3. Những công việc cần thực hiện trong đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu
2.3.2. Thuyết minh quy trình
2.3.2.1. Phân loại, xử lí sơ bộ rác thải
Nguồn rác: Lấy nguồn rác hữu cơ từ chợ Phú Hòa, không lấy rác có tính độc, cay, tinh dầu.
2.3.2.2. Chọn giống trùn
Giống trùn quế được mua ở Đặng Gia Trang
Địa chỉ: 156/1/12/5 Cộng Hòa, P.12, Q. Tân Bình.Tp. Hồ Chí Minh
2.3.2.3. Phối trộn
- Đất nền nuôi trùn là đất tại nơi tiến hành nghiên cứu
- Tỉ lệ thức ăn:Rác được phân loại, cắt nhỏ với kích thước 2 - 3 cm
Hình 2.3: Xử lí rác sơ bộ
- Bổ sung trùn: Trùn quế sau khi chọn lựa sẽ được bổ sung vào thùng xốp có chứa lớp đất nền và sinh khối ban đầu (4kg) với độ pH trung tính lấy tại nơi đặt thí nghiệm là tại nhà thành viên nhóm được sàn với mắt sàn 0,4mm theo tỉ lệ 4kg : 50g trùn quế/thùng xốp.
Đáy thùng xốp đục lỗ và được lót bông gòn, để ngoài vườn nơi có bóng cây, thoáng mát.
Sau 2 ngày tính từ lúc nuôi, cứ 2 ngày/lần cho vào mỗi thùng xốp lượng rác hữu cơ với tỉ lệ như sau:
Khối lượng rác Số ngày
M1 ( kg ) M2 ( kg ) M3 ( kg )
Hình a: Tỉ lệ 0,1 kg Hình b: Tỉ lệ 0,2 kg
Hình c: Tỉ lệ 0,3 kg
Hình 2.4: Tỉ lệ rác hữu cơ cho trùn ăn
- Tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều - Thời gian khảo sát: 4 tuần
2.3.2.4. Khảo sát các chỉ tiêu phân trùn.
Nhiệt độ: Đo nhiệt độ 2 lần/ngày vào lúc 6h và 13h. pH đo 1 tuần 1 lần
Độ ẩm đo 1 tuần 1 lần
Nitơ tổng: xác định hàm lượng nitơ tổng có trong phân sau 4 tuần
Tỉ lệ C/N: Từ kết quả phân tích nito tổng và cacbon hữu cơ sẽ tính tỉ lệ C/N của phân trùn và so sánh với chỉ tiêu phân vi sinh hữu cơ.
2.3.2.5. Khảo sát trên cây mồng tơi.
Nhận thấy đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây mồng tơi thích hợp với điều kiện khí hậu ở Bình Dương và phù hợp với thời gian nghiên cứu của đề tài. Vì vậy, nhóm chọn cây rau mồng tơi để khả sát hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh có sự tham gia của trùn quế. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Rau mồng tơi được trồng vào các chậu đất nhỏ với sự bổ sung phân như sau: (1): Phân trùn quế (bên dưới đáy thùng xốp được lót một lớp đất, phân trùn quế được rải lên trên khoảng 5cm.
(2): Phân lân (bổ sung phân lân bón xong rồi xới đất hoặc bón theo luống) Bón phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên cho 1.000 m2 như sau: Mồng tơi trồng mới bón lót trước khi trồng 50 kg phân hữu cơ khoáng Vedagro + 50 kg phân lân (theo ThS Lê Thị Nghiêm) [17]. Vây với diện tích thùng xốp là 18,5x27,5cm ta bón khoảng 3g phân lân.
(3): Đối chứng (không bổ sung phân) Với các chỉ tiêu khảo sát:
- Đo đường kính cổ rễ - Đo chiều cao cây - Đếm số lượng lá - Đo chiều dài của lá
- Các chỉ tiêu được đo vào các ngày 28 của quá trình khảo sát. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
2.3.3. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong phân 2.3.4.1. Phương pháp xác định nhiệt độ phân 2.3.4.1. Phương pháp xác định nhiệt độ phân
Sử dụng nhiệt kế rượu
2.3.4.2. Phương pháp xác định pH trong phân [13]
o Cân 10g đất mịn khô không khí cho vào trong bình nhựa dung tích 100ml miệng rộng
o Lắc bằng tay cho phân tán đất và tiếp tục lắc bằng máy 30 phút ( vận tốc maximun) sau đó để yên trong khoảng 2 giờ(không quá 3 giờ).
o Lắc xoáy lại 2-3 lần bằng tay cho phân tán huyền phù.
o Đo pH bằng pH mét điện cực thủy tinh. Vị trí bầu điện cực ở vị trí trung tâm và trung điểm độ sâu của dung dịch trong huyền phù.
