafeeq Alam Khan, Imran Ashraf (2011), Garlic (Allium
sativum) supplementation with standard antidiabetic agent provides better
diabetic control in type 2 diabetes patients, Pak. J. Pharm. Sci., Vol.24, No.4, October 2011, pp. 1-2.
26. Sook Young Lee, Haeng Hoon Kim, Yong Kyoung Kim, Nam Il Park and Sang Un Park (2009), Plant regeneration of garlic (Allium sativum L.) via somatic embryogenesis, Scientific Research and Essay, pp. 1569-1574.
27. Wang HX, Ng TB (2001), Purification of allivin, a novel antifungal protein from bulbs of the round-cloved garlic, Life Sci 70, pp. 357–365.
27. Xia L, Ng TB (2005), Isolation of alliumin, a novel protein with antimicrobial and antiproliferative activities from multiple-cloved garlic bulbs,
Peptides 26, pp. 177–183.
36