Đọc kết quả đo sao khi kim chỉ ổn định 30 giây (mẫu được đo 2 lần lặp lại).
2.3.4.3. Phương pháp xác định nitơ tổng trong phân [6]
Xác định nito tổng số theo TCVN 8557 – 2010. Bước 1: Lắp đặt, kiểm tra thiết bị chưng cất Kjeldhal
+ Tùy theo thực tế của mỗi thiết bị mà cách lắp đặt có thể khác nhau, nhưng phải tuyệt đối kín trong suốt quá trình hoạt động, có khả năng điều chỉnh được tốc độ chưng cất và tốc độ ngưng.
+ Trước khi chưng cất mẫu phải kiểm tra thiết bị Kjeldhal bằng cách chưng cất 14ml dung dịch tiêu chuẩn amoni 0.05 mgN/ml với kiềm. Chuẩn độ lượng nitơ trong bình hứng hết 5ml ± 0.1 ml dung dịch tiêu chuẩn 0.01N HCl là đạt yêu cầu, nếu ít hơn là do thiết bị cất bị hở, nếu lớn hơn có thể là do bị bắn kiềm từ bình cất hoặc do thiết bị không sạch, cần khắc phục.
Bước 2: Phân hủy mẫu
Phân hủy với hai nhóm mẫu khác nhau
+ Sử dụng H2SO4 để phân hủy mẫu nhóm một:
Cân 2g ± 0.001g mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình phân hủy (không để dính mẫu ở cổ và thành bình).
Thêm 10ml nước.
Thêm 10 ml H2SO4 đậm đặc d = 1.84.
Chuẩn bị đồng thời hai mẫu trắng không có mẫu thử, tiến hành đồng nhất điều kiện như mẫu thử.
Đun nóng từ từ trên bếp cho đến khi hết sủi bọt (có thể cho thêm một chút parafin để giảm bớt bọt, tránh trào).
Tăng dần nhiệt đô tới 2000C đun sôi nhẹ đến khi khói trắng bay lên (khoảng
60 phút). Tiếp tục đun thêm 30 phút, không để khô. Để nguội, thêm từ từ 50 ml nước đun sôi 10 phút.
Chuyển dung dịch trong bình phân hủy sang bình định mức dung dịch A để xác định Nitơ tổng số.
+ Sử dụng H2SO4 và xúc tác để phân hủy nhóm hai:
Cân 2g ± 0.001g mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình phân hủy (không để dính mẫu ở cổ và thành bình).
Thêm 1g hỗn hợp xúc tác K2SO4 và Se, thêm 25ml H2SO4 đặc.
Chuẩn bị đồng thời hai mẫu trắng không có mẫu thử, tiến hành đồng nhất điều kiện như mẫu thử trên bếp cho đến khi hết sủi bọt (có thể cho thêm một chút parafin để giảm bớt bọt, tránh tràn).
Tăng dần nhiệt độ lên 2000C khoảng 120 phút, có khói trắng bay lên.
Tiếp tục tăng dần nhiệt độ lên 3500C trong khoảng 60 phút đến khi dung dịch
mẫu trắng trong là được, không để khổ.
Để nguội, thêm từ từ 50 ml nước cất, đun sôi 10 phút.
Chuyển sang bình định mức dung tích 200 ml, thêm nước cất vạch định mức, lắc đều, lọc hoặc để lắng trong. Gọi đây là dung dịch A để xác định nitơ tổng số Bước 3 : Chưng cất Amoni (NH3):
+ Bình hứng dung tích 250ml.
Lấy vào bình hứng một lượng dung dịch axit boric đã có hỗn hợp chỉ thị màu, lượng axit boric lấy phụ thuộc lượng nitơ trong bình cất (phải đảm bảo 1 mg nitơ ít nhất 0.5 ml dung dịch axit boric bão hòa).
Đặt bình hứng dưới ống sinh hàn (nhúng đuôi ống sinh hàn vào dung dịch axit boric khoảng 2 mm).
Lựa chọn lượng axit boric và nồng độ axit tiêu chuẩn thích hợp phù hợp với lượng nitơ có trong bình cất theo bảng 1.
Dự kiến lượng nitơ có trong bình cất
Lượng axit boric tối thiểu, ml Nồng độ HCl tiêu chuẩn, N Dưới 30 mg N 15 0,1 hoặc 0.2 Từ 30 mg N 25 0,2 hoặc 0,5 Từ 50 mg đến 100mg N 50 0,2 hoặc 0,5 Từ 100 mg đến 200 mg N 100 0,5
+ Bình cất dung tích 250 ml (nếu đun trực tiếp sử dụng bình cầu dung tích 1000 ml).
Chuyển vào bình cất một lượng dung dịch A sau phân hủy có chứa khoảng 30 mg N đến 200 mg N tráng phểu và dụng cụ đong bằng nước cất, dồn vào bình cất.
Cho hệ thống làm lạnh hoạt động.
Cho 50 ml dung dịch NaOH 40% qua phễu nhỏ rọt vào bình cất, giữ lại 1 ml trên phẫu sau đó dùng khoảng 50 ml nước cất tráng phễu, và chuyển nước tráng vào bình cất giữ lại trên phễu 1ml, khóa phễu và cho nước cất ½ phểu.
+ Tiến hành cất amoni, điều chỉnh tốc độ sôi và tốc độ ngưng lạnh để nhiệt độ nước sau khi ngưng khoảng 350C.
+ Kết thúc quá trình khi hết amoni (khi dung dịch ngưng khoảng 150ml với lượng nitơ trong bình cất có dưới 100mg N và 200ml với lượng nitơ trong bình cất có nhiều hơn 100 mg N). Thử bằng thuốc thử Nessler.
+ Hạ thấp bình hứng, tỉa rửa đuôi ống sinh hàn vào bình hứng, để nguội. Bước 4: Chuẩn độ:
+ Chuẩn độ amonitetaborat bằng axit tiêu chuẩn HCl hoặc H2SO4, lắc liên tục cho đến khi chuyển màu đột ngột.
+ Nếu chỉ thị là hỗn hợp bromocresol xanh- metyl đỏ thì màu của dung dịch chuyển từ xanh sang tía nhạt. Nếu chỉ thị hỗn hợp metyl xanh – metyl đỏ thì màu của dung dịch chuyển từ xanh lục sang tím đỏ.
Chú ý: quá trình phân huỷ mẫu phải theo dõi thường xuyên, đặc biệt ở giai đoạn đầu, không để trào bắn mẫu ra ngoài, không để khô mẫu (luôn luôn dư axit ít nhất 2ml, nếu thiếu phải cho them axit).
Bước 5: Tính kết quả :
+ Hàm lượng nitơ % N theo phần trăm khối lượng được tính theo công thức :
%𝑁 = (𝑎−𝑏).𝑁.0,01401.100
𝑚
Trong đó :
a: Thể tích dung dịch axit tiêu chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit (ml);
b: Thể tích dung dịch axit tiêu chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ mẫu trắng tính bằng mililit (ml);
N : nồng độ đương lượng axit tiêu chuẩn (N); 0,01401 : mili đương lượng tính bằng g của nitơ (g);
m: khối lượng mẫu tương ứng với thể tích dịch trích chưng cất tính bằng gam (g).
+ Kết quả phép thử là giá trị trung bình các kết quả của ít nhất hai lần thử được tiến hành song song. Nếu sai lệch giữa các lần thử lớn hơn 5% so với giá trị trung bình của phép thử thì phải tiến hành lại.
2.3.4.4. Phương pháp xác định hàm lượng cacbon hữu cơ trong phân [7]
Xác định cacbon hữu cơ tổng số bằng phương pháp Walkley – Black (TCVN 9294 : 2012) Tiêu chuẩn này dựa theo phương pháp Walkley – Black – Oxy hóa các bon hưu cơ bằng dung dịch kali dicromat dư trong môi trường axit sunfuric, sử dụng nhiệt do quá trình hòa tan axit sunfuric đậm đặc vào dung dịch dicromat, sau đó chuẩn độ lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt hai, từ đó suy ra hàm lượng các bon hữu cơ.
a, Cách tiến hành
o Cân khoảng 0,1 g đến 0,2 g mẫu đã được xử lý chính xác đến 0,0001 g, có hàm lượng không quá 50 mg các bon, cho vào bình tam giác chịu nhiệt dung tích 250 ml.
o Các mẫu có độ ẩm cao có thể cân một lượng mẫu xác định, sấy khô ở nhiệt độ 70 oC, xác định độ ẩm, nghiền mịn mẫu khô qua rây 0,2 mm làm mẫu phân tích. Lưu ý khi tính kết quả phải nhân với hệ số chuyển đổi từ khối lượng mẫu khô sang khối lượng mẫu thực tế ban đầu.
o Thêm 20,0 ml dung dịch tiêu chuẩn K2Cr2O7 M/6
o Thêm nhanh 40 ml H2SO4 đậm đặc từ ống đong, lắc nhẹ, trộn đều. o Đặt lên tấm cách nhiệt, để yên trong thời gian 30 min.
o Thêm 100 ml nước cất và 10 ml H3PO4 85%, để nguội đến nhiệt độ trong phòng.
Chú thích 1: Trường hợp mẫu sau oxy hóa có màu xanh cần phải làm lại, cân lượng ít hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7.
b, Chuẩn độ
(*)Thêm 0,5 ml chỉ thị màu và chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 M/6 bằng dung dịch muối Mohr 0,5 M tới màu của dung dịch thay đổi. Chú ý, tại gần điểm kết thúc chuyển màu, phải nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn và lắc đều cho đến khi chuyển màu đột ngột, nếu chuẩn độ quá dư, cho thêm 0,5 ml dung dịch K2Cr2O7 M/6 và tiếp tục chuẩn độ mộ cách thận trọng, cộng thêm thể tích dung dịch K2Cr2O7 M/6 thêm vào thể tích dung dịch K2Cr2O7 M/6 đã sử dụng.
Chú thích 2: Phương pháp này chỉ có kết quả tốt khi lượng dư K2Cr2O7
M/6 còn trên 40% lượng đã sử dụng, nghĩa là khi số ml dung dịch mối Mohr chuẩn độ hết ít hơn 16 ml, cần phải làm lại (cân lượng ít hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7 M/6).
Chú thích 3: Trong trường hợp bình thường, không phải cho thêm K2Cr2O7 M/6 (20,0 ml dung dịch tiêu chuẩn K2Cr2O7 M/6), V ở công thức tính (1.1) ; trong trường hợp phải cho thêm K2Cr2O7 M/6, V ở công thức tính (1.1) lấy theo (*).
Chú thích 4: Chuyển màu của chỉ thị
1) Chỉ thị màu ferroin O. phenaltrolin, chuyển từ xanh sẫm sang đỏ. 2) Chỉ thị màu bari diphenylamin sunfonat, chuyển từ xanh tím sang xanh lá cây.
3) Chỉ thị màu axit N-phenylanthanilic, chuyển từ tím sang xanh lá cây.
c, Tính kết quả
c.1. Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng phân thương phẩm
Tính theo công thức:
% OC = 𝑉×(𝑎−𝑏)×3×100×100 𝑎×75×1000×𝑚 Trong đó:
V Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng tính bằng mililit (ml);
b Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit (ml); m Khối lượng mẫu cân để xác định tính bằng gam (g);
3 Đương lượng gam của các bon tính bằng gam (g);
100/75 Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75% tổng lượng các bon hữu cơ).
c.2. Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng phân khô kiệt được
Tính theo công thức:
%OC=𝑉×(𝑎−𝑏)×3×100×100×𝐾
𝑎×75×1000×𝑚
Trong đó:
K Hệ số khô kiệt (theo TCVN 9297 : 2012). c.3. Công thức chuyển đổi từ OC sang OM
%OM = %Ocx2,2
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sinh khối trùn
Sau 4 tuần nuôi trùn quế hoàn toàn bằng rác thải hữu cơ, chúng tôi ghi nhận được kết quả sinh khối của trùn ở các nghiệm thức khác nhau như sau (bảng 3.1):
Bảng 3.1 Sinh khối trùn quế thu hoạch sau 4 tuần
Mẫu Khối lượng ban đầu Khối lượng sau
M1 50g 36,5 ± 2,81
M2 50g 25,44 ± 3,29
M3 50g 16,74 ± 2,49
( phụ lục hình ảnh - Hình 3.1 Thu hoạch trun, Hình 3.2 TRun sau khi thu hoạch)
Theo kết quả ở bảng 3.1, sinh khối trùn quế giảm hơn so với ban đầu và sinh khối giảm dần khi tăng tỉ lệ thức ăn rác từ M1 đến M3 (0,1kg rác/2ngày đến 0,3kg rác/2ngày).
Theo đặc điểm sinh trưởng thì trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên, trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật,... [5]. Cho nên, nếu để trùn quế sống dựa vào hoàn toàn vào rác hữu cơ chưa phân hủy sẽ là một bất lợi cho sự sinh trưởng của chúng.
3.2. pH
Bảng 3.2 Kết quả đo pH qua 4 tuần
Tuần Mẫu
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
M1 7,03±0,25 6,93±0,15 7,07±0,05 7,07±0,05
M2 7,57±0,3 7,1±0,2 7,27±0,49 7,37±0,06
Bảng 3.2 cho thấy pH trung bình ở các mẫu thí nghiệm nằm trong khoảng 7. Và giá trị pH này nằm trong tiêu chuẩn qui định (pH:6-8_tiêu chuẩn 10 TCN 256_2002). Đây là pH thích hợp cho trùn quế sinh trưởng và phát triển. Vì đặc tính sinh trưởng của trùn quế là thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định từ 4 – 9, thích hợp nhất vào khoảng 7.0 - 7.5, pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi [5]. Và vi khuẩn có lợi cũng phát triển tốt nhất trong môi trường trung tính hay kiềm yếu, còn nấm mốc thì phát triển tốt hơn trong môi trường axit . Nhìn chung, chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh hơn trong môi trường trung tính và hơi kiềm hơn là trong môi trường axit [15